Kỹ năng lãnh đạo là gì ? 5 kỹ năng quan trọng cho nhà lãnh đạo chiến lược

Để dễ dàng thành công và thăng tiến trong sự nghiệp thì kỹ năng lãnh đạo là yếu tố không thể thiếu. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về những kỹ năng mà một người lãnh đạo phải có nhé !

1. Kỹ năng lãnh đạo là gì ?

Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng bạn sử dụng khi tổ chức, sắp xếp công việc cho những người khác để đạt được mục tiêu chung. Cho dù bạn ở vị trí quản lý hay lãnh đạo một dự án, kỹ năng lãnh đạo vẫn luôn quan trọng, cho phép bạn thúc đẩy người khác hoàn thành một loạt các nhiệm vụ, thường là theo lịch trình cố định. Lãnh đạo không chỉ là một kỹ năng mà là sự kết hợp của nhiều kỹ năng mềm khác.
Một nhà lãnh đạo mạnh mẽ cần sự kiên nhẫn, đồng cảm, biết lắng nghe, đáng tin cậy, sáng tạo, tích cực, giỏi giao tiếp, xây dựng môi trường tập thể, uyển chuyển, linh hoạt, sẵn sàng chấp nhận rủi ro và có khả năng giảng dạy hoặc cố vấn. Các nhà lãnh đạo giỏi là lực lượng cần thiết cho bất kỳ công ty, tổ chức nào. Họ có thể hỗ trợ xây dựng các đội, nhóm mạnh trong doanh nghiệp và đảm bảo các dự án, sáng kiến ​​hoặc công việc khác được tiến hành trôi chảy.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. 5 kỹ năng quan trọng cho nhà lãnh đạo chiến lược 

Kỹ năng tư duy chiến lược

Kỹ năng tư duy chiến lược là điều phân biệt giữa những nhà lãnh đạo hiệu quả so với phần còn lại. Tư duy chiến lược lãnh đạo là khả năng xác định rõ tầm nhìn, mục tiêu tổ chức cần hướng đến và những kết quả chính cần đạt được để hướng tới mục tiêu đó. 

Lãnh đạo có kỹ năng tư duy chiến lược sẽ cần đảm bảo xác định và truyền đạt được tầm nhìn, sứ mệnh đến với các thành viên trong tổ chức của mình.

Kỹ năng lập kế hoạch

Nếu tư duy chiến lược là xác lập mục tiêu thì kỹ năng lập kế hoạch sẽ giúp nhà quản lý, tổ chức hướng đến mục tiêu đó. Tư duy chiến lược cho bạn một đích đến còn kỹ năng lập kế hoạch sẽ cho bạn một con đường đi đến đích.

Kỹ năng lập kế hoạch là những khả năng thực tế hàng ngày giúp bạn dễ dàng xử lý khối lượng công việc, hoàn thành nhiệm vụ và cộng tác với những thành viên trong đội ngũ của mình. Có nhiều ví dụ khác nhau về khả năng lập kế hoạch, bao gồm tư duy phản biện, chú ý đến chi tiết và giao tiếp với đội ngũ… Nhà quản lý cần học cách cải thiện khả năng lập kế hoạch để có thể nâng cao hiệu suất, hiệu quả công việc của bản thân và hỗ trợ đội ngũ cùng hướng đến mục tiêu chung.

Kỹ năng giao tiếp

Một nhà lãnh đạo giỏi cần có kỹ năng giao tiếp, tạo được sự cởi mở với những thành viên trong team. Họ có thể giải thích ngắn gọn các mục tiêu và nhiệm vụ của tổ chức bằng cách sử dụng các loại kênh giao tiếp khác nhau, chẳng hạn như trao đổi trực tiếp, email, video trò chuyện, điện thoại hay qua chat…

Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng chung không chỉ lãnh đạo, quản lý cần có mà mọi nhân viên đều cần có. Tuy nhiên, ở cấp độ lãnh đạo, kỹ năng này càng cần được rèn luyện chuyên sâu, thậm chí được xử lý thành phản xạ.

Người có kỹ năng giao tiếp tốt chưa chắc đã là lãnh đạo nhưng khi đã là lãnh đạo, bạn chắc chắn cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Một số lưu ý về giao tiếp, người lãnh đạo nên lưu ý như sau:

  • Lắng nghe chủ động
  • Đặt câu hỏi mở, khuyến khích sự chia sẻ của nhân viên
  • Thẳng thắn, tránh các ẩn ý

Không nhận xét theo kiểu bánh mì kẹp (tích cực – tiêu cực – tích cực). Điều này không khiến nhân viên của bạn cảm thấy dễ chịu hơn khi giao tiếp mà sẽ chỉ khiến họ hoang mang, không hiểu bạn thực sự mong muốn điều gì.

Kỹ năng quản lý con người

Con người là yếu tố rất khó quản lý. Bởi lẽ, mỗi con người không đơn thuần như những cỗ máy cơ học mà chứa đầy hỉ nộ ái ố với những mục tiêu, cảm xúc, động lực, niềm tin khác nhau. Quản lý con người – một trong những tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp cũng là kỹ năng quan trọng mà lãnh đạo cần có. 

Kỹ năng quản trị sự thay đổi

Seth Godin – nhà diễn thuyết nổi tiếng người Mỹ khi phân biệt giữa leader (lãnh đạo) và manager (quản lý) đã kể câu về người thầy dạy học sinh.

Một thầy giáo dạy viết văn được phân về khu người nghèo bang Florida. Bọn trẻ 10 – 12 tuổi, da màu và nghèo. Chúng ghét học, ghét các cuốn sách giáo khoa với nội dung chẳng liên quan gì đến chúng, lại có hơi hướng phân biệt chủng tộc.

Người thầy thu hết sách lại, mua những máy ảnh đen trắng rẻ tiền, phát cho bọn trẻ và bảo về chụp cuộc sống hàng ngày của chúng. Rồi người thầy dạy chúng tráng phim, in ảnh. Rồi bảo: các em hãy viết về câu chuyện trong các bức ảnh này. Chúng trả lời: nhưng bọn em không biết viết. Và thế là chúng bắt đầu học. Bọn trẻ học với lòng khao khát chứ không phải bị bắt buộc, học cho chính mình chứ không phải chỉ để lấy điểm.

Đọc thêm: 5 bài học từ kỹ năng lãnh đạo của người nổi tiếng

Seth Godin cho rằng: Khi thế giới thay đổi, việc quản lý luôn thất bại bởi vì chúng ta không hiểu làm thế nào để tiến lên. Ông xem leader là người làm chủ hoạt động của mình, sẵn sàng làm những việc không nằm trong agenda, trong kế hoạch đã đề ra còn manager là nô lệ của agenda.

Tài liệu VietJack

3. Tại sao hành vi lãnh đạo quan trọng trong doanh nghiệp 

Hành vi lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong một tổ chức vì nó ảnh hưởng đến sự thành công và phát triển của tổ chức đó. Dưới đây là các lý do quan trọng về tại sao hành vi lãnh đạo là quan trọng:

Định hướng và mục tiêu

Một nhà lãnh đạo giỏi có thể định hướng và xác định mục tiêu cho tổ chức. Họ biết cách khơi dậy đam mê, thúc đẩy nhân viên và tạo động lực cho toàn bộ nhóm làm việc chung. Hành vi lãnh đạo đúng hướng sẽ hỗ trợ tổ chức đạt được sự định hình rõ ràng của mục tiêu và giúp đội ngũ nhân viên tập trung và làm việc hết sức mình để đạt được mục tiêu đó.

Tạo môi trường làm việc tích cực

Hành vi lãnh đạo có thể tác động đến môi trường làm việc. Một nhà lãnh đạo có thái độ tích cực, tôn trọng và tạo điều kiện để các thành viên trong tổ chức cảm thấy tự tin và động viên. Một môi trường làm việc tích cực thúc đẩy sự sáng tạo, sự hợp tác và tăng cường hiệu suất làm việc.

Tăng cường tinh thần làm việc và sự cam kết

Một nhà lãnh đạo xuất sắc có khả năng tạo niềm tin và tình cảm yêu thương từ các thành viên trong tổ chức. Họ biết cách động viên và thúc đẩy nhân viên, góp phần làm tăng cường tinh thần làm việc và sự cam kết đối với tổ chức. Những người lãnh đạo giỏi giúp tạo ra một môi trường làm việc nơi mà mọi người có cảm giác rằng công việc của họ được đánh giá cao và được xem là một phần quan trọng của tổ chức.

Khắc phục khó khăn và xử lý xung đột

Hành vi lãnh đạo phù hợp là cần thiết để giúp tổ chức vượt qua khó khăn và xử lý xung đột hiệu quả. Nhà lãnh đạo có khả năng đưa ra quyết định, giải quyết vấn đề và tạo ra giải pháp thích hợp trong mọi tình huống. Họ biết cách thể hiện khả năng tưởng tượng và sáng tạo để tiếp cận các vấn đề khó khăn và giúp định hình lại hướng đi cho tổ chức.

Đọc thêm: Team Leader là gì? Những kỹ năng cần có để trở thành một Trưởng nhóm giỏi

Giao tiếp và đồng hành

Một nhà lãnh đạo giỏi có khả năng giao tiếp một cách hiệu quả và tạo sự đồng hành với tất cả các thành viên tổ chức. Họ thể hiện sự lắng nghe, sẵn lòng chia sẻ thông tin và thể hiện sự quan tâm đến ý kiến ​​của mọi người. Hành vi lãnh đạo tích cực trong giao tiếp và đồng hành giúp xây dựng niềm tin và tạo ra một tinh thần làm việc hòa đồng và đoàn kết.
Tóm lại, hành vi lãnh đạo quan trọng trong một tổ chức vì nó tạo ra một môi trường làm việc tích cực, tạo động lực và cam kết trong công việc. Hành vi lãnh đạo phù hợp giúp xây dựng và phát triển tổ chức thành công.

Kỹ năng lãnh đạo nhóm là gì? Vì sao cần kỹ năng lãnh đạo nhóm

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kỹ năng lãnh đạo

Sự quyết đoán

Sự quyết đoán sẽ giúp những người lãnh đạo đưa ra quyết định trong những tình huống cấp bách một cách nhanh chóng. Nhất là những kế hoạch, dự án cần sự chấp nhuận để triển khai, từ đó quyết định đến sự thành công hay thất bại. Vì vậy, một người có kỹ năng lãnh đạo tốt thường có tầm nhìn xa trông rộng cũng như sự quyết đoán trong mọi trường hợp.

Công bằng và chính trực

Công bằng và chính trực là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của kỹ năng lãnh đạo. Chính trực trong công việc thường có nghĩa là một người có thể đưa ra các định hướng, lựa chọn đạo đức và giúp công ty duy trì hình ảnh tích cực.

Xây dựng mối quan hệ (hoặc xây dựng đội ngũ)

Việc lãnh đạo đòi hỏi khả năng xây dựng và duy trì một đội ngũ mạnh mẽ, tổng hợp được ưu điểm của từng cá nhân để hoàn thành mục tiêu chung. Việc xây dựng đội ngũ cũng đòi hỏi các thế mạnh lãnh đạo khác như kỹ năng giao tiếp hiệu quả và giải quyết xung đột.

Giải quyết vấn đề

Các nhà lãnh đạo giỏi cần có kỹ năng giải quyết vấn đề phát sinh trong công việc, thường đòi hỏi phải giữ bình tĩnh. Điều này giúp họ có thể đối mặt với những khó khăn trong quá trình kinh doanh hay bất cứ tình huống nào. Đặc biệt, mỗi vấn đề diễn ra đều không giống nhau để áp dụng chung một công thức, đòi hỏi người lãnh đạo vận dụng kỹ năng và kinh nghiệm mà mình có để phân tích tình huống, đưa ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất.

Độ tin cậy

Trở thành một nhà lãnh đạo đáng tin cậy có nghĩa là mọi người có thể tin tưởng và dựa vào bạn. Một người đáng tin cậy sẽ luôn làm theo các kế hoạch và giữ lời hứa. Làm việc với một người lãnh đạo đáng tin cậy thì nhân viên cũng cảm thấy an tâm và cống hiến hết mình cho công việc.

Khả năng giảng dạy và cố vấn

Một trong những kỹ năng phân biệt khả năng lãnh đạo với nhiều năng lực khác là khả năng giảng dạy và cố vấn. Người lãnh đạo giỏi là người có trình độ chuyên môn và kỹ năng cao, giàu kinh nghiệm để dẫn dắt nhân viên làm việc hiệu quả. Do đó, họ luôn là người đưa ra những lời khuyên, tư vấn hữu ích giúp nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao.

Đọc thêm: Executive Director – Giám đốc điều hành. Yêu cầu và kỹ năng đối với giám đốc điều hành

5. Cách rèn luyện kỹ năng cho nhà lãnh đạo chiến lược 

Tư duy sáng tạo

Đưa ra các sáng kiến. Hãy tập trung vào công việc chính, đồng thời phát triển thêm các kỹ năng hoặc học hỏi kiến thức mới. Bạn càng làm nhiều việc, bạn sẽ càng học được nhiều hơn. Khi bạn đảm nhiệm được nhiều vị trí, bạn có thể trở thành lãnh đạo.

Xây dựng tư duy phản biện

Để nâng cao kỹ năng lãnh đạo, bạn có phải tư duy phản biện, phê phán. Các nhà lãnh đạo giỏi thường có khả năng dự đoán trước những nguy cơ tiềm ẩn trước khi chúng thực sự xảy ra, từ đó ngăn chặn kịp thời hoặc nhìn nhận được các cơ hội và tận dụng chúng để mang lại lợi ích cho công ty và nhân viên. Đây cũng là kỹ năng tư duy sáng tạo nên những điều mới mẻ để ứng dụng cho quá trình quản lý và lãnh đạo của bạn hiệu quả nhất.

Rèn kỹ năng lắng nghe

Một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với một nhà lãnh đạo là lắng nghe. Để lắng nghe hiệu quả, bạn cần duy trì giao tiếp bằng mắt, tránh phân tâm và trả lời nội dung phù hợp. Với kỹ năng lắng nghe, bạn sẽ có được những đóng góp và ý kiến hỗ trợ cho công việc và thay đổi theo hướng tích cực nhất.

Thúc đẩy nhân viên

Cựu Tổng thống Mỹ John Quincy Adams từng nói: "Nếu hành động của bạn truyền cảm hứng cho những người khác, để họ biết mơ ước nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, làm việc nhiều hơn và trưởng thành nhiều hơn, bạn là một nhà lãnh đạo".

Xử lý xung đột

Các nhà lãnh đạo phải biết cách giải quyết xung đột với thái độ trung thực và thẳng thắn. Điều này đòi hỏi rất nhiều can đảm. Hãy luôn lắng nghe các ý kiến và phân tích phải trái trước khi đưa ra kết luận. Về vấn đề xử lý rắc rối hay bất cứ những công việc gì đều cần đến kỹ năng giải quyết vấn đề, các bạn hãy ứng dụng cho nhu cầu công việc hiệu quả hơn.

Kỹ năng lãnh đạo là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý và điều hành các tổ chức. Trong bài viết trên,  1900 - tin tức việc làm đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về việc trở thành một lãnh đạo thành công, cần phải có sự kết hợp giữa các kỹ năng cứng và mềm, đồng thời liên tục rèn luyện và cải thiện bản thân, đóng góp tích cực cho sự phát triển của tổ chức.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!