Lương kiểm soát viên không lưu bao nhiêu? Mô tả công việc của Kiểm soát viên không lưu

Kiểm soát viên không lưu tuy không trực tiếp lái máy bay như phi công hay tiếp viên hàng không nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho mỗi chuyến bay của mọi người

1. Cơ hội để trở thành Kiểm soát viên không lưu

Kiểm soát viên không lưu là vị trí tuy không trực tiếp lái máy bay như phi công hay tiếp viên hàng không nhưng lại có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm an toàn cho mỗi chuyến bay của mọi người. Nếu bạn thực sự có năng lực và yêu thích ngành này hãy nộp đơn ứng tuyển để thử sức nhé!.

Ngày nay, máy bay là phương tiện đi lại đã trở nên phổ biến vì tiết kiệm được thời gian, tuy rằng mức giá có cao hơn nhiều so với đường bộ và đường sắt.

Để đảm bảo an toàn giao thông đường không đảm bảo cần có sự phối hợp và liên kết từ nhiều bộ phận khác nhau trong đó có dịch vụ không lưu. Kiểm soát viên không lưu đóng rất vai trò quan trọng để chuyến bay được an toàn, điều hòa. Máy bay có thể biết chính xác vị trí của mình trong khi đang bay, không bị lạc đường, không bị trùng nhau và không xảy ra va chạm khi tàu bay đến sân bay hạ cánh cùng một thời điểm.

Dịch vụ không lưu bao gồm Thông báo bay, dịch vụ Điều hành bay, dịch vụ tư vấn không lưu, dịch vụ báo động.

Dịch vụ Điều hành bay chia thành 04 phần:

  • Dịch vụ kiểm soát mặt đất (GCU)
  • Dịch vụ kiểm soát tiếp cận (APP)
  • Dịch vụ kiểm soát tại sân bay (TWR)
  • Dịch vụ kiểm soát đường dài (ACC).

Mỗi dịch vụ điều hành bay đều có các dịch vụ kiểm soát cơ sở điều hành bay tương ứng như Đài kiểm soát tại sân bay, Dịch vụ kiểm soát mặt đất, Cơ sở kiểm soát tiếp cận, Bộ phận kiểm soát mặt đất; Dịch vụ kiểm soát tiếp cận, Dịch vụ kiểm soát đường dài – Cơ sở kiểm soát đường dài.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Công việc tiếp viên là gì? Top trường đào tạo tiếp viên hàng không uy tín

2. Mô tả công việc của Kiểm soát viên không lưu 

  • Kiểm soát viên không lưu là người chỉ huy, điều hành, làm việc tại cơ sở điều hành bay đảm bảo an toàn bay cho tất cả các chuyến bay.
  • Kiểm soát viên không lưu chịu trách nhiệm trực tiếp điều khiển máy bay
  • Các kiểm soát viên không lưu chỉ huy tàu bay từ khi tàu bay nổ máy cho đến khi tàu bay hạ cánh, lăn vào vị trí đỗ
  • Các kiểm soát viên không lưu phải đảm bảo an toàn khi lưu thông, ngăn ngừa các chướng ngại vật trên khu hoạt động tại sân bay giữa các tàu bay.
  • Công việc của kiểm soát viên phức tạp vì hiện nay lưu lượng chuyến bay ngày một lớn, đòi hỏi người kiểm soát không lưu phải điều hành các chuyến bay hợp lý nhất.\

3. Lương đối với nghề kiểm soát viên không lưu 

Hầu hết Kiểm soát viên không lưu nhận lương từ 7.017.898 ₫ đến 12.289.833 ₫ mỗi tháng vào 2023. Mức lương hàng tháng cho Kiểm soát viên không lưu ở vị trí khởi điểm dao động từ 7.017.898 ₫ đến 13.036.871 ₫.

Sau khi có 5 năm kinh nghiệm làm việc, thu nhập của họ sẽ nằm trong khoảng từ 9.080.901 ₫ đến 19.019.026 ₫ mỗi tháng.

4. Phẩm chất của một người kiểm soát không lưu

Hiện nay, nhiều người sẽ nộp đơn xin ứng tuyển nên cạnh tranh việc làm dự kiến sẽ tăng đáng kể. Có một vài phẩm chất khiến bạn nổi bật trong kiểm soát không lưu như sau:

  • Kỹ năng tập trung: Kiểm soát viên không lưu phải có khả năng giữ sự tập trung ngay cả khi có nhiều cuộc trò chuyện diễn ra tại nơi làm việc cùng lúc
  • Kỹ năng toán học: Kiểm soát viên không lưu phải khá giỏi toán và giải các bài phức tạp một cách chính xác.
  • Kỹ năng ra quyết định: Kiểm soát viên không lưu phải có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng vì nếu như có bất ngờ thì thời gian là tất cả, bạn cần phải suy nghĩ và quyết định thật nhanh chóng. Thời gian là tất cả.
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: Kiểm soát viên không lưu phải hiểu các tình huống phức tạp và tìm ra cách giải quyết chúng khi cân nhắc thời tiết thay đổi điều hướng giao thông.
  •  Kỹ năng tổ chức: Kiểm soát viên không lưu cũng phải biết cách phối hợp nhiều chuyến bay cách ưu tiên các nhiệm vụ tại trung tâm điều khiển.

Kiểm soát viên không lưu phải sở hữu hiệu quả kỹ năng giao tiếp để cung cấp thông tin rõ ràng nhanh chóng và xử lý các yêu cầu của phi công.

Hiện nay Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam hiện nay có gần 5 trăm kiểm soát viên không lưu và đang trực tiếp điều hành ở các cơ sở bay trên toàn quốc, hàng ngày điều khiển hàng nghìn chuyến bay trong nước cũng như quốc tế. Kiểm soát viên không lưu là lực lượng lao động chính nên mức lương dành cho đội ngũ này cũng rất hấp dẫn. Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam hết sức coi trọng việc tạo điều kiện thuận lợi để kiểm soát viên được học tập, rèn luyện nghề nghiệp. Kiểm soát viên không lưu được bố trí làm việc tại các cơ sở điều hành bay như sân bay Nội Bài, sân bay Đà Nẵng, các sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất và tại các sân bay tại các địa phương khác, Trung tâm kiểm soát  không lưu đường dài, Các cơ sở điều hành bay hiện đại), Đài chỉ huy Nội Bài (TWR Nội Bài), Trung tâm kiểm soát đường dài Hà Nội (ACC Hà Nội Đài chỉ huy Tân Sơn Nhất (TWR Tân Sơn Nhất),…

Đọc thêm: Công ty Cảng hàng không Việt Nam tuyển dụng mới nhất

Người làm nghề kiểm soát viên không lưu phải am hiểu sâu sắc về nghề nghiệp và có trình độ tiếng Anh đáp ứng yêu cầu của Tổ chức hàng không. Do tính chất quan trọng của nghề kiểm soát không lưu nên đòi hỏi người làm nghề kiểm soát lưu phải có không dân dụng quốc tế (ICAO) để giao tiếp với người lái, có phản ứng nhanh nhạy, phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình làm việc.

Các kiểm soát viên không lưu (KSVKL) phải chịu trách nhiệm chỉ huy tàu bay ngăn ngừa va chạm giữa các tàu bay với các chướng ngại vật trên khu hoạt động tại sân bay. Hàng năm, kiểm soát viên không lưu được  bồi dưỡng nghiệp vụ trong nước và tại các cơ sở đào tạo huấn luyện hàng không thế giới như tại Singapore, NewZealand tham gia các khóa học có uy tín.

Tài liệu VietJack

5. Những tố chất cần thiết khi theo học ngành Kiểm soát không lưu

Kiểm soát không lưu là một công việc có sự đòi hỏi rất khắt khe vì nó có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của chuyến bay và những hành khách. Kiểm soát không lưu cần phải có tố chất sau:

  • Thành thạo tiếng Anh
  • Kiểm soát không lưu có sức khỏe tốt để làm việc lâu dài
  • Kiểm soát không lưu có khả năng quyết định nhanh, thực hiện nhiều việc cùng lúc, tự tin, quyết đoán
  • Khả năng tập trung cao độ
  • Có thể thích ứng với căng thẳng và bình tĩnh khi gặp áp lực
  • Kiểm soát không lưu có sức khỏe, thị lực và thính giác tốt
  • Đảm bảo tuyệt đối chính xác trong công việc
  • Thông minh, nhanh nhạy
  • Yêu thích, đam mê với ngành hàng không
  • Khả năng định hình không gian tốt, khả năng tư duy nhanh
  • Có tính chuyên nghiệp cao
  • Là người luôn năng động và sáng tạo.

Cơ hội ngành Kiếm soát không lưu tại Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển trong tương lai, đặc biệt khi ngành hàng không ngày càng có nhu cầu sử dụng lớn. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về ngành kiểm soát không lưu. Hy vọng bạn có thêm những kiến thức bổ ích qua bài viết.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!