5 bài học từ kỹ năng lãnh đạo của người nổi tiếng

Kỹ năng lãnh đạo là một kỹ năng vô cùng quan trọng. Vậy kỹ năng lãnh đạo là gì? Hãy cùng 1900 - Tin tức việc làm tìm hiểu về kỹ năng lãnh đạo và 5 bài học từ kỹ năng lãnh đạo của người nổi tiếng trong bài viết dưới đây nhé!

1. Kỹ năng lãnh đạo là gì? 

Kỹ năng lãnh đạo là kỹ năng bạn sử dụng khi tổ chức, sắp xếp công việc cho những người khác để đạt được mục tiêu chung. Cho dù bạn ở vị trí quản lý hay lãnh đạo một dự án, kỹ năng lãnh đạo vẫn luôn quan trọng, cho phép bạn thúc đẩy người khác hoàn thành một loạt các nhiệm vụ, thường là theo lịch trình cố định. Lãnh đạo không chỉ là một kỹ năng mà là sự kết hợp của nhiều kỹ năng mềm khác.

Một nhà lãnh đạo mạnh mẽ cần sự kiên nhẫn, đồng cảm, biết lắng nghe, đáng tin cậy, sáng tạo, tích cực, giỏi giao tiếp, xây dựng môi trường tập thể, uyển chuyển, linh hoạt, sẵn sàng chấp nhận rủi ro và có khả năng giảng dạy hoặc cố vấn. Các nhà lãnh đạo giỏi là lực lượng cần thiết cho bất kỳ công ty, tổ chức nào. Họ có thể hỗ trợ xây dựng các đội, nhóm mạnh trong doanh nghiệp và đảm bảo các dự án, sáng kiến ​​hoặc công việc khác được tiến hành trôi chảy.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. 5 bài học từ kỹ năng lãnh đạo của người nổi tiếng 

Tính quyết đoán

Richard Branson – Nhà sáng lập của tập đoàn Virgin đã viết: “Một trong những kỹ năng lãnh đạo quan trọng nhất mà bất cứ nhà quản lý nào đều cần phải học là biết rằng: Khi nào cần trở nên quyết đoán, và khi nào cần lùi lại một bước, để nhìn thật kỹ bức tranh toàn cảnh trước khi đưa ra một quyết định quan trọng”.

Ông còn nói rằng một người lãnh đạo tốt không bao giờ vội vàng hay hấp tấp đưa ra những kết luận trước khi hiểu rõ điều gì đang xảy ra. Họ sẽ tạm ngừng việc tranh luận lại để nhìn bức tranh toàn cảnh, và sau đó, bình tĩnh đưa ra quyết định.

Tính kiên nhẫn

Kiên nhẫn là một đức tính tốt, và là một trong những kỹ năng mà nhà lãnh đạo cần học tập. Có không ít người thuộc tuýp người thích kiểm soát mọi thứ, kể cả với những chuyện đã xảy ra, trong đó có Amanda Abella – tác giả cuốn sách best-seller trên Amazon Make Money Your Honey. 

Theo bà, kinh doanh là công việc đòi hỏi sự nhẫn nại, tính kiên trì hơn là tỏ ra nôn nóng. Để thành công doanh nhân cần phải học cách kiềm chế mong muốn kiểm soát mọi việc, đồng thời học cách buông bỏ những thứ không cần thiết để tập trung vào những việc ưu tiên.

Không nói lời từ chối với tư cách cá nhân

Một trong những kỹ năng lãnh đạo tuyệt vời mà mọi doanh nhân cần biết, đó là không bao giờ đưa ra lời từ chối những vấn đề liên quan đến công việc với tư cách cá nhân. Bởi một nhà lãnh đạo vĩ đại không phải làm mọi thứ vì mình – mà là vì giúp các thành viên trong đội của mình đạt được những điều tuyệt vời nhất.

Điều này có nghĩa là nhà lãnh đạo cần phải đặt cái tôi của sang một bên, không vội vàng quyết định dựa trên tư cách cá nhân, bởi công việc là của tập thể. Atchison – Giám đốc điều hành của agency sáng tạo POSSIBLE đã từng nói: “Công bằng mà nói, thậm chí khi tiêu cực nhất, sẽ luôn luôn có hướng giải quyết, và việc chúng ta có những lựa chọn gì, hãy để mọi người được đóng góp. Bạn không nói không có nghĩa là mọi người không nghĩ đến chúng”.

Gánh vác trách nhiệm

Kỹ năng lãnh đạo bạn có thể học được từ những người thành công chính là bản lĩnh gánh vác trách nhiệm. Nếu rắc rối xảy ra do bản thân, bạn phải chịu trách nhiệm. Nếu là lỗi của cấp dưới, với tư cách là người lãnh đạo thì bạn vẫn phải là người đầu tiên gánh vác trách nhiệm khi xác định nhân viên phạm lỗi.

Là người lãnh đạo, nếu bạn đổ lỗi cho người khác thì có thể gây ra những hậu quả khôn lường. Trong quá khứ không thiếu những trường hợp xảy ra như vậy. Ví dụ điển hình là trường hợp của cựu CEO của hãng Lululemon – Chip Wilson, khi bị khách hàng phàn nàn về những chiếc quần legging họ mới mua được vài tuần đã bị giãn. Thay vì nhận lỗi ông đã đổ lỗi quần giãn nhanh là do cơ thể người mặc. Điều này đã khiến doanh số của Lululemon sụt giảm nghiêm trọng và phải mất một thời gian dài mới tăng trưởng trở lại.

Đọc thêm: 13 trò chơi và hoạt động team building thực tập vui nhộn

Đối xử công bằng

Theo một nghiên cứu của Đại học Michigan được đăng tải trên tạp chí Harvard Business Review, những đội, nhóm làm việc tích cực sẽ hoạt động hiệu quả hơn tại nơi làm việc. Và kỹ năng lãnh đạo bạn cần học là đối xử với nhân viên một cách công bằng. Có 3 yếu tố thúc đẩy tính tích cực ở nhân viên, bao gồm: Quan tâm và gánh vác trách nhiệm công việc với đồng nghiệp; tạo điều kiện hỗ trợ những người khác; không đổ lỗi và học cách tha thứ lỗi lầm.

Chủ tịch Charles Schwab Foundation đã từng nói rằng: “Trở thành người lãnh đạo tốt không có nghĩa là bạn phải đứng trên người khác, những gì bạn cần là sự sẵn sàng để người khác phát huy những điều tốt nhất trong họ, giúp họ nâng cao các kỹ năng và mang đến các cơ hội”.

3. Vai trò của người lãnh đạo trong doanh nghiệp

Kiến tạo tầm nhìn

Một người lãnh đạo kiến tạo tầm nhìn có khả năng nhìn thấy tương lai và đưa ra các mục tiêu, kế hoạch phù hợp với tầm nhìn đó. Thông qua việc phân tích môi trường, thị trường, các xu hướng hiện tại để đưa ra các quyết định chính xác và xây dựng chiến lược phù hợp với mục tiêu của tổ chức.

Vai trò của người lãnh đạo bao gồm việc phát triển, cập nhật và thay đổi tầm nhìn của mình để phù hợp với sự thay đổi của môi trường và thị trường hiện tại. Điều này cũng giúp họ động viên và truyền cảm hứng cho nhân viên, giúp họ đồng tâm hiệp lực và đóng góp vào việc đạt được mục tiêu của tổ chức.

Xây dựng chiến lược

Bằng cách xây dựng một chiến lược rõ ràng, toàn diện, người lãnh đạo có thể giúp tổ chức đạt được mục tiêu chung, đồng thời thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh biến động liên tục. Một chiến lược tốt cần phải được dựa trên những hiểu biết sâu sắc về môi trường bên ngoài và bên trong của tổ chức. Người lãnh đạo phải có khả năng xác định những cơ hội và thách thức mà tổ chức phải đối mặt, đồng thời xây dựng một chiến lược để khai thác các cơ hội và giảm thiểu các thách thức đó. Sau đó truyền đạt chiến lược của mình cho các thành viên, đảm bảo rằng họ hiểu và cam kết thực hiện một cách quyết liệt. Một chiến lược tốt chỉ có thể thành công nếu nó được mọi người trong tổ chức thực hiện một cách thống nhất.

Hoạch định chính sách

Các chính sách, quy tắc, quy định giúp định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo tính công bằng, chính trực và tuân thủ các quy định pháp luật. Thông qua việc hoạch định, các nhà lãnh đạo cũng đặt ra cơ chế để giúp mỗi nhân viên hướng tới lợi ích chung của tổ chức, doanh nghiệp.

Người lãnh đạo cần đảm bảo các chính sách được thiết lập và áp dụng đúng mực, phù hợp với tình hình thực tế và các quy định chung. Đồng thời thường xuyên đánh giá và cập nhật các chính sách và quy định này để đảm bảo tính hiệu quả, phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp.

Thực thi chiến lược

Một chiến lược tốt không thể thành công nếu không được thực thi một cách hiệu quả và đúng đắn, việc thực thi đó đòi hỏi cần có sự hỗ trợ từ những người lãnh đạo tài ba. Nhà lãnh đạo cần phải có khả năng điều hành, quản lý và hướng dẫn đội ngũ nhân viên, đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện theo chiến lược đã đặt ra.

Ngoài ra, cần tạo ra sự thống nhất và đồng bộ giữa các bộ phận/ phòng ban, cá nhân hoặc đội nhóm, đảm bảo rằng mọi người đều đồng tâm hiệp lực và đóng góp vào việc thực hiện chiến lược một cách tận tâm nhất. Người lãnh đạo cũng đừng quên việc giám sát và đánh giá quá trình thực thi chiến lược, đưa ra các điều chỉnh và cải tiến nếu cần thiết.

Đọc thêm: Chạy Facebook Ads là gì? Nắm rõ cách hoạt động của quảng cáo Facebook

4. Cách rèn kỹ năng lãnh đạo

Để có thể sở hữu một kỹ năng lãnh đạo không phải chuyện một sớm một chiều là có thể thực hiện được. Điều này cần phải có cả một quá trình rèn luyện và trau dồi để từ đó nâng cao kỹ năng quản lý, lãnh đạo một cách toàn diện và tối ưu. Sau đây là một số cách giúp các nhà quản trị có thể nâng cao kỹ năng lãnh đạo của mình.

Quản lý cảm xúc

Nhiều người thường bị chi phối nhiều bởi cảm xúc, điều này ảnh hưởng rất lớn tới kỹ năng lãnh đạo bản thân. Do đó, cần tập trung kiểm soát cảm xúc, cố gắng cảm nhận và thấu hiểu được cảm xúc của bản thân, đồng thời kiểm soát cảm xúc trong mọi tình huống để đưa ra quyết định chính xác nhất.

Khi quản lý tốt cảm xúc của mình, mỗi người cũng sẽ có khả năng thấu hiểu và đồng cảm hơn với người khác, từ đó giúp họ trở thành một người lãnh đạo tốt hơn.

Quản lý thời gian

Muốn lãnh đạo bản thân xuất sắc cần biết quản lý thời gian hiệu quả. Điều này giúp tối ưu hoá thời gian, tăng hiệu suất làm việc, tránh lãng phí thời gian vào những việc vô bổ và có nhiều cơ hội hơn để phát triển bản thân.

Trang bị kỹ năng quản lý thời gian tốt giúp mỗi người có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn và đạt chất lượng tốt hơn, tăng khả năng đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả. Đồng thời xây dựng tư duy lãnh đạo, linh hoạt ứng phó với các vấn đề phát sinh trong môi trường làm việc. Từ đó tạo được sự tin tưởng, tôn trọng từ đồng nghiệp và cấp trên.

Quản lý suy nghĩ, kiểm soát lời nói 

Cố gắng xây dựng thói quen lên kế hoạch cho những việc cần làm trong 5 - 10 phút. Qua đó, mỗi người có thể dễ dàng sắp xếp lại những việc cần giải quyết và tập trung nghĩ về chúng trước. Như vậy giúp chúng ta không bị mất tập trung hay lo lắng, hoảng loạn cho những việc chưa hoàn thành.

Quản lý lời nói giúp mỗi cá nhân sử dụng ngôn từ giao tiếp dễ hiểu để truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng, hiệu quả. Học cách lãnh đạo bản thân bằng cách kiểm soát những lời nói không đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách, tránh những rắc rối không cần thiết và tạo dựng được mối quan hệ tốt đẹp với người khác.

Đọc thêm: Bài học từ câu tục ngữ “ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề ”

Quản lý năng lượng

Năng lượng của con người có giới hạn, chính vì vậy sẽ có những lúc cơ thể chúng ta cảm thấy mệt mỏi, mất động lực và muốn từ bỏ mọi thứ. Do đó, hãy học cách phân chia năng lượng đúng cách, bằng cách ưu tiên những công việc khẩn cấp, quan trọng trong một ngày, tránh làm cạn kiệt năng lượng bằng những việc vô bổ.

Quản lý năng lượng giúp mỗi người tối ưu hóa sức khỏe, tăng sự tự tin, tập trung và tăng năng suất làm việc. Đồng thời tạo sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống hằng ngày, giảm căng thẳng. Điều này cũng cực kỳ tốt cho việc rèn luyện kỹ năng lãnh đạo bản thân, giúp mỗi cá nhân biết cách tận dụng thời gian của mình một cách hiệu quả, nhờ đó có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn và hiệu quả hơn.

Kỷ luật bản thân

Muốn lãnh đạo bản thân cần ép mình vào những khuôn khổ kỷ luật, rèn luyện và tạo thành thói quen. Kỷ luật giúp mỗi cá nhân kiểm soát và tổ chức công việc một cách hiệu quả, đồng thời biết đặt mục tiêu và hoàn thành nó đúng thời hạn. Kỷ luật bản thân giúp giữ tinh thần kiên trì, nỗ lực, đồng thời biết cách sắp xếp thời gian, tối ưu hoá sự tập trung, từ đó tăng năng suất. Bên cạnh đó, kỷ luật cũng giúp tạo ra một môi trường làm việc chuyên nghiệp, tích cực, giúp một cá nhân trở thành nhà lãnh đạo có thể đưa ra quyết định đúng đắn và tổ chức công việc một cách hiệu quả, tạo sự tin tưởng và tôn trọng từ đồng nghiệp.

Đọc thêm: 5 lời khuyên trở thành lãnh đạo để được nhân viên tôn trọng

Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm  có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Kỹ năng lãnh đạo  từ đó có thêm nhiều những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống. 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!