ĐỘNG CƠ HỌC TẬP VÀ BIỆN PHÁP TẠO ĐỘNG CƠ HỌC TẬP?
1. Động cơ học tập
1.1 Khái niệm động cơ học tập
Từ điển Tiếng Việt đưa ra định nghĩa: “ Động cơ là những gì thôi thúc con người có những ứng xử nhất định một cách vô thức hay hữu ý và thường gắn liền với những nhu cầu”. Từ điển trực tuyến Wikipedia định nghĩa: “ Động cơ là một chuỗi các lý do khiến chủ thể quyết định tham gia một hành vi cụ thể”.
Động cơ học tập là: “một động lực thúc đẩy sinh viên học tập, trên cơ sở nhu cầu hoàn thiện tri thức, mong muốn nắm vững tiến tới làm chủ tri thức mà mình được học tập, làm chủ nghề nghiệp đang theo đuổi.”
1.2 Các cách phân loại động cơ học tập
Có rất nhiều cách phân loại động cơ học tập. Trong đó nghiên cứu về động cơ sử dụng bảng hỏi QMF của Forner dựa trên quan điểm ba yếu tố: nhu cầu thành công, nhu cầu tự điều khiển và triển vọng tương lai.
- Nhu cầu thành đạt: Được hiểu như những yếu tố tâm lý bên trong thôi thúc con người vươn tới sự thành thạo, điêu luyện nhằm đạt được kết quả cao nhất trong công việc.
- Nhu cầu tự điều khiển: Thể hiện sự điều chỉnh và kiểm tra những rung cảm, hành vi của mình. Nhu cầu tự điều khiển được phản ánh qua niềm tin và ý chí của mỗi cá nhân. Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận.
- Triển vọng tương lai: Có tác động giúp động cơ được hình thành một cách rõ ràng và đúng đắn. Triển vọng tương lai định hướng nghề nghiệp và cuộc sống sau này của mỗi cá nhân.
1.3 Mối quan hệ giữa nhu cầu thành đạt, nhu cầu tự điều khiển và triển vọng tương lai:
Giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong sự hình thành và phát triển động cơ học tập. Triển vọng tương lai phản ánh đích đến của nhu cầu thành công trong tương lai, có tác động thúc đẩy nhu cầu thành công. Nhu cầu tự điều khiển có tác động điều chỉnh nhu cầu thành công ở mức độ không gây thiệt hại đến sự phát triển của nhân cách. Nhu cầu thành công cần cả hai yếu tố đó để có động cơ học tập của sinh viên chịu sự chi phối của cả 3 loại động cơ trong đó nhu cầu triển vọng tương lai nhận được sự chú ý và ảnh hưởng lớn nhất. Điều này chứng tỏ sinh viên học tập nhằm lĩnh hội tri thức không phải đơn thuần vì để dành điểm tốt hay nhận được sự ngợi khen từ phía bạn bè, thầy cô, gia đình... mà quan trọng là những định hướng tương lai sắp tới trong cuộc đời. Đối tượng là những sinh viên, những con người đang tràn đầy nhiệt huyết và lòng say mê, mặt khác các bạn học tập trong môi trường đại học chắc hẳn có những suy nghĩ chín chắn và sâu sắc nên sự chuẩn bị cho tương lai càng tốt, càng ý thức hơn về trách nhiệm của bản thân, sự độc lập tự chủ của một người trưởng thành. Thông thường nữ giới có biểu hiện định hướng cho tương lai tốt hơn nam giới.
Sự kết hợp của 3 loại động cơ này tạo động lực thúc đẩy hoạt động học tập của sinh viên. Động cơ học tập đúng đắn dẫn đến thái độ học tập tích cực và do đó kết quả học tập tốt, nếu không có động cơ học tập rõ ràng sẽ không thể nỗ lực hết mình vượt qua mọi khó khăn để đến với cái đích trong tương lai. Triển vọng tương lai phản ánh đích đến của nhu cầu thành công trong tương lai. Nhu cầu tự điều khiển có tác động điều chỉnh nhu cầu thành công ở mức độ không gây hại đến sự phát triển nhân cách. Nhu cầu thành công cần cả hai yếu tố dó để có thể trở thành động cơ học tập đúng đắn. Vậy giữa nhu cầu thành công, nhu cầu tự điều khiển và triển vọng tương lai có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ trong sự hình thành và phát triển động cơ học tập.
2. Sự hình thành động cơ học tập:
Động cơ học tập không có sẵn hay tự phát, mà được hình thành dần dần trong quá trình học tập của sinh viên dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giảng viên. Nhu cầu giải quyết được mâu thuẫn “giữa một bên là “phải hiểu biết” và bên kia là “chưa hiểu biết” (hoặc hiểu biết chưa đủ, chưa đúng)” là nguyên nhân chính yếu để hình thành động cơ học tập ở sinh viên.
Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng thường liên hệ mật thiết tới hứng thú của mỗi người. Nhờ có hứng thú mà động cơ ngày càng mạnh mẽ. Vì thế vai trò của hứng thú trong học tập là rất lớn. Trong học tập chẳng những cần có động cơ đúng đắn mà còn phải có hứng thú bền vững thì sinh viên mới có thể tiếp thu tri thức hiệu quả nhất.
Động cơ học được chia thành hai loại là động cơ bên ngoài (động cơ xã hội) và động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức). Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ hòan thiện tri thức thường không chứa đựng xung đột bên trong. Có thể có những khó khăn trong quá trình học hỏi đòi hỏi phải có nỗ lực ý chí để khắc phục, nhưng là khắc phục các trở ngại bên ngoài chứ không hướng vào đấu tranh với chính bản thân.
Do đó, chủ thể của hoạt động học không có những căng thẳng tâm lý. Hơn nữa, động lực nội tâm còn chứng tỏ được khả năng “tự quyết định”, làm phát sinh tinh thần độc lập, tự giải quyết các trở ngại, đem lại cho người học nhiều sáng kiến. Còn hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ quan hệ xã hội ở mức độ nào đó mang tính cưỡng bức, có những lực chống đối nhau (như kết quả học tập không đáp ứng mong muốn của cha mẹ).
Vì thế nó gắn liền với sự căng thẳng tâm lý, không đóng góp nhiều cho óc sáng tạo và khả năng giải quyết các trở ngại. Hơn nữa nó đòi hỏi phải đấu tranh với chính bản thân nên sinh viên dễ vi phạm nội quy, lơ là việc học...
3. Một số biện pháp tạo động cơ học cho sinh viên
Để tạo động cơ học tập cho sinh viên cần có sự tác động của nhiều yếu tố trong xã hội nhu bản thân người học, gia đình và nhà trường
3.1 Từ phía sinh viên
Các bạn sinh viên phải xác định được mục tiêu học tập của mình, trả lời được câu hỏi bạn muốn gì, khả năng của bạn đến đâu. Đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công. Thưc tế cho thấy ngoài đại học còn có rất nhiều con đường lập nghiệp. Không có nghĩa là là không học hỏi mà vấn đề người học phải xác định đúng đam mê, hoàn cảnh và khả năng của bản thân. Tránh trường hợp tìm mọi cách để vào đại học, rồi sau đó học không có mục đích, không có hứng thú, kết quả rất thấp. Như đã nói động cơ có rất nhiều loại khác nhau, có động cơ tốt có động cơ xấu. Ví dụ có simh viên học với động cơ phấn đấu, vươn lên, có kiến thức để có vi trí, có chỗ đứng trong cuộc sống, nhưng cũng có người học vì mục đích ghen tỵ, đó kỵ. dù là động cơ mang tính tiêu cực hay tích cực, nó đều có thể thúc đẩy chủ thể đạt kết quả học tập tương đương nhau,, nhưng dĩ nhiên là nhân cách khác nhau. Vì vậy, sinh viên cãn quan tâm chọn lựa để hình thành, hát triển cho mình những động cơ tích cực, đúng đắn, loại bỏ những động cơ tiêu cực.
3.2 . Từ phía giảng viên, các thày cô giáo
Thầy, cô giáo là người giúp sinh viên hình thành động cơ học tập đúng đắn, lành mạnh.về phương pháp, thầy, cô giáo không được áp đặt hoặc đưa ra những mô hình động cơ học tập có sẵn cho sinh viên. Thầy cô đóng vai trò là người khơi dậy mạnh mẽ ở sinh viên nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh tri thức trong học tập, hình thành động cơ học tập đúng đắn tạo nguồn để xây dựng thái độ học tập tự giác, tích cực hướng đến mục đích học tập. Trong nhà trường phổ thông, cao đẳng, đại học không có môn dạy riêng về động cơ học tập, môn nhân cách học...Việc hình thành động cơ, nhân cách cho sinh viên là thông qua các hoạt động giảng dạy, giáo dục của thầy, cô qua môn học.
Trong giảng dạy, giáo dục, sinh hoạt..., thầy, cô tổ chức cho sinh viên tự phát hiện ra cái mới, cách giải quyết sáng tạo nhiệm vụ học tập, có những trải nghiệm tốt đẹp qua học tập dần dần làm phát sinh nhu càu của sinh viên về tri thức khoa học, nhu cầu giải quyết các vấn đề trong học tập, ứng dụng trong cuộc sống. Học tập dần dãn trở thành nhu càu, niềm vui không thể thiếu của sinh viên. Qua đó học tập biến thành động cơ và bắt đầu định hướng cho các hoạt động học tập cụ thể, là động lực thúc đẩy cho sinh viên vượt qua các khó khăn, nghịch cảnh trong học tập
3. Kết luận
Động cơ học tập là yếu tố rất quan trọng có tác động mạnh mẽ đến chất lượng học tập của các bạn sinh viên. Mỗi sinh viên nên tự tạo động cơ học cho chính mình nhằm đạt được mục đích và kết quả tốt nhất. Bởi vì tất cả các tác động của giáo viên, gia đình, tất cả các phương pháp sẽ trở nên vô nghĩa nếu chính bản thân sinh viên không muốn, không chịu học tập.
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm nhân viên tư vấn tâm lý học đường
Việc làm cán bộ tư vấn tâm lý
Mức lương của giảng viên tâm lý là bao nhiêu?
.