1. Hoàn cảnh lịch sử
Đất nước chia làm 2 miền
- Miền Bắc:
+ Khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh
+ Cải cách ruộng đất và công thương nghiệp
+ Xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương cho tiền tuyến miền Nam
- Miền Nam:
+ Chiến tranh đơn phương (kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang).
+ Tiêu biểu nhất là phong trào Đồng Khởi tạo ra bước nhảy vọt -> Chuyển từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, từ khởi nghĩa từng phần sang chiến tranh cách mạng chống chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ.
2. Nội dung
- Đại hội III
+ Về đường lối chung của cách mạng Việt Nam, thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền: Một là đẩy mạnh cách mạng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Hai là tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước.
+ Về mục tiêu chiến lược chung, cách mạng hai miền thuộc hai chiến lược khác nhau có mục tiêu cụ thể riêng, song trước mắt đều hướng vào mục tiêu chung là giải phóng miền Nam, hòa bình thống nhất đất nước.
+ Về vị trí, vai trò, nhiệm vụ cụ thể, cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Còn cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam.
+ Về hòa bình thống nhất Tổ quốc, chủ trương kiên quyết giữ vững đường lối hòa bình để thống nhất nước nhà đồng thời luôn luôn đề cao cảnh giác chuẩn bị sẵn sàng đối phó với mọi tình thế.
+ Về triển vọng của cách mạng, cuộc đấu tranh của nhân dân ta là một quá trình gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài nhưng thắng lợi nhất định thuộc về chúng ta.
+ Về xây dựng chủ nghĩa xã hội là một quá trình cải biến cách mạng về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng và kỹ thuật. Cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng xã hội chủ nghĩa được xem là hai mặt của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa về quan hệ sản xuất. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa được xem là nhiệm vụ trung tâm trong suốt quá trình quá độ ở nước ta
- Nghị quyết 11,12 năm 1965
+ Quyết tâm chiến lược: Khẳng định chúng ta có đủ điều kiện và sức mạnh để đánh Mỹ Và thắng Mỹ. Với tinh thần “Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược” Đảng quyết định phát động cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
+ Mục tiêu chiến lược: Hòa bình thống nhất nước nhà
+ Phương châm chiến lược: Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh
+ Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Nam: Giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến công và liên tục tiến công
+ Tư tưởng chỉ đạo đối với miền Bắc: Chuyển hướng xây dựng kinh tế, bảo đảm tiếp tục xây dựng miền Bắc vững mạnh trong điều kiện có chiến tranh
+ Về mối quan hệ và nhiệm vụ cách mạng hai miền: Miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Hai nhiệm vụ không tách rời nhau mà gắn bó mật thiết.
3. Thực chất
- Là đường lối tiếp tục tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng. Đó là đường lối chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc, dựa vào sức mình là chính trong hoàn cảnh mới tạo nên sức mạnh mới để đánh thắng Mỹ
- 1969 – 1973: Miền Bắc là hậu phương xây dựng chỉ nghĩa xã hội, khắc phục hậu quả của chiến tranh miền bắc lần thứ nhất. Miền Nam đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Đông Dương hóa chiến tranh”.
Xem thêm câu hỏi ôn tập khác:
Câu 1: Trình bày nhiệm vụ và phương pháp học tập môn Lịch sử Đảng của sinh viên không chuyên ngành lý luận chính trị? Vì sao trong quá trình học tập môn học cần chú trọng phương pháp vận dụng lý luận vào thực tiễn?
Câu 2: Phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu 3: Phân tích nội dung, ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu 4: Bằng lý luận và thực tiễn, Anh (chị) hãy chứng minh: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan?
Câu 5: Trình bày ý nghĩa lịch sử của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam? Tại sao là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?
Câu 6: Trình bày chủ trương chiến lược mới của Đảng giai đoạn 1939-1945? Vì sao Đảng ta “phải thay đổi chiến lược”?
Câu 7: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tám (5-1941)? Vì sao Hội nghị Trung ương Tám được coi là hội nghị hoàn chỉnh chủ trương chiến lược của Đảng?
Câu 8: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử của Cách mạng Tháng Tám (1945)? Theo Anh (chị), nguyên nhân nào là quan trọng nhất cho sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám? Vì sao?
Câu 9: Phân tích phương châm kháng chiến toàn quốc của Đảng: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính?
Câu 10: Phân tích nội dung Chính cương Đảng lao động Việt Nam được Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ II của Đảng thông qua?
Câu 11: Trình bày kết quả, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946-1954)?
Câu 13: Bằng hiện thực lịch sử, hãy phân tích làm sáng tỏ nhận định sau: “ Thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.”
Câu 14: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1954 đến 1975?
Câu 15: Phân tích các bước đột phá trong tư duy đổi mới kinh tế của Đảng từ sau Đại hội V (1982) đến trước Đại hội VI (1986).
Câu 17: Phân tích đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta thể hiện trong Cương lĩnh chính trị năm 1991?
Câu 18: Trình bày những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta? Vì sao những thắng lợi đó được coi là những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam?
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm gia sư môn Lịch sử
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh quản lý đào tạo
Mức lương của thực tập sinh quản lý đào tạo là bao nhiêu?