Giám đốc điều hành là gì? Những yêu cầu đối với vị trí giám đốc điều hành

Giám đốc điều hành (CEO) là một chức danh không còn xa lạ đối với bất kỳ ai và cũng là công việc đáng mơ ước của nhiều người. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về CEO - Giám đốc điều hành nhé!

1. Giám đốc điều hành là gì?

Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer) là người phụ trách điều hành doanh nghiệp theo mục tiêu, tầm nhìn sứ mệnh, giá trị cốt lõi và văn hóa doanh nghiệp. CEO là người chịu trách nhiệm các quyết định chiến lược để đạt kết quả kinh doanh và tăng trưởng.

Vị trí cấp cao này đòi hỏi giám đốc điều hành phải chịu trách nhiệm về những thăng trầm, thành bại của doanh nghiệp, vạch ra những định hướng đúng đắn để dẫn dắt tổ chức. Có thể thấy rằng, họ chính là trung gian kết nối giữa HĐQT và tất cả các hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp. Giám đốc điều hành cũng đóng vai trò làm gương mặt đại diện cho doanh nghiệp trong các hoạt động truyền thông, đối ngoại. Một CEO cần phải sở hữu những kỹ năng và kiến thức sâu rộng, sự nhạy bén trong lãnh đạo cùng niềm đam mê vô song đối với tổ chức và con người của tổ chức.

Mức lương của giám đốc điều hành: Giám đốc điều hành lương bao nhiêu thường sẽ tùy thuộc vào chính sách đãi ngộ của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể thấy lương trung bình của giám đốc điều hành dao động trong khoảng từ 14 - 20 triệu đồng. Nhìn vào mức lương trung bình này có thể thấy mức thu nhập của vị trí này không hề thấp vì nó đi đôi với trách nhiệm và quyền lợi mà các giám đốc điều hành có thể nhận được. 

Tuy nhiên, trên thực tế với bất kỳ một việc làm nào thì mức lương đều sẽ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Vì vậy tùy thuộc vào mỗi trường hợp cụ thể thì mức lương của Giám đốc điều hành sẽ có sự thay đổi và chênh lệch đáng kể.

Giám đốc điều hành và tổng giám đốc

Đọc thêm: 18+ câu hỏi phỏng vấn Giám đốc điều hành

2. Những yêu cầu công việc đối với vị trí Giám đốc điều hành

Có kiến thức đa dạng nhiều lĩnh vực

Giám đốc điều hành phải có vốn kiến thức rộng không chỉ trong lĩnh vực mà họ đang tham gia mà còn có sự hiểu biết về các lĩnh vực khác như tài chính, nhân sự, luật, thị trường, thuế,... Đây là những nhiệm vụ hết sức quan trọng giúp doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro trong khi hoạt động.

Dày dặn kinh nghiệm và kỹ năng

Công việc này đòi hỏi các CEO phải đối mặt với các thử thách và áp lực để đưa ra hướng đi đúng đắn. Không chỉ có đầy đủ kỹ năng, kinh nghiệm mà những vốn sống, thử thách, va chạm cũng giúp họ ngày càng một hoàn thiện.

Sau một quá trình rèn luyện lâu dài, CEO sẽ có khả năng xử lý các xung đột diễn ra, nắm bắt tâm lý, quyết đoán trong mọi hoàn cảnh. Từ đó, tạo ra sự gắn kết nội bộ và quản lý công ty một cách hiệu quả.

Những tố chất cần thiết khác

Đây là vị trí hết sức quan trọng nên ngoài những kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng thì các CEO cần trang bị cho mình những tố chất cần thiết khác như óc tư duy chiến lược, khả năng hệ thống logic và sáng tạo, thông minh,..Một giám đốc điều hành thực thụ phải có can đảm để đưa ra những quyết định khó khăn cùng một lập trường vững chắc, dám đứng lên bảo vệ cho những gì đúng. Trên thực tế khi làm việc, CEO sẽ gặp phải nhiều quan điểm trái chiều, do đó tính kiên định sẽ giúp xây dựng văn hóa tổ chức tích cực, tạo sự tin tưởng và niềm tin cho các bên liên quan của tổ chức.

  • Sức khỏe tốt: Vị trí này đòi hỏi phải chịu đựng nhiều áp lực nên cần có sức khỏe tốt. Một lãnh đạo tự tin và khỏe mạnh sẽ xây dựng sự tin tưởng trong mắt các nhân viên và đối tác khách hàng.
  • Có tầm nhìn chiến lược sâu rộng: Đây là yếu tố thể hiện năng lực của một giám đốc điều hành. Một người có tầm nhìn chiến lược sâu rộng sẽ giúp cho doanh nghiệp ngày càng đi lên, hạn chế được những rủi ro và thất bại trên thương trường.
  • Kỹ năng quản lý, lãnh đạo chuyên nghiệp: Giám đốc điều hành là người có khả năng quản lý và giám sát mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, đặt ra các yêu cầu tuyển dụng nhân tài và trở thành một cánh tay đắc lực của doanh nghiệp.
  • Kỹ năng lãnh đạo sẽ giúp CEO biết cách làm thế nào để giải quyết vấn đề, biết cách trao quyền và trách nhiệm cho cấp dưới sao cho hiệu quả. Đồng thời tạo mối quan hệ bền chặt với nhân viên cấp dưới, thúc đẩy tinh thần tự giác, tạo động lực cho họ hoàn thành công việc hiệu quả.
  • Kỹ năng giao tiếp tốt: CEO giám đốc điều hành có nhiệm vụ truyền đạt trực tiếp các mục tiêu ý tưởng cho cấp dưới. Việc truyền đạt cần được thực hiện một cách rõ ràng và thuyết phục. Ngoài ra, CEO còn là người thường xuyên tiếp xúc với các đối tác vì vậy cần phải giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán và thuyết phục.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Assistant Manager – Trợ lý giám đốc tiếng Anh. Thu nhập của trợ lý giám đốc

3. Trách nhiệm của Giám đốc điều hành là gì? 

Lãnh đạo Ban Giám đốc

Thật khó để lãnh đạo một nhóm các nhà lãnh đạo, nhưng các giám đốc điều hành được thuê để làm việc đó. Bởi vì các nhà lãnh đạo thường có ý kiến mạnh mẽ, các thành viên hội đồng quản trị có thể không đồng ý về cách tốt nhất để thực hiện nhiệm vụ của hội đồng quản trị. Giám đốc điều hành phải lắng nghe tất cả các bên và tham gia giải quyết xung đột khi cần thiết.

Các nhà lãnh đạo tổ chức xây dựng sự liên kết thông qua giao tiếp rõ ràng. Họ tận dụng tất cả các kênh để truyền đạt tầm nhìn, sứ mệnh và đề xuất giá trị của công ty.

Tổ chức và quản lý các nỗ lực gây quỹ

Giám đốc điều hành có nhân viên phát triển để giúp gây quỹ, nhưng họ có trách nhiệm giám sát những nỗ lực đó. Dù là cung cấp công cụ hay hướng dẫn, giám đốc điều hành cần đưa ra sự hỗ trợ cần thiết để đạt được các mục tiêu tài chính.

Gắn kết nhân viên với các mục tiêu và mục tiêu của công ty

Sắp xếp là trách nhiệm trung tâm đối với bất kỳ giám đốc điều hành nào. Họ thiết lập định hướng chiến lược của tổ chức. Nếu nhân viên không phù hợp với các mục tiêu và mục tiêu của công ty, giám đốc đã thất bại trong việc truyền đạt sứ mệnh và tầm nhìn một cách hiệu quả.

Đánh giá và Quản lý Ngân sách

Giám đốc điều hành không cần phải là kế toán, nhưng họ nên cảm thấy thoải mái với bảng cân đối kế toán và báo cáo thu nhập. Nếu không có hiểu biết cơ bản về thông tin tài chính, các giám đốc điều hành không thể đảm bảo sức khỏe tài chính cho tổ chức của họ. Công nghệ giúp nhập dữ liệu cơ bản, phát triển ngân sách và báo cáo để giảm thiểu thời gian cam kết kiểm soát tài chính hàng ngày.

Rất ít ngành công nghiệp không có yêu cầu tuân thủ. Giám đốc điều hành phải nhận thức được những quy định áp dụng cho các tổ chức của họ. Cho dù đó là tiến hành kiểm toán hay hoàn thành các biểu mẫu thuế, giám đốc nên biết những gì cần thiết để đáp ứng thời hạn và duy trì sự tuân thủ. Thông thường, những yêu cầu này liên quan đến các khoản chi tiêu mà giám đốc điều hành nên đưa vào ngân sách.

Việc xem xét tài chính kịp thời giúp xác định các vấn đề tiềm ẩn trước khi chúng trở thành thảm họa ngay lập tức. Giám đốc điều hành nên xem xét các báo cáo quan trọng hàng tuần hoặc hàng tháng để đánh giá xem các hoạt động có đang đi đúng hướng hay không. Ngân sách hiếm khi đi theo kế hoạch. Đó là lý do tại sao các giám đốc điều hành nên thiết lập một quy trình phân tích hoạt động hiện tại so với ngân sách.

Tài liệu VietJack

Thực hiện các công việc tư vấn cho lãnh đạo

Là một người cố vấn phát triển đội ngũ nhân viên và tổ chức, cũng như giám đốc điều hành. Trong khi các nhân viên và hội đồng quản trị sẽ học được nhiều điều từ giám đốc điều hành, thì những giám đốc giỏi nhất cũng học được từ những người được cố vấn của họ.

Các giám đốc điều hành dành thời gian để kết nối với những người được cố vấn nhằm phát triển mối quan hệ cá nhân vượt ra ngoài giao tiếp liên quan đến công việc. Họ nên huấn luyện những điểm mạnh và sở thích của người được cố vấn. Nhân viên cố vấn, thành viên hội đồng quản trị và tình nguyện viên cung cấp cho các giám đốc điều hành một cái nhìn thoáng qua về tương lai của tổ chức của họ.

Đọc thêm: C- suite là gì? Bí quyết để trở thành giám đốc điều hành cấp cao

4. Phân biệt Giám đốc điều hành (CEO) và Giám đốc vận hành (COO)

Mỗi tổ chức có thể định nghĩa và phân công nhiệm vụ cho vị trí Giám đốc điều hành (CEO) và Giám đốc vận hành (COO) khác nhau tùy thuộc vào cấu trúc tổ chức và yêu cầu cụ thể.

Yếu tố so sánh

Giám đốc điều hành (CEO)

Giám đốc vận hành (COO)

Vị trí

Là người đứng đầu cao nhất của tổ chức

Thường đứng thứ hai sau CEO trong cấu trúc tổ chức

Trách nhiệm

Quyết định chiến lược và hướng phát triển tổ chức

Quản lý hoạt động hàng ngày của tổ chức

Lãnh đạo

Định hướng và thúc đẩy sự phát triển của tổ chức

Đảm bảo hoạt động hiệu quả và hiệu suất của tổ chức

Quản lý

Điều hành và giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức

Quản lý các bộ phận và quy trình cụ thể trong tổ chức

Tương tác

Đại diện cho tổ chức trước công chúng, đối tác và cổ đông

Tương tác với các bộ phận và nhân viên trong tổ chức

Chiến lược

Xác định và triển khai chiến lược dài hạn của tổ chức

Hỗ trợ CEO trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược

Quyền lực

Có quyền ra quyết định cuối cùng trong các vấn đề quan trọng của tổ chức

Quyền lực thực hiện nhiệm vụ được giao từ CEO

Đọc thêm: Công việc giám đốc điều hành mới nhất

Như vậy, vị trí Giám đốc điều hành (CEO) và Giám đốc vận hành (COO) có những sự khác biệt nhất định nhưng nhìn chung đều là các vị trí nhân sự cao cấp trong công ty và  đảm nhận những công việc quan trọng. Sự khác biệt lớn nahats giữa CEO và COO là ở công việc đảm nhận, có thể thấy CEO có trách nhiệm lãnh đạo nhiều hơn là thực thi. 

Nếu ví công ty như một cỗ máy thì CEO là người vận hành, sửa chữa, bảo trì, nâng cấp để bộ máy ấy luôn hoạt động một cách hoàn hảo và hướng đến chỉ số công suất cao nhất. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về giám đốc điều hành. Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng thành công !

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!