5 lời khuyên trở thành lãnh đạo để được nhân viên tôn trọng

Có thể nói, sự quan tâm chính là chìa khóa quan trọng giúp các ‘sếp’ tạo được mối quan hệ tốt với nhân viên của mình. Đôi khi chỉ là những lời hỏi thăm sức khỏe, gia đình…, các sếp cũng có thể tạo động lực nhân viên làm việc hiệu quả và cống hiến nhiều hơn nữa cho công ty

1. Thái độ quan tâm

Có thể nói, sự quan tâm chính là chìa khóa quan trọng giúp các ‘sếp’ tạo được mối quan hệ tốt với nhân viên của mình. Đôi khi chỉ là những lời hỏi thăm sức khỏe, gia đình…, các sếp cũng có thể tạo động lực nhân viên làm việc hiệu quả và cống hiến nhiều hơn nữa cho công ty.

Ngoài ra, bằng việc quan tâm, các ông chủ sẽ hiểu rõ nhân viên của mình, từ đó nhìn nhận và đánh giá chính xác năng lực của từng người để sắp xếp công việc hợp lý. Khi đã ở một vị trí phù hợp và cảm thấy mình có giá trị đối với nơi làm việc, họ sẽ chẳng có lý do gì để từ bỏ công việc.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Tôn trọng cá tính và sở thích của nhân viên

Một trong những điều quan trọng để các nhân viên luôn hết mình với công việc đó là khiến họ cảm thấy thoải mái, không phải che đi cá tính và con người họ. Mọi sở thích cần được tôn trọng theo một chừng mực nhất định.

Ngược lại, nếu các ông chủ luôn tạo sự chèn ép, gò bó đối với nhân viên, chuyện họ ra đi sẽ chỉ là một sớm một chiều, hoắc nếu có ở lại thì hiệu quả công việc sẽ không thể cao.

3. Lắng nghe

Trong bất cứ môi trường nào thì được lắng nghe cũng đồng nghĩa với việc được đánh giá cao.Vì vậy, các ông chủ nên thường xuyên mở các cuộc thảo luận để khuyến khích nhân viên bày tỏ quan điểm của mình, đóng góp những ý tưởng để cải thiện hiệu suất lao động. Khi được ở trong một môi trường mà họ luôn được tôn trọng, lắng nghe, chắc chắn họ sẽ có động lực để gắn bó lâu dài và cống hiến hết mình.

Đọc thêm: Kỹ năng lãnh đạo là gì ? 5 kỹ năng quan trọng cho nhà lãnh đạo chiến lược

4. Khen thưởng cá nhân

Khen thưởng chính là động lực thiết thực nhất để khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên. Trong khi làm việc nhóm, công sức các thành viên bỏ ra là không giống nhau nên những người làm tốt cần được khen thưởng thích đáng để tiếp tục phát huy.

Ngoài ra, đối với những cá nhân xuất sắc, các ông chủ nên cân nhắc đến việc tăng lương hoặc thăng chức để giúp họ cảm thấy công sức họ bỏ ra được đền bù xứng đáng.

Tài liệu VietJack

5. Tạo điều kiện để nhân viên nhìn nhận lại bản thân

Các ông chủ luôn lắng nghe và tôn trọng nhân viên của mình nhưng không đồng nghĩa với việc quá ‘nuông chiều’ nhân viên. Đối với những sai lầm của nhân viên, các ông chủ vẫn nên nhắc nhở để họ nhận ra lỗi của mình.

Tuy nhiên, các ‘sếp’ không nên chỉ trích quá nặng nề vì điều này chỉ khiến cho mối quan hệ của hai bên trở nên căng thẳng và khó hợp tác sau này. Một ông chủ khéo léo là người biết phân tích để nhân viên tự nhận ra lỗi của mình, nhờ vậy họ sẽ không giờ mắc phải những lỗi tương tự; hơn hết họ sẽ rất ‘nể’ và phục sếp của mình.

Đọc thêm: Phong cách lãnh đạo là gì? TOP 10 phong cách lãnh đạo cần biết

Trên đây 1900 - tin tức việc làm đã tổng hợp những kiến thức cần biết về lãnh đạo. Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp các bạn trẻ có những định hướng nghề nghiệp phù hợp. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi và đừng quên cập nhập các thông tin về nghề nghiệp khác trên 1900 nhé!

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!