Nêu và phân tích khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh? Nêu ý nghĩa và phương pháp việc học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh? | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Nêu và phân tích khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh? Ý nghĩa việc học tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh? Phương pháp nghiên cứu và học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh? Đề cương ôn tập cuối học kỳ môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.

1. Khái niệm:

Tư tưởng Hồ Chí Minh là thế thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của CM Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lenin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.

Cụ thể

  • Một là, khái niệm đã nêu rõ bản chất khoa học và cách mạng cũng như nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ đó phản ánh những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam.
  • Hai là, nêu lên cơ sở hình thành của tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác- Lê nin- giá trị cơ bản nhất trong quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng đó, đồng thời tư tưởng Hồ Chí Minh còn bắt nguồn từ việc Hồ Chí Minh tiếp thu các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.
  • Ba là, khái niệm đã nêu lên ý nghĩa của tư tưởng Hồ Chí Minh, khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Cùng với chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ phận cấu thành nên nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. 

2. Ý nghĩa và phương pháp học tập môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh 

- Góp phần nâng cao năng lực tư duy lý luận

 Môn học tư tưởng Hồ Chí Minh góp phần trang bị cho sinh viên tri thức khoa học về hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về cách mạng Việt Nam, hình thành năng lực, phương pháp làm việc, niềm tin, tình cảm cách mạng, góp phần củng cố cho sinh viên về lập trường, quan điểm cách mạng về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Giáo dục và thực hành đạo đức cách mạng, củng cố niềm tin khoa học gắn liền với trau dồi tình cảm cách mạng, bồi dưỡng lòng yêu nước

 Qua nghiên cứu môn học tư tưởng Hồ Chí Minh, người học có điều kiện hiểu biết sâu sắc và toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh. Sinh viên nghiên cứu môn học sẽ có điều kiện tốt để thực hành đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân, chống “giặc nội xâm”, để lập thân, lập nghiệp, sống có ích cho xã hội. Đồng thời thông qua môn học, sinh viên sẽ nâng cao bản lĩnh chính trị, thường xuyên tu dưỡng và rèn luyện bản thân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đóng góp thiết thực và hiệu quả cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

- Xây dựng, rèn luyện phương pháp và phong cách công tác

Qua nghiên cứu môn học tư tưởng Hồ Chí Minh, người học có điều kiện vận dụng tốt hơn những kiến thức và kĩ năng đã nghiên cứu, học tập vào việc xây dựng pp học tập, tu dưỡng, rèn luyện phù hợp với điều kiện cụ thể của từng người, từng đị bàn. Người học có thể vận dụng xây dựng phong cách tư duy, phong cách diễn đạt, phong cách làm việc,…phù hợp từng lúc, từng nơi theo phương châm mà Hồ Chí Minh đã nêu: Dĩ bất biến ứng vạn biến.

Kết luận 

 Tư tưởng Hồ Chí Minh có tác dụng góp phần tích cực trong việc giáo dục thế hệ trẻ tiếp tục hình thành và hoàn thiện nhân cách, trở thành những chiến binh tiên phong cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần làm cho đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như khát vọng của Hồ Chí Minh và của mỗi người Việt Nam yêu nước.

Xem thêm câu hỏi ôn tập khác: 

Câu 1: Trình bày nhiệm vụ và phương pháp học tập môn Lịch sử Đảng của sinh viên không chuyên ngành lý luận chính trị? Vì sao trong quá trình học tập môn học cần chú trọng phương pháp vận dụng lý luận vào thực tiễn?

Câu 2: Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Câu 3: Phân tích nội dung, ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Câu 4: Bằng lý luận và thực tiễn, Anh (chị) hãy chứng minh: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan?

Câu 5: Trình bày ý nghĩa lịch sử của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam? Tại sao là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?

Câu 6: Trình bày chủ trương chiến lược mới của Đảng giai đoạn 1939-1945? Vì sao Đảng ta “phải thay đổi chiến lược”?

Câu 7: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tám (5-1941)? Vì sao Hội nghị Trung ương Tám được coi là hội nghị hoàn chỉnh chủ trương chiến lược của Đảng?

Câu 8: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử của Cách mạng Tháng Tám (1945)? Theo Anh (chị), nguyên nhân nào là quan trọng nhất cho sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám? Vì sao?

Câu 9: Phân tích phương châm kháng chiến toàn quốc của Đảng: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính?

Câu 10: Phân tích nội dung Chính cương Đảng lao động Việt Nam được Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ II của Đảng thông qua?

Câu 11: Trình bày kết quả, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946-1954)?

Câu 12: Trình bày hoàn cảnh và nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước? Thực chất chủ trương cách mạng của Đảng trong giai đoạn mới này là gì?

Câu 13: Bằng hiện thực lịch sử, hãy phân tích làm sáng tỏ nhận định sau: “ Thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.”

Câu 14: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1954 đến 1975?

Câu 15: Phân tích các bước đột phá trong tư duy đổi mới kinh tế của Đảng từ sau Đại hội V (1982) đến trước Đại hội VI (1986).

Câu 17: Phân tích đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta thể hiện trong Cương lĩnh chính trị năm 1991?

Câu 18: Trình bày những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta? Vì sao những thắng lợi đó được coi là những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam?

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư môn Lịch sử

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh quản lý đào tạo

Mức lương của gia sư môn Lịch sử là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!