Đề thi cuối kỳ học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học qua các năm (có đáp án)

Tài liệu đề thi cuối kỳ môn Phương pháp nghiên cứu khoa học kèm đáp án chi tiết giúp bạn ôn luyện và học tốt môn học Phương pháp nghiên cứu khoa học

ĐỀ SỐ 1 

1. Hạn chế của phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi? Cho ví dụ 

2. Phân biệt đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu? Cho ví dụ 

3. Hãy so sánh phân tích định lượng và nghiên cứu định lượng? 

4. Vận dụng phương pháp xây dựng khái niệm và định nghĩa để thiết lập một câu hỏi trắc nghiệm về lý thuyết phương pháp nghiên cứu khoa học. 

5. Biến nghiên cứu là gì? Căn cứ xác định biến độc lập và biến phụ thuộc trong phân tích định lượng? 

6. Một cuộc điều tra ngẫu nhiên (10000 người) về việc làm và thu nhập tại một thành phố về các chỉ tiêu: thu nhập/tháng (VNĐ); trình độ đào tạo (chưa đựợc đào tạo; sơ cấp; trung cấp; cao đẳng; đại học; thạc sỹ; tiến sỹ); tuổi; giới tính. Anh/chị hãy cho biết có thể có những phân tích dữ liệu nào từ tập hợp dữ liệu này. 

Hướng dẫn giải đề số 1  

1/ Hạn chế của phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi? Cho ví dụ

Đây là phương pháp mà người nghiên cứu thiết kế sẵn một phiếu câu hỏi với những câu hỏi được sắp xếp theo một thứ tự logic.

Hạn chế của phương pháp thu thập này:

- Người trả lời không trung thực, người nghiên cứu phải chuẩn bị để có thể biết được người trả lời không trung thực

- Tốn kém (soạn, in phiếu, xử lý...) vì thế cần thiết phải phối hợp với các phương pháp khác

Phải đầu tư nhiều thời gian công sức soạn thảo một bảng hỏi quy chuẩn.

- Thu hồi lại bảng hỏi thường gặp khó khăn, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới tính đại diện của thông tin.

- Nhiều câu hỏi không nhận được sự trả lời của khách thể hạn chế tính đầy đủ của thông tin.
+ Thông tin thu được có thể không chính xác hoặc tính chính xác thấp.
+ Có thể không thu lại được nhiều phiếu.
+ Có thể số câu hỏi được trả lời không nhiều.

2/ Phân biệt đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu? Cho ví dụ 

Khách thể nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu là những khái niệm công cụ luôn được sử dụng trong quá trình thực hiện một đề tài

Đối tượng nghiên cứu là bản chất sự vật hoặc hiện tượng cần được xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu.

VD: Đối tượng nghiên cứu của triết học là các quy luật phổ quát của sự vật

Khách thể nghiên cứu là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối liên hệ mà người nghiên cứu cần khám phá, là vật mang đối tượng nghiên cứu. Khách thể nghiên cứu chính là nơi chứa đựng những câu hỏi mà người nghiên cứu cần tìm câu trả lời.

VD: Khách thể nghiên cứu của đề tài “Sử dụng thời gian nhàn rỗi của sinh viên” là các trường đại học.

3/ Hãy so sánh phân tích định lượng và nghiên cứu định lượng?

Phân tích định lượng là việc xử lý toán học đối với các thông tin định lượng để xác định diễn biến của tập hợp số liệu thu thập được hay còn gọi là xác định quy luật thống kê của tập hợp số liệu nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định lượng là những nghiên cứu sử dụng những công cụ đo lường, tính toán để đi tìm lời giải cho câu hỏi bao nhiêu?, mức nào? ...

4/ Vận dụng phương pháp xây dựng khái niệm và định nghĩa để thiết lập một câu hỏi trắc nghiệm về lý thuyết phương pháp nghiên cứu khoa học.

1. Anh/ Chị đã từng tham gia nghiên cứu khoa học     Có             Không
Nếu câu trả lời là “không”, xin trả lời câu số 2.
Nếu câu trả lời là “có”, xin trả lời câu số 3

2. Anh chị đã có hướng lựa chọn đề tài luận văn         Có             Không
Nếu câu trả lời là có, xin trả lời câu số 3

3. Xin cho biết đề tài của anh/chị thuộc loại hình nào:

Nghiên cứu cơ bản thuần túy

Ngiên cứu cơ bản định hướng

Nghiên cứu ứng dụng

Triển khai

Mô tả

Giải thích

Dự báo

Sáng tạo

4. Anh chị cho biết một định nghĩa về khoa học:
........................................................................................................................
........................................................................................................................

5/ Biến nghiên cứu là gì? Căn cứ xác định biến độc lập và biến phụ thuộc trong phân tích định lượng?

Đối tượng nghiên cứu: là sự vật, quá trình hay hiện tượng cần làm rõ bản chất, quy luật vận động

Khách thể nghiên cứu: là hệ thống sự vật, quá trình, hiện tượng tồn tại khách quan, vật mang đối tượng nghiên cứu

• Biến độc lập (còn gọi là nghiệm thức): là các yếu tố, điều kiện khi bị thay đổi trên đối tượng nghiên cứu sẽ ảnh hưởng ñến kết quả thí nghiệm. Như vậy, đối tượng nghiên cứu chứa một hoặc nhiều yếu tố, điều kiện thay đổi. Nói cách khác kết quả số liệu của biến phụ thuộc thu thập được thay đổi theo biến độc lập.

Thí dụ:

Biến độc lập có thể là liều lượng phân bón, loại phân bón, lượng nước tưới, thời gian chiếu sáng khác nhau,... (hay còn gọi là các nghiệm thức khác nhau).

Trong biến độc lập, thường có một mức độ đối chứng hay nghiệm thức đối chứng (chứa các yếu tố, điều kiện ở mức độ thông thường) hoặc nghiệm thức đã được xác định mà người nghiên cứu không cần tiên đoán ảnh hưởng của chúng. Các nghiệm thức còn lại sẽ được so sánh với nghiệm thức đối chứng hoặc so sánh giữa các cặp nghiệm thức với nhau .
• Biến phụ thuộc (còn gọi là chỉ tiêu thu thập): là những chỉ tiêu đo đạc và bị ảnh hưởng trong suốt quá trình thí nghiệm, hay có thể nói kết quả đo đạc phụ thuộc vào sự thay đổi của biến độc lập. Thí dụ: khi nghiên cứu sự sinh trưởng của cây mía, các biến phụ thuộc ở đây có thể bao gồm: chiều cao cây, số lá, trọng lượng cây,... và kết quả đo đạc của biến phụ thuộc ở các nghiệm thức khác nhau có thể khác nhau.

Thí dụ:

Đề tài: “Ảnh hưởng của liều lượng phân N trên năng suất lúa Hè Thu” có các biến như sau:
+ Biến độc lập: liều lượng phân N bón cho lúa khác nhau. Các nghiệm thức trong thí nghiệm có thể là 0, 20, 40, 60 và 80 kgN/ha. Trong đó nghiệm thức “đối chứng” không bón phân N.
+ Biến phụ thuộc: có thể là số bông/m2, hạt chắt/bông, trọng lượng hạt và năng suất hạt (t/ha).

6/ Một cuộc điều tra ngẫu nhiên (10000 người) về việc làm và thu nhập tại một thành phố về các chỉ tiêu: thu nhập/tháng (VNĐ); trình độ đào tạo (chưa đựợc đào tạo; sơ cấp; trung cấp; cao đẳng; đại học; thạc sỹ; tiến sỹ); tuổi; giới tính. Anh/chị hãy cho biết có thể có những phân tích dữ liệu nào từ tập hợp dữ liệu này. 

Trả lời :
Có thể có những cách xử lý dữ liệu sau :
1. Trình độ ảnh hưởng tới viêc làm và thu nhập như thế nào
2. Giới tính ảnh hưởng tới việc làm và thu nhập như thế nào
3. Tuổi ảnh hưởng tới việc làm và thu nhập như thế nào
4. Trình độ và giới tính hưởng tới việc làm và thu nhập như thế nào

 

ĐỀ SỐ 2

1. Nghiên cứu khoa học là gì? Phân loại nghiên cứu khoa học. 

2. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu là gì? Cho ví dụ. 

3. Thông tin sơ cấp là gì? Nêu các phương pháp thu thập thông tin thông tin sơ cấp. 

4. Giống và khác nhau giữa mô tả định lượng, phân tích định lượng, nghiên cứu định lượng. Cho ví dụ.

 

ĐỀ SỐ 3

1. Vấn đề nghiên cứu là gì? Cho ví dụ 

2. Nêu trình tự logic của một nghiên cứu khoa học 

3. Khái niệm là gì? Cho một ví dụ thuộc lĩnh vực khoa học kinh tế, quản trị kinh doanh và chỉ rõ các nội hàm. Thực hiện mở rộng khái niệm và đặt tên cho khái niệm mới. 

4. Nêu các phương pháp phân tích đa biến, chỉ rõ các yêu cầu về loại biến (định tính hoặc định lượng) trong từng phương pháp. 

Hướng dẫn giải đề số 3

1. Vấn đề nghiên cứu là gì? Cho ví dụ

Vấn đề khoa học cũng được gọi là vấn đề nghiện cứu hoặc câu hỏi nghiên cứu là câu hỏi được đặt ra khi người nghiên cứu đứng trước mâu thuẫn giữa tính hạn chế của tri thức khoa học hiện có với yêu cầu phát triển tri thức đó ở trình độ cao hơn.
Vấn đề nghiên cứu cần được trình bày dưới dạng một câu nghi vấn. Fred Kerlinger khuyên: “Hãy trình bày vấn ñề nghiên cứu một cách rõ ràng, khúc chiết nằng một câu nghi vấn".

2. Nêu trình tự logic của một nghiên cứu khoa học

Trình tự logic của nghiên cứu khoa học:

  • Phát hiện vấn về (câu hỏi nghiên cứu)
  • Đặt giả thuyết (câu trả lời sơ bộ)
  • Phương pháp thu thâp thông tin (xác định luận chứng)
  • Luận cứ lý thuyết (cơ sở lý luận)
  • Luận cứ thực tiễn (quan sát, thực nghiệm, phỏng vấn...)
  • Phân tích, bàn luận kết quả xử lý thông tin
  • Tổng hợp kết quả, kết luận và khuyến nghị

3. Khái niệm là gì? Cho một ví dụ thuộc lĩnh vực khoa học kinh tế, quản trị kinh doanh và chỉ rõ các nội hàm. Thực hiện mở rộng khái niệm và đặt tên cho khái niệm mới.

Khái niệm là hình thức tư duy của con người, phản ánh những thuộc tính chung nhất, chủ yếu, bản chất của sự vật, hiện tượng

Nội hàm của khái niệm: toàn thể những thuộc tính chung nhất, bản chất được phản ánh trong khái niệm

Mở rộng ngoại diên là thu hẹp nội hàm - mở rộng ngoại diên bằng việc bỏ bớt các thuộc tính trong nội hàm

Ví dụ: Công ty cổ phần

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa
  • Được quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng

4. Nêu các phương pháp phân tích đa biến, chỉ rõ các yêu cầu về loại biến (định tính hoặc định lượng) trong từng phương pháp.

Nghiên cứu định tính (Qualitative Research)

• Đặc trưng căn bản của nghiên cứu định tính là:

(1) sử dụng mẫu điều tra nhỏ, các trường hợp điển hình

(2) dữ liệu phi cấu trúc

(3) phân tích dữ liệu phi thống kê

(4) kết luận rút ra là những hiểu biết về bản chất, quy luật của đối tượng nghiên cứu.
• Hai định hướng quan trọng nhất của nghiên cứu định tính là nghiên cứu lý thuyết nền tảng (grounded theory) và nghiên cứu tình huống điển hình (case studies).

Nghiên cứu định lượng (Quantitative Research)

• Các đặc trưng của nghiên cứu định lượng
– Mẫu điều tra đủ lớn
– Dữ liệu định lượng
– Phân tích dữ liệu bằng phương pháp định lượng
– Kết luận là những bản chất, quy luật thống kê

• Một số định hướng nghiên cứu định lượng

– Kiểm định lý thuyết khoa học dựa vào phương sai (tương quan, hồi quy, kiểm định thang đo, phân tích nhân tố, phân tích biệt số, phân tích cụm
– Mô hình toán vận tải, phục vụ đám đông, quản lý dự trữ

 

ĐỀ SỐ 4

1. Hãy nêu các phương pháp phát hiện vấn đề nghiên cứu.

2. Trình bày các cách đặt tên đề tài.

3. Nêu các phương pháp xử lý thông tin định tính.

4. Nêu các phương pháp phân tích thông tin định lượng.

5. Đề tài nghiên cứu khoa học được đánh giá theo các khía cạnh nào? 

6. Sau khoá học “phương pháp luận nghiên cứu khoa học” bạn có phát hiện ñược vấn đề khoa học nào? Đặt tên cho đề tài nghiên cứu này và thiết lập đề mục của phần luận cứ lý thuyết.

 

ĐỀ SỐ 5

1. Đối tượng nghiên cứu là gì? Cho ví dụ. 

2. Nêu nội dung luận cứ lý thuyết của một đề tài nghiên cứu khoa học? 

3. Phương pháp nghiên cứu khoa học là gì? Nội dung trình bày phương pháp nghiên cứu khoa học trong báo cáo kết quả nghiên cứu? 

4. Nêu các phương pháp thu thập thông tin.

5. Nêu những phương pháp phân tích thông tin định lượng . 

6. Sau khoá học “phương pháp luận nghiên cứu khoa học” bạn có phát hiện được vấn đề khoa học nào? Đặt tên cho đề tài nghiên cứu này và thiết lập đề mục của phần luận cứ lý thuyết 

 

ĐỀ SỐ 6

1. Giả sử khái niệm ngân hàng đã được chuẩn hoá: “Ngân hàng là tổ chức trung gian tài chính hợp pháp, thực hiện các chức năng thanh toán, huy Động và cho vay vốn trong nền kinh tế”. Bằng cách mở rộng (hoặc thu hẹp) nội hàm khái niệm, anh/chị hãy xây dựng khái niệm quỹ tín dụng nhân dân; công ty tài chính.

2. Mối quan hệ giữa đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và đối tượng khảo sát của đề tài nghiên cứu? Cho ví dụ.

3. Đặc trưng logic của một nghiên cứu định lượng? Cho ví dụ 

4. Luận cứ lý thuyết của đề tài khoa học là gì? Nội dung khi trình bày luận cứ lý thuyết của một đề tài nghiên cứu. 

5. Hãy chọn cho mình một đề tài nghiên cứu và xác định: tên đề tài; đối tượng nghiên cứu; khách thể nghiên cứu; đối tượng khảo sát; dự kiến nguồn và phương pháp thu thập thông tin; lập đề mục cho phần luận cứ lý thuyết. 

 

ĐỀ SỐ 7

1. Bản chất logic của nghiên cứu khoa học là gì? Cho ví dụ.

2. Tính mới của một đề tài khoa học được đánh giá ở các khía cạnh nào?

3. Nêu những cách đặt tên đề tài nghiên cứu? Cho ví dụ

4. Khách thể nghiên cứu là gì? Cho ví dụ.

5. Phân loại phương pháp chọn mẫu?

6. Một người nghiên cứu đã chọn đề tài “Đánh giá nhu cầu học viên cao học của đại học A”. Anh/Chị hãy giúp:

a. Lập đề mục của phần luận cứ lý thuyết

b. Xác định loại thông tin, nguồn thông tin cần thu thập.

c. Hướng dẫn sử dụng internet để tìm kiếm thông tin (tiếng Anh và tiếng Việt)

 

ĐỀ SỐ 8 

1. Nghiên cứu định tính là gì? Cho ví dụ.

2. Tính mới của một đề tài khoa học được đánh giá ở các khía cạnh nào?

3. Nêu những cách đặt tên đề tài nghiên cứu? Cho ví dụ

4. Khách thể nghiên cứu là gì? Cho ví dụ.

5. Phân loại phương pháp chọn mẫu?

6. Một người nghiên cứu đã chọn đề tài “Đánh giá nhu cầu học viên cao học của đại học A”. Anh/Chị hãy giúp:

a. Lập đề mục của phần luận cứ lý thuyết

b. Xác định loại thông tin, nguồn thông tin cần thu thập.

c. Hướng dẫn sử dụng internet để tìm kiếm thông tin (tiếng Anh và tiếng Việt)

 

ĐỀ SỐ 9 

1. Thông tin sơ cấp là gì? Nêu các phương pháp thu thập thông tin thông tin sơ cấp. 

2. Hãy so sánh phân tích định lượng và nghiên cứu định lượng? 

3. Vận dụng phương pháp xây dựng khái niệm và định nghĩa để thiết lập một câu hỏi trắc nghiệm về lý thuyết phương pháp nghiên cứu khoa học. 

4. Biến nghiên cứu là gì? Căn cứ xác định biến độc lập và biến phụ thuộc trong phân tích định lượng ?

5. Một cuộc điều tra ngẫu nhiên (5000 người) về việc làm và thu nhập thu được các chỉ tiêu: thu nhập/tháng (VNĐ); trình độ đào tạo (chưa đựợc đào tạo; sơ cấp; trung cấp; cao đẳng; đại học; thạc sỹ; tiến sỹ); tuổi; giới tính. Anh/chị hãy cho biết có thể những xử lý dữ liệu nào từ tập hợp dữ liệu này.

 

ĐỀ SỐ 10

1. Hãy cho biết đặc trưng của một nghiên cứu định lượng?

2. Phân biệt đối tượng nghiên cứu và khách thể ? Cho ví dụ.

3. Thông tin thứ cấp là gì? Nêu các phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.

4. Những hạn chế của phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi? Cho ví dụ

5. Tranh luận khoa học là gì? Cho ví dụ

 

Xem thêm

Giáo trình học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học 

Bài giảng học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học

Đề cương học phần Phương pháp nghiên cứu khoa học

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh nghiên cứu mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm nhân viên phân tích và nghiên cứu mới nhất

Mức lương của thực tập sinh nghiên cứu là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!