1. Bộ C (C-Suite) là gì ?
C-Suite là thuật ngữ chỉ các vị trí lãnh đạo cao nhất trong một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Các công ty khác nhau sẽ có cách gọi tên vị trí C-Suite khác nhau do những khác biệt về đặc điểm của công ty và ngành nghề kinh doanh. Tuy nhiên chức danh các vị trí C-Suite thường bắt đầu bằng chữ “C”. Chữ “C” này là viết tắt của “Chief” và được hiểu là “Giám đốc”, ví dụ như Giám đốc điều hành (CEO), Giám đốc tài chính (CFO),…
Các nhà quản lý C-Suite là thường những cá nhân xuất sắc và có nhiều kinh nghiệm làm việc. Các cá nhân này sẽ phối hợp với nhau để điều hành và lãnh đạo doanh nghiệp. Nhờ vậy mà các hoạt động và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp luôn phù hợp với các chính sách, mục tiêu và kế hoạch đã đặt ra.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Bí quyết để trở thành giám đốc điều hành cấp cao
Tự tin vào kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân
Trước tiên, bạn phải tự tin vào kỹ năng và kinh nghiệm của bản thân, có như vậy thì bạn mới bình tĩnh trước những tình huống khó khăn của công việc. Ngoài ra, sự tự tin của bạn sẽ quyết định niềm tin của cấp dưới đối với bạn.
Mở rộng networking
Mở rộng networking hay mở rộng mạng lưới quan hệ trong công việc sẽ giúp bạn kết nối được với nhiều người tài giỏi. Đây là một bí quyết giúp bạn giải quyết các vấn đề về nhân sự, cố vấn và đối tác.
Trình độ giáo dục
Điều đầu tiên vị trí C-Suite phải đáp ứng được đó là có bằng MBA hoặc bằng cấp có liên quan đến vị trí của họ. Vì vậy bạn cần chú ý tạo dựng cho mình một nền tảng giáo dục vững chắc để thuận lợi phát triển sự nghiệp.
Chọn vị trí bắt đầu sự nghiệp phù hợp
Như đã nói con đường thăng tiến nội bộ là con đường phổ biến nhất giúp bạn trở thành một C-Suite. Do đó nếu bạn có thể chọn cho mình một vị trí cấp đầu vào phù hợp tại các công ty lớn và từng bước tiến lên các vị trí cao hơn, bạn sẽ thấy con đường trở thành C-Suite rõ ràng hơn bao giờ hết.
Bạn có thể lựa chọn trở thành một C-Suite điều hành khu vực hoặc quốc tế, sau đó tiến tới vị trí C-Suite điều hành cao nhất. Ngoài ra, bạn cũng cần trau dồi kỹ năng tài chính của mình để gia tăng cơ hội tiến tới vị trí C-Suite.
Được công nhận
Bất kể bạn chọn khởi đầu tại vị trí nào hay bạn đang ở vị trí nào trên con đường sự nghiệp, thì việc đạt được các thành tích và được công nhận năng lực đều rất quan trọng. Có nhiều cách để bạn được công nhận, chẳng hạn bạn có thể chủ động tiếp nhận các cơ hội phát triển mới, nhận các nhiệm vụ phải di chuyển nhiều hoặc phải chuyển nơi cư trú. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tìm kiếm các cơ hội làm việc cùng hoặc được cố vấn bởi các nhà quản lý C-Suite.
Nâng cao khả năng lãnh đạo
Nếu mục tiêu sự nghiệp của bạn là trở thành một C-Suite thì bạn cần tập trung phát triển năng lực lãnh đạo của mình. Điều này sẽ giúp bạn dẫn dắt nhân viên của mình hiệu quả và đạt được những kết quả tốt nhất.
Để trở thành một người có khả năng lãnh đạo xuất sắc, bạn cần phát triển kỹ năng giao tiếp, thuyết phục và phải học cách truyền động lực cho cấp dưới. Đồng thời bạn cũng cần học cách giữ bình tĩnh và có thể cân bằng trước những áp lực lớn từ công việc.
Phát triển thương hiệu cá nhân
Nếu như niềm đam mê và khát vọng có thể khiến bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, thì chính giá trị cá nhân sẽ giúp bạn nổi bật hơn người khác. Bạn nên làm bạn cùng những đồng nghiệp có cùng chí hướng, những người có thể thể hiện giá trị thương hiệu của bạn. Điều này sẽ giúp bạn thiết lập được những mối quan hệ ý nghĩa và giúp bạn chứng tỏ được giá trị cũng như tiềm năng của một nhà lãnh đạo tài ba. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý xây dựng hồ sơ trực tuyến của mình. Hãy đảm bảo các giá trị thương hiệu cá nhân của bạn được truyền tải rõ ràng và nhất quán trên tất cả các nền tảng trực tuyến.
Đọc thêm: Giám đốc điều hành là gì? Những yêu cầu đối với vị trí giám đốc điều hành
3. Nhân sự cấp (C-Suite) có vai trò như thế nào?
Các chức danh (C-Suite) trong một công ty sẽ phản ánh sứ mệnh và sự chuyên nghiệp của công ty đó.
VD: Một công ty tập trung phát triển nguồn nhân lực sẽ cần có Giám đốc nhân sự (Chief People Officer) để quản lý chặt chẽ quy trình tuyển dụng, đề ra những tiêu chí và định hướng phù hợp với lộ trình phát triển của công ty.
Một điều cần lưu ý là các vị trí C-suite có thể thay đổi, tăng giảm theo thời gian, điều này giúp doanh nghiệp thích ứng linh hoạt với hoàn cảnh của công ty trong từng giai đoạn phát triển. Ví dụ, những năm gần đây vị trí Giám đốc môi trường (Chief Environmental Officer) được nhiều doanh nghiệp quan tâm đầu tư để thích ứng và tuân thủ theo các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Nói tóm lại, không thể phủ nhận vai trò của các thành viên (C-Suite) nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả.
4. Một số chức danh trong bộ C
Giám đốc điều hành (CEO)
CEO giám đốc điều hành cấp cao nhất của công ty, CEO thường giữ vai trò là bộ mặt của công ty và thường xuyên nhờ các thành viên trong bộ C khác tư vấn về các quyết định quan trọng. Các CEO có thể đến từ bất kỳ nền tảng nghề nghiệp nào, miễn là họ đã trau dồi kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng ra quyết định trên con đường sự nghiệp của họ.
Giám đốc tài chính (CFO)
Trong ngành tài chính, vị trí CFO đại diện cho đỉnh cao để các nhà phân tích tài chính và kế toán phấn đấu cho sự thăng tiến. Quản lý danh mục đầu tư, kế toán, nghiên cứu đầu tư và phân tích tài chính là những kĩ năng chính mà CFO phải có.
Các giám đốc tài chính có tư duy toàn cầu và hợp tác chặt chẽ với các CEO để tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới đồng thời cân nhắc rủi ro tài chính và lợi ích của thương vụ đầu tư mạo hiểm tiềm năng.
Giám đốc thông tin (CIO)
Một nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ thông tin, CIO thường bắt đầu với tư cách là một nhà phân tích kinh doanh, sau đó phát triển các kĩ năng kĩ thuật trong các ngành như lập trình, mã hóa, quản lý dự án và lập bản đồ.
CIO thường áp dụng các kỹ năng này vào quản lý rủi ro, chiến lược kinh doanh và hoạt động tài chính. Trong nhiều công ty, CIO được gọi là giám đốc công nghệ.
Đọc thêm: Việc làm dành cho giám đốc thông tin CIO mới nhất
Giám đốc điều hành (COO)
COO đảm bảo hoạt động của công ty chạy thông suốt trong các lĩnh vực như tuyển dụng, đào tạo, biên chế, pháp lý, và các dịch vụ hành chính. COO thường là chỉ huy thứ hai cho Giám đốc điều hành.
Giám đốc tiếp thị (CMO)
CMO thường hoạt động từ các vai trò bán hàng và tiếp thị. Những nhà điều hành này có kĩ năng quản lý các sáng kiến phát triển sản phẩm và đổi mới xã hội.
Các thành viên trong bộ C (C-Suite) khác bao gồm Giám sát trưởng (CCO), Giám đốc Nhân sự (CHRM), Giám đốc An ninh (CSO), Giám đốc Cam kết môi trường (CGO), Giám đốc Phân tích (CAO), Giám đốc Y tế (CMO), và Giám đốc dữ liệu (CDO).
5. Con đường dẫn đến vị trí C-Suite
Về cơ bản có khá nhiều cách đưa bạn đến vị trí C-Suite. Sau đây là các con đường phổ biến nhất:
Thăng chức nội bộ
Đây là con đường phổ biến nhất. Nếu chọn con đường này bạn sẽ bắt đầu tại các vị trí cấp thấp trong một doanh nghiệp, sau đó dần thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Thông thường bạn sẽ cần khoảng 15 năm làm việc trong một công ty để có thể lên đến vị trí C-Suite. Trong thời gian làm việc tại đó, bạn sẽ phải tích lũy cho mình những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết. Đặc biệt bạn còn phải có khả năng đổi mới bản thân theo sự phát triển của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể.
Tuyển dụng bên ngoài
Với con đường này bạn sẽ ngay lập tức trở thành một Giám đốc điều hành C-Level hoặc sẽ giữ chức vụ quản lý cao thứ hai trước khi được thăng chức. Điều kiện để theo con đường này là bạn phải xây dựng được một hồ sơ năng lực ấn tượng và phải có chiến lược phát triển các kinh nghiệm, kỹ năng, chuyên môn và thương hiệu cá nhân cụ thể.
Thành lập công ty riêng
Khi là chủ sở hữu một doanh nghiệp, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội và có thể kiểm soát tốt hơn con đường lên tới vị trí C-Suite của mình. Bên cạnh đầu tư cho việc kinh doanh riêng, bạn còn phải tập trung rèn luyện kỹ năng giao tiếp, bán hàng, khả năng chịu được áp lực, thử thách và phải xây dựng cho mình một mạng lưới quan hệ vững chắc.
Tóm lại có nhiều con đường có thể dẫn bạn tới vị trí C-Suite. Con đường đó dài hay ngắn, thuận lợi hay khó khăn sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn và nỗ lực của mỗi người. Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu thực sự muốn trở thành một C-Suite hãy nghiêm túc đánh giá bản thân và xây dựng cho mình một lộ trình cụ thể. Uptalent tin rằng với sự quyết tâm và kiên trì bạn sẽ thành công.
Đọc thêm: Sales Representative là gì? 7 đặc điểm của người đại diện kinh doanh
Nếu thực sự muốn trở thành một C-Suite hãy nghiêm túc đánh giá bản thân và xây dựng cho mình một lộ trình cụ thể, thuận lợi hay khó khăn sẽ phụ thuộc vào sự lựa chọn và nỗ lực của mỗi người. Trong viết trên, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về C-Suite. Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng hiệu quả !