Controller là gì? Tiêu chuẩn mới nhất đối với nghề kiểm soát viên

Kiểm soát viên trong tiếng Anh là Controller. Kiểm soát viên là người có trách nhiệm đối với tất cả các hoạt động liên quan đến kế toán, bao gồm kế toán cấp cao, kế toán quản lý và hoạt động tài chính trong một công ty. Để hiểu rõ hơn, cùng theo dõi bài viết dưới đây

1. Controller là gì ?

Kiểm soát viên trong tiếng Anh là Controller.

Kiểm soát viên là người có trách nhiệm đối với tất cả các hoạt động liên quan đến kế toán, bao gồm kế toán cấp cao, kế toán quản lý và hoạt động tài chính trong một công ty.

Một kiểm soát viên tài chính thường báo cáo cho giám đốc tài chính của công ty (CFO), tuy nhiên trong các doanh nghiệp nhỏ hơn, một người có thể cùng lúc đảm nhiệm hai vị trí này. Nhiệm vụ của kiểm soát viên bao gồm hỗ trợ chuẩn bị ngân sách hoạt động, giám sát báo cáo tài chính và thực hiện các nhiệm vụ thiết yếu liên quan đến bảng lương.

Kiểm soát viên có nhiều nhiệm vụ, bao gồm chuẩn bị ngân sách và phác thảo lịch trình ngân sách quan trọng của công ty, bao gồm việc thu thập, phân tích và hợp nhất dữ liệu tài chính.

Kiểm soát viên không phải lúc nào cũng duy trì ngân sách hàng năm không đổi, tuy nhiên họ sẽ giám sát các chênh lệch, tóm tắt xu hướng và kiểm tra nếu có thiếu hụt ngân sách. Kiểm soát viên báo cáo chênh lệch ngân sách hoặc chi tiêu cho quản lý.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Đặc điểm của Kiểm soát viên

Công việc của kiểm soát viên khác nhau giữa các công ty, tùy theo mức độ quy mô và phức tạp của doanh nghiệp hoặc ngành công nghiệp. Vị trí này còn được gọi là người kiểm tra (comptroller). Vị trí này là một vị trí cao cấp hơn, thường được thấy trong các tổ chức chính phủ hoặc phi lợi nhuận.

Các công ty nhỏ hơn đòi hỏi sự linh hoạt hơn của kiểm soát viên, trong khi các công ty lớn hơn có thể phân chia công việc này cho các nhân viên khác, bao gồm cả giám đốc tài chính và thủ quỹ.

Kiểm soát viên của một tổ chức có thể tham gia vào việc tuyển dụng, lựa chọn và đào tạo nhân viên. Vị trí này yêu cầu thẩm định kết quả công việc, nhân viên cấp lãnh đạo và thực thi các hành động kỷ luật khi cần thiết. Kiểm soát viên tài chính thường duy trì kiến thức thông qua các hội thảo, bao gồm hội thảo online, hoặc các cơ hội đào tạo khác.

Khi tuyển dụng cho vị trí kiểm soát viên, các công ty thường yêu cầu ứng viên phải có ít nhất 10 năm kinh nghiệm trực tiếp thuộc lĩnh vực kế toán hoặc tài chính. Bằng cử nhân về kế toán, tài chính hoặc quản trị kinh doanh thường được yêu cầu, bằng thạc sĩ không yêu cầu nhưng được ưu tiên. Chứng chỉ chuyên môn, bao gồm giấy phép kế toán công chứng, có thể không bắt buộc nhưng thường được ưu tiên.

Kiểm soát viên làm việc với các kiểm toán viên bên ngoài để đảm bảo sử dụng các tiêu chuẩn báo cáo phù hợp. Ngoài ra, kiểm soát viên thiết lập, giám sát và thực thi kiểm soát nội bộ đối với báo cáo tài chính. Kiểm soát viên của các công ty giao dịch công khai thường được giao nhiệm vụ chuẩn bị hồ sơ tài chính.

Kiểm soát viên của một doanh nghiệp đồng thời cũng giám sát những quy định pháp luật trong tương lai mà có tác động đến thuế và hoạt động của doanh nghiệp. Nhiệm vụ này bao gồm giám sát rủi ro trong tương lai và đảm bảo các giấy phép cần thiết được cấp, hoặc các yêu cầu hoạt động phù hợp được đáp ứng.

Song song với việc nộp báo cáo tài chính, kiểm soát viên có thể được giao nhiệm vụ chuẩn bị thuế, bao gồm hồ sơ nộp thuế nhà nước, thuế liên bang hoặc thuế công nghiệp.

Đọc thêm: Lễ tân khách sạn có gì hấp dẫn? Những nhiệm vụ chính mà lễ tân khách sạn đảm nhiệm là gì?

3. Tiêu chuẩn kiểm soát viên?

Căn cứ pháp lý: Điều 169 Luật doanh nghiệp 2020

Kiểm soát viên cần đáp ứng các điều kiện và tiêu chuẩn như sau:

  • Không thuộc đối tượng theo quy định tại khoản 2 điều 17 các tổ chức cá nhân không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam.
  • Phải được đào tạo một trong các chuyên ngành về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành phù hợp với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Không phải là người có quan hệ gia đình của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác;
  • Người đó không phải là người quản lý của công ty; không nhất thiết phải là cổ đông hoặc người lao động của công ty trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định khác
  • Tiêu chuẩn và điều kiện khác theo quy định khác của pháp luật có liên quan và Điều lệ công ty

Đọc thêm: Việc làm dành cho kiểm soát viên mới nhất

4. Trách nhiệm của kiểm soát viên.

  • Kiểm soát viên phải tuân thủ pháp luật và điều lệ của công ty, nghị quyết của đại hội đồng cổ đông và đạo đức nghề nghiệp trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của  mình. Các quyền và nghĩa vụ đó phải được thực hiện một cách trung thực, hợp lý, cẩn trọng nhằm đảm bảo lợi ích của công ty một cách tối đa
  • Kiểm soát viên phải trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông, không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty, địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức khác
  • Các nghĩa vụ theo quy định của luật doanh nghiệp  và điều lệ công ty
  • Trường hợp kiểm soát viên có các hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho công ty hoặc người khác thì kiểm soát viên phải chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới bồi thường thiệt hại đó. Mọi thu nhập và lợi ích khác mà kiểm soát viên có được phải hoàn trả cho công ty
  • Trường hợp mà phát hiện ra kiểm soát viên có hành vi vi phạm trong thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao cho thì Hội đồng quản trị phải thông báo bằng văn bản đến Ban kiểm soát;  yêu cầu người có hành vi vi phạm phải chấm dứt hành vi vi phạm đó và có giải pháp khắc phục hậu quả.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Lương kiểm soát viên không lưu bao nhiêu? Mô tả công việc của Kiểm soát viên không lưu

Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Kiểm soát viên. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Kiểm soát viên và thực hành hiệu quả.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!