1. Tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam: Con đường cách mạng vô sản - mở tiền đề cho việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
- 1911 ra đi tìm đường cứu nước.
- Tháng 7/1920 đọc những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc đã có lời giải đáp cho con đường giải phóng cho nhân dân Việt Nam.
2. Chuẩn bị điều kiện cần thiết cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
- Về tư tưởng:
+ Viết nhiều bài đăng trên báo như: báo Người cùng khổ, tạp chí Cộng sản...
=> Vạch trần âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa thực dân Pháp, tuyên truyền chủ nghĩa Mác- Lênin xây dựng mqh giữa người cộng sản và nhân dân lao động Pháp với các nước thuộc địa.
+ 1924 Nguyễn Ái Quốc đã trình bày bản báo cáo về vấn đề dân tộc và thuộc địa
=> Làm sáng tỏ thêm một số luận điểm của Lênin về bản chất của chủ nghĩa thực dân, về nhiệm vụ của Đảng Cộng sản trên thế giới trong cuộc đấu tranh chống áp bức dân tộc, giải phóng dân tộc ở các thuộc địa.
- Về chính trị:
+ Xác định chủ nghĩa thực dân là kẻ thù chung của dân tộc thuộc địa, của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới
+ Xác định cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc có quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ thúc đẩy cho nhau nhưng không phụ thuộc vào nhau.
+ Cách mạng phải lôi cuốn sự tham gia của nông dân, xây dựng khối công nông làm nòng cốt
+ Cách mạng muốn giành thắng lợi trước hết phải có Đảng lãnh đạo
- Về tổ chức:
+ Tháng 2/1925 Người lựa chọn những thanh niên tiêu biểu nhất lập ra nhóm cộng sản đoàn. Tháng 6/1925 thành lập hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, là tổ chức tiền thân của Đảng tại Quảng châu để truyền bá chủ nghĩa Mác Lenin vào trong nước.
+ Tháng 7/1925 Nguyễn Ái Quốc cùng tham gia sáng lập hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức.
+ Đầu 1927 xuất bản cuốn “Đường Kách Mệnh” đề cập đến những tư tưởng cơ bản về chiến lược và sách lược của Cách mạng Việt Nam
- Triệu tập, chủ trì hội nghị thành lập Đảng và vạch ra cương lĩnh chính trị đầu tiên:
+ Thời gian: tháng 2/1930
+ Địa điểm: Hồng Kông - Hương Cảng - Trung Quốc
+ Hội nghị đã hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một Đảng thống nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam
=> Vai trò của Nguyễn Ái Quốc thể hiện:
- Sau khi tìm thấy, lựa chọn con đường cứu nước. Người hoạt động khẩn trương, tích cực, sáng tạo, chuẩn bị những tiền đề về chính trị, tư tưởng, tổ chức dẫn tới sự ra đời các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam; nhạy cảm, nắm bắt tình hình Cách mạng trong nước.
- Tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất lấy tên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đảng gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc - người sáng lập và rèn luyện cho sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Xem thêm câu hỏi ôn tập khác:
Câu 1: Trình bày nhiệm vụ và phương pháp học tập môn Lịch sử Đảng của sinh viên không chuyên ngành lý luận chính trị? Vì sao trong quá trình học tập môn học cần chú trọng phương pháp vận dụng lý luận vào thực tiễn?
Câu 3: Phân tích nội dung, ý nghĩa của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?
Câu 4: Bằng lý luận và thực tiễn, Anh (chị) hãy chứng minh: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu khách quan?
Câu 5: Trình bày ý nghĩa lịch sử của sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam? Tại sao là bước ngoặt vĩ đại của lịch sử cách mạng Việt Nam?
Câu 6: Trình bày chủ trương chiến lược mới của Đảng giai đoạn 1939-1945? Vì sao Đảng ta “phải thay đổi chiến lược”?
Câu 7: Trình bày hoàn cảnh lịch sử và nội dung của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tám (5-1941)? Vì sao Hội nghị Trung ương Tám được coi là hội nghị hoàn chỉnh chủ trương chiến lược của Đảng?
Câu 8: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử của Cách mạng Tháng Tám (1945)? Theo Anh (chị), nguyên nhân nào là quan trọng nhất cho sự thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám? Vì sao?
Câu 9: Phân tích phương châm kháng chiến toàn quốc của Đảng: toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính?
Câu 10: Phân tích nội dung Chính cương Đảng lao động Việt Nam được Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ II của Đảng thông qua?
Câu 11: Trình bày kết quả, nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ (1946-1954)?
Câu 12: Trình bày hoàn cảnh và nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước? Thực chất chủ trương cách mạng của Đảng trong giai đoạn mới này là gì?
Câu 13: Bằng hiện thực lịch sử, hãy phân tích làm sáng tỏ nhận định sau: “ Thắng lợi của nhân dân ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta như một trong những trang chói nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc.”
Câu 14: Phân tích nguyên nhân thắng lợi và kinh nghiệm lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1954 đến 1975?
Câu 15: Phân tích các bước đột phá trong tư duy đổi mới kinh tế của Đảng từ sau Đại hội V (1982) đến trước Đại hội VI (1986).
Câu 17: Phân tích đặc trưng của chủ nghĩa xã hội ở nước ta thể hiện trong Cương lĩnh chính trị năm 1991?
Câu 18: Trình bày những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng ta? Vì sao những thắng lợi đó được coi là những thắng lợi vĩ đại của cách mạng Việt Nam?
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm gia sư môn Lịch sử
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh quản lý đào tạo
Mức lương của gia sư môn Lịch sử là bao nhiêu?
Được cập nhật 30/03/2024
683 lượt xem