Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh | Câu hỏi ôn tập học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Trình bày cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Cơ sở nào quyết định tới việc ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh? Vì sao? Đề cương ôn tập cuối học kỳ môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.

1. Cơ sở khách quan:

1.1. Bối cảnh lịch sử hình thành TTHCM

a. Bối cảnh thế giới

- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, sự xuất hiện của chủ nghĩa đế quốc đã khiến cho công cuộc xâm lược thuộc địa của các nước tư bản được đẩy mạnh hơn. Mâu thuẫn mới xuất hiện đòi hỏi phải giải quyết: đó là mẫu thuẫn giữa CNĐQ với các dân tộc thuộc địa

- CMT10 Nga thắng lợi (1917) mở ra thời đại mới – thời kỳ quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc bị áp bức trên thế giới

- Quốc tế cộng sản ra đời 1919 đã đẩy mạnh việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Leenin và kinh nghiệm cách mạng tháng 10 Nga ra khắp thế giới, thúc đẩy sự ra đời và hoạt động ngày càng mạnh mẽ của các đảng cộng sản nhiều nước

b. Bối cảnh trong nước

- Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược, triều đình phong kiến nhà Nguyễn từng bước đầu hàng Pháp. Việt Nam từ một xã hội phong kiến độc lập thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến

- Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa giai cấp - xã hội sâu sắc. Đó là  sự ra đời của các giai cấp, tầng lớp mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản - một lực lượng cách mạng mới cho một cuộc cách mạng mới trong tương lai.

- Mặc dù triều đình nhà Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp nhưng nhân dân ta với truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm vẫn liên tiếp đứng lên chống bọn cướp nước. Phong trào yêu nước chống Pháp phát triển mạnh mẽ với các xu hướng khác nhau (PK và DCTS) nhưng đều thất bại.

- Sự lỗi thời của ý thức  hệ  phong kiến và  sự bất lực của ý thức hệ dân chủ  tư sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập đã chứng tỏ cách mạng Việt Nam đang đứng trước cuộc khủng hoảng trầm trọng về con đường cứu nước, về giai cấp lãnh đạo. Lịch sử đặt ra nhiệm vụ phải tìm ra con đường cách mạng mới, giai cấp lãnh đạo mới

( Có thể nói thêm điều kiện quê hương và gia đình: môi trường trực tiếp hình thành, nuôi dạy nhân cách Hồ Chí Minh như:

+ Quê hương: vùng "địa linh nhân kiệt’’ với những danh nhân văn hóa, những người anh hùng kiệt xuất.

+ Gia đình: đó là một gia đình  trí thức nghèo, gia giáo; đó là một gia đình có truyền thống hiếu học, đó là một gia đình giàu lòng yêu nước, giàu nghị lực)

Được sống trong truyền thống tốt đẹp của quê hương và gia đình , được chứng kiến nỗi đau khổ của nhân dân, tội ác của bọn thực dân và sự ươn hèn của vua quan nhà Nguyễn, sự thất bại của các vị tiền bối khi tiến hành phong trào giải phóng dân tộc…  nên trong người thanh niên Nguyễn Tất Thành  đã sớm hình thành khát vọng tìm con đường cứu nước mới .

1.2. Tiền đề tư tưởng – lí luận

- Giá trị truyền thống dân tộc

+ Chủ nghĩa yêu nước: tinh thần dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước.

+ Tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất vì độc lập, tự do của tổ quốc

+ Tinh thần đoàn kết, dân chủ, nhân ái, khoan dung trong cộng đồng và hòa hiếu với các dân tộc lân bang.

+ Tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo lạc quan vì nghĩa, thương người của dân tộc Việt Nam…

- Tinh hoa văn hóa nhân loại

+ Tinh hoa văn hóa phương đông

  • Nho giáo: Hồ Chí Minh kế thừa dùng nhân trị, đức trị để quản lí xã hội, phát triển tinh thần trọng đạo đức của Nho giáo trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức con người.
  • Phật giáo: kế thừa tư tưởng từ bi, vị tha và yêu thương con người.
  • Đạo giáo: HCM kế thừa phát triển tư tưởng hòa nhập với tự nhiên.
  • Đặc biệt Hồ Chí minh đã phát triển sáng tạo các quan điểm về dân tộc, dân quyền, dân sinh của Tôn Trung Sơn trong cách mạng dân chủ tư sản thành tư tưởng đấu tranh cho Độc lập – Tự do – Hạnh phúc cuẩ con người và dân tộc Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản.

+ Tinh hoa văn hóa phương Tây:

  • Kế thừa tư tưởng dân chủ tư sản của phương Tây ‘tự do, bình đẳng, bác ái’’
  • Phát triển tư tưởng quan điểm về nhân quyền, dân quyền, đề xuất quan điểm về quyền mưu cầu độc lập, tự do, hạnh phúc của các dân tộc.

- Chủ nghĩa Mác – Lê nin

Là lý luận khoa học cách mạng, là vũ khí chiến đấu của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Trang bị thế giới quan, phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động cách mạng cho Hồ Chí Minh tìm ra con đường cứu nước và giải quyết các vấn đề thực tiễn cách mạng của dân tộc, của thế giới.

- Vai trò

Tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong việc hình thành Tư tưởng Hồ Chí . Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, HCM không những đã vận dụng sáng tạo, mà còn bổ sung, phát triển và làm phong phú chủ nghĩa Mác – Lênin trong thời đại mới.

2. Nhân tố chủ quan

- Phẩm chất Hồ Chí Minh:

+ Đó là một người có lý tưởng cao cả và hoài bão lớn cứu dân, cứu nước (đi ra nước ngoài khảo sát các nước đế quốc, các dân tộc thuộc địa phụ thuộc bằng việc tự học, tự lao động kiếm sống…)

+ Là người có bản lĩnh tư duy độc lập, tự chủ sáng tạo…, vận dụng đúng quy luật chung của cách mạng thế giới vào hoàn cảnh riêng, cụ thể của Việt Nam…

+ Có tầm nhìn chiến lược, bao quát thời đại đã đưa cách mạng Việt Nam vào dòng chảy chung của cách mạng thế giới, tạo sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi cho cách mạng Việt Nam

+ Trung với nước, hiếu với dân. Suốt đời đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và cách mạng thế giới

- Tài năng hoạt động, tổng kết thực tiễn và phát triển lý luận: 

+ HCM là người có vốn sống và thực tiễn cách mạng phong phú, phi thường. Vượt ba đại dương, bốn châu lục, đặt chân lên gần 30 nước,  Hồ Chí Minh được coi là một trong những nhà hoạt động chính trị đã đi nhiều nhất, có vốn hiểu biết phong phú nhất về thực tế các thuộc địa cũng như các nước tư bản đế quốc chủ yếu nhất trong những thập niên đầu của thế kỷ 20

+ Thấu hiểu về phong trào giải phóng dân tộc, về xây dựng CNXH, về xây dựng Đảng cộng sản…

+ Người còn là nhà tổ chức vĩ đại của Cách mạng Việt Nam: chuẩn bị nhiều mặt cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, sáng lập Mặt trận Dân chủ Thanh niên, khai sinh ra nhà nước kiểu mới.

Kết luận 

Hồ Chí Minh là người có đầu óc thực tiễn khám phá các quy luật đời sống văn hóa và phong trào giải phóng dân tộc để nâng lên thành lí luận cách mạng khoa học.

* Cơ sở nào quyết định: Nhân tố chủ quan

Có thể phát triển theo hướng: Được tiếp xúc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, chủ nghĩa Mác Lênin, tinh hoa văn hoá dân tộc không chỉ có một mình Hồ Chí Minh. Phải kể đến những nhân vật như Nguyễn An Ninh, Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường… nhưng chỉ đến Hồ Chí Minh, nhờ những yếu tố chủ quan nêu trên, Hồ Chí Minh nhanh chóng hiểu và nắm bắt được những tín hiệu chuyển mình của thời đại và dựa vào những đặc điểm riêng biệt, cụ thể của đất nước mới có thể định hướng cho dân tộc đi theo tín hiệu đúng đắn, khách quan (khác biệt giữa Hồ Chí Minh so với các nhà yêu nước trước và cùng thời với người)

Xem thêm các câu hỏi ôn tập khác: 

1. Nêu và phân tích khái niệm TTHCM? Ý nghĩa việc học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh? Phương pháp nghiên cứu và học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh?

2. Nội dung giá trị truyền thống dân tộc? Giá trị truyền thống dân tộc quan trọng nhất là gì? Vì sao?

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh nghiên cứu

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm gia sư, trợ giảng Tiếng anh mới nhất

Mức lương của thực tập sinh tâm lý là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!