Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Những nguyên tắc đặt câu hỏi và kĩ năng đặt câu hỏi bạn cần biết!

Để trở thành một người giao tiếp giỏi đòi hỏi chúng ta phải thành thạo rất nhiều kỹ năng, trong đó bao gồm cả kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, 1900 - tin tức việc làm sẻ chia sẽ đến bạn những thông tin hữu ích về kỹ năng đặt câu hỏi nhé !

1. Kỹ năng đặt câu hỏi là gì?

Kỹ năng đặt câu hỏi là việc con người thiết lập một cuộc trò chuyện bằng cách vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm của mình có được để khai thác, thu thập thông tin đúng trọng tâm, trọng điểm. Không chỉ giúp cho luồng thông tin đang trao đổi rõ ràng hơn mà kỹ năng này còn mang lại không khí tích cực. Hơn nữa điều này sẽ giúp duy trì cuộc nói chuyện hiệu quả, không bị vô nghĩa, nhàm chán. Nó giúp bạn chủ động đưa ra những câu hỏi nhằm mục đích thu thập thông tin, bày tỏ sự quan tâm tới chủ đề nào đó đang được nhắc tới. Đôi khi chúng đơn giản chỉ để duy trì cuộc nói chuyện.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất năm 2024

Tài liệu VietJack

2. Những nguyên tắc khi đặt câu hỏi

Xem xét mức độ mối quan hệ khi đặt câu hỏi

Khi đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng, hãy chú ý xem xét mức độ mối quan hệ. Việc này là xác định khoảng cách tuổi tác và vị trí công việc của họ. Nếu bạn gặp nhà tuyển dụng khá trẻ thì nên sử dụng ngôn ngữ khác với những người đứng tuổi hơn. Nguyên tắc này giúp bạn lựa chọn cách nói chuyện phù hợp, vừa đủ lịch sự. Đồng thời vẫn duy trì được không khí thoải mái cho buổi phỏng vấn.

Chú ý vào mục đích câu hỏi

Đừng bao giờ hỏi những câu không liên quan đến mục đích của buổi phỏng vấn. Bạn cũng đừng bao giờ cho rằng việc hỏi những câu bên lề là cách “làm thân” với người đối diện. Có thể trong giao tiếp làm quen thường ngày sẽ có hiệu quả. Nhưng nhà tuyển dụng sẽ không muốn phải trả lời những câu hỏi vu vơ, lan man của bạn. Bởi lẽ một ngày họ phải phỏng vấn rất nhiều ứng viên. Vì thế câu hỏi phải đúng trọng tâm thì mới đạt được hiệu quả cao. Tốt nhất là nên chuẩn bị trước những thắc mắc của mình và đảm bảo nó đúng hướng, không “tào lao”.

Đọc thêm: Lựa chọn kiểu và cấu trúc phỏng vấn là gì? Chi tiết quy trình 6 bước phỏng vấn

Sử dụng ngôn từ, thái độ phù hợp

Chưa cần bàn đến kỹ năng hay kinh nghiệm của bạn. Thái độ sẽ là điều nhà tuyển dụng đề cao trên hết. Thái độ sẽ thể hiện qua ngôn ngữ, hành động. Thậm chí  là cả cách bạn chuẩn bị hồ sơ xin việc hay cách bạn đặt câu hỏi. Tránh đưa ra những câu hỏi mất điểm (mặc dù thiết thực) 

VD: “Lương bao nhiêu?”, “Làm bao tiếng một ngày?”, “Có hỗ trợ gì cho nhân viên?”,… Hãy đặt những câu hỏi có chiều sâu để thể hiện sự nghiêm túc, chuyên nghiệp trong công việc nhé.

Học cách lắng nghe chân thành và tôn trọng đối phương

Sau khi đặt câu hỏi, cần để người trả lời có thời gian suy nghĩ, không nên hỏi dồn dập. Bạn phải quan sát được phản ứng của họ để hiểu rõ họ thực sự muốn nói gì. Việc bạn chăm chú lắng nghe cũng kích thích họ tiếp tục bày tỏ rõ ý kiến, quan điểm của bản thân hơn. Lắng nghe sẽ giúp người được hỏi cảm thấy được tôn trọng, bày tỏ ý kiến đồng thời tạo mối quan hệ tốt đẹp hơn Quan sát thái đội và phản ứng của người được hỏi để hiểu đối phương thật sự cần gì mà muốn gì. Ngoài ra, người đặt câu hỏi chú ý không nên đặt quá nhiều câu hỏi một cách dồn dập và mang tính chất mơ hồ trong quá trình giao tiếp. 

3. Kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp đạt hiệu quả cao

Dùng từ ngữ, câu có đủ chủ vị

Một câu hỏi tốt trước hết phải đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ. Câu hỏi cần đúng ngữ pháp, không dùng từ lóng, phương ngữ, thuật ngữ chuyên ngành khó hiểu. Bạn hãy thể hiện sự tôn trọng đối phương bằng cách chú ý tới những từ ngữ, không nên dùng câu hỏi quá ngắn, thiếu chủ - vị.

Tùy thuộc vào mối quan hệ của bạn với người nghe để đặt câu hỏi. Như vậy bạn mới tìm đúng các đại từ nhân xưng, câu từ giao tiếp phù hợp. Ví dụ nói chuyện với bạn bè, bạn có thể dùng từ ngữ thân mật, gần gũi. Nhưng với lãnh đạo, đối tác tốt nhất là dùng câu đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ, từ ngữ lịch sự, khiêm tốn.

Đọc thêm: Tại sao tôi liên tục trượt phỏng vấn? Xem ngay 5 lý do trượt phỏng vấn này!

Tài liệu VietJack

Đặt câu hỏi đơn giản, đúng trọng tâm

Hỏi đúng trọng tâm là kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp không phải ai cũng có được. Điều này có tác dụng rất lớn trong cuộc sống, công việc cũng như đàm phán kinh doanh. Đặt câu hỏi sai đồng nghĩa bạn không thu được những thông tin có ích.

Muốn đối phương trả lời rõ ràng, bạn cần dùng các câu hỏi ngắn, đơn giản. Lưu ý, mỗi câu hỏi chỉ nên khai thác một thông tin duy nhất. Nếu bạn muốn biết thêm điều khác, hãy đặt câu hỏi tiếp theo.

Giao tiếp tự tin, lịch sự

Trong hội thoại, thể hiện sự tự tin khi đặt câu hỏi giúp bạn dễ dàng nhận được tôn trọng và sẵn sàng cung cấp thông tin cần thiết. Điều đó cũng cho thấy bạn đang tích cực và dành mọi sự quan tâm tới cuộc trò chuyện này.

Kỹ năng đặt câu hỏi trong giao tiếp thể hiện ở cách hỏi khéo léo, lịch sự. Đây là cả một nghệ thuật mà ít người đạt được. Bạn đừng cố vặn hỏi những vấn đề đối phương đã né tránh trả lời sẽ khiến họ khó chịu. Vì thế hãy suy nghĩ kỹ về câu hỏi để đảm bảo người nghe thoải mái chia sẻ.

Không làm gián đoạn người đang nói

Một bí kíp của những người giao tiếp giỏi chính là không làm gián đoạn người đang nói. Bởi như vậy bạn đang vô cùng cắt đứt dòng suy nghĩ và sự hứng thú của họ. Sau khi đưa ra câu hỏi, bạn nên để đối phương trả lời đầy đủ, trọn vẹn. Ngay cả khi bạn nghĩ mình chưa nhận được câu trả lời như mong muốn cũng đừng cắt ngang.Nếu có áp lực về thời gian hoặc người đó lạc đề, bạn nên dùng thái độ lịch sự, khéo léo để hướng họ trở lại đúng chủ đề. Điều này cho thấy bạn tôn trọng với những gì họ nói.

Đọc thêm: Cách giới thiệu bản thân ấn tượng với nhà tuyển dụng khi phỏng vấn

Lắng nghe, phản hồi chân thành

Dù đặt câu hỏi với mục đích gì, bạn cũng cần học cách lắng nghe. Như nhà báo Frank Tyger từng chia sẻ: “Thính giác là một trong năm giác quan của con người. Nhưng lắng nghe lại là một nghệ thuật”.Sau khi hỏi, chúng ta nên để đối phương có thời gian suy nghĩ câu trả lời, không nên hỏi dồn dập. Bạn phải lắng nghe điều họ nói để phản hồi chứ đừng nghe cho xong chuyện. Như vậy người trong cuộc sẽ cảm giác được tôn trọng, sẵn sàng chia sẻ một cách chân thành.

4. Lợi ích của việc rèn luyện kĩ năng đặt câu hỏi

Xác định lượng câu hỏi phù hợp

Người có kỹ năng đặt câu hỏi tốt sẽ biết sàng lọc nội dung trọng tâm mà họ cần thông tin, từ đó, hướng câu hỏi theo đúng kỳ vọng. Như vậy, không xảy ra tình trạng lan man, hỏi những điều không liên quan, gây mất thời gian của cả người hỏi và người trả lời.

Đặc biệt, tại công sở, nơi mọi người đều bận rộn với hàng núi công việc, đôi khi chỉ cho phép xử lý nhiệm vụ gấp trong vài phút. Khi đó, đặt câu hỏi và nhận câu trả lời đúng trọng tâm có tính quyết định rất cao.

Nắm bắt thông tin chuẩn xác

Mục đích chính của việc đặt câu hỏi là để có được nguồn thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ giải quyết công việc. Vì vậy, đặt câu hỏi hiệu quả không phải là đặt nhiều, tiếp cận người trả lời lâu hoặc tự hào về lượng thông tin khổng lồ mà bạn có được từ mọi đồng nghiệp xung quanh. Điều quan trọng là bạn có đủ, đúng và chuẩn những thông tin chủ chốt để giải quyết vấn đề đang được giao phó.

Kỹ năng đặt câu hỏi sẽ giúp bạn biết được mình nên hỏi ai, hỏi thế nào, hỏi khi nào, hỏi cho nhiệm vụ gì hơn là cứ hỏi lan man, nắm bắt thông tin hời hợt để rồi chẳng phục vụ được gì cho công việc.

Đọc thêm: Kinh nghiệm phỏng vấn Viettel và các bước chuẩn bị cần thiết

Nâng cao vị thế trình độ kiến thức

Để có thể đặt ra những câu hỏi chất lượng cao, đòi hỏi người đặt câu hỏi phải có kiến thức chuyên môn rất sâu sắc. Điều này dễ thấy nhất khi xem những chương trình truyền hình trực tiếp, người MC dẫn dắt luôn phải chủ động, linh hoạt đặt ra những câu hỏi phù hợp nội dung chương trình và lĩnh vực chuyên môn của khách mời.

Trong công việc cũng vậy, đặt ra những câu hỏi quá “ngô nghê” hoặc có tính chất “hiển nhiên” sẽ khiến người được hỏi cảm thấy phiền phức và không tin tưởng vào năng lực của bạn.

Kỹ năng đặt câu hỏi là gì? Những nguyên tắc đặt câu hỏi và kĩ năng đặt câu.1900 - tin tức việc làm hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng, hữu ích về Kỹ năng đặt câu hỏi là gì và những nguyên tắc đặt câu hỏi hữu ích.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!