Team Leader là gì? Những kỹ năng cần có để trở thành một Trưởng nhóm giỏi

Team Leader là vị trí quan trọng, được coi như xương sống cả một nhóm giúp nhóm đứng vững, hoạt động hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích về vị trí này nhé!

1. Team Leader là gì?

Team (được hiểu là nhóm) là một đội nhóm gồm từ 2 thành viên trở lên cùng phối hợp làm việc theo kế hoạch cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra. Mỗi thành viên sẽ nắm giữ vai trò, nhiệm vụ khác nhau, cùng hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành tốt công việc.

Team Leader (còn được gọi là người lãnh đạo) là những người nắm giữ vị trí này có vai trò quan trọng trong việc điều hành, chỉ huy một đội ngũ từ 2 người trở lên. Họ là người giúp nhóm đi đúng hướng, đảm bảo công việc được thực hiện theo đúng kế hoạch. Team Leader có khả năng gắn kết với các thành viên còn lại, để tạo nên sức mạnh tập thể giúp nhóm hoàn thành mục tiêu chung. Đồng thời, Team Leader cũng là người có khả năng giải quyết các xung đột, mâu thuẫn giữa các thành viên trong team.

Leader Là Gì? Những Kỹ Năng, Tố Chất Leader Xuất Sắc Cần Có |  CareerBuilder.vn

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. 8 kỹ năng cần có để trở thành một Team Leader giỏi

Có tầm nhìn sâu rộng

Team Leader phải là người có tầm nhìn sâu rộng, có kỹ năng phân tích vấn đề và đưa ra phương án tốt nhất. Hơn thế, trưởng nhóm cần phải biết chia sẻ và truyền cảm hứng, động lực cho mọi thành viên trong team để cùng nhau đạt được mục tiêu. Có như vậy, đội nhóm mới có thể duy trì và phát triển một cách hiệu quả.

Chuyên môn vững vàng

Như đã đề cập ở trên, Team Leader có thể sẽ không phải trực tiếp thực hiện từng hạng mục công việc. Song họ phải là người có nền tảng kiến thức, chuyên môn vững vàng để có thể theo dõi và đánh giá nhân viên một cách chính xác.

Khả năng truyền cảm hứng và động lực

Một nhà lãnh đạo, nhà quản lý giỏi phải có khả năng khơi nguồn cảm hứng và tạo ra động lực thúc đẩy đội nhóm làm việc hiệu quả. Đây là một trong những tố chất quan trọng nhất của Team leader nhằm dẫn dắt các thành viên làm việc năng suất, mang lại hiệu quả cao hơn trong công việc.

Khả năng giao tiếp khéo léo, thuyết phục

Để trở thành người đứng đầu một đội nhóm, người leader sẽ không thể thiếu kỹ năng giao tiếp khéo léo và thuyết phục. Bởi công việc của team leader đòi hỏi phải thường xuyên giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau như: khách hàng, đối tác, nhân viên, các team leader khác, quản lý cấp trên,... Khả năng hoạt ngôn, giao tiếp tốt giúp người leader dễ dàng truyền đạt thông tin, thể hiện quan điểm, đàm phán/thương thuyết hiệu quả. Đây chính là tố chất mà team leader cần có để thành công.  

Đọc thêm: Mức lương Team leader - Marketing Communication ở Hà Nội

Khả năng sáng tạo

Hoàn thành tốt các nhiệm vụ thôi chưa đủ, người quản lý đội nhóm giỏi còn phải có khả năng sáng tạo. Sáng tạo ở đây bao gồm việc đề xuất những ý tưởng mới trong công việc cũng như ý tưởng để gắn kết tập thể, khuyến khích phát triển năng lực nhân viên. Khả năng sáng tạo cũng giúp ích hiệu quả cho team leader trong việc giải quyết các tình huống, vấn đề phát sinh.

Cẩn thận, tỉ mỉ

Bất kỳ công việc nào cũng đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ để đạt được kết quả tốt nhất. Leader team cũng vậy, cần có sự cẩn thận, chỉn chu trong từng công việc mà mình thực hiện. Hạn chế những sai sót không đáng có để không làm ảnh hưởng đến kết quả công việc, tạo sự tin cậy đối với nhân viên, khách hàng, đối tác, cấp trên.

Tư duy logic, giải quyết tình huống tốt

Không khỏi phát sinh những vấn đề, trục trặc trong suốt quá trình thực hiện công việc. Những lúc này, leader team sẽ cần giữ một cái đầu lạnh, bình tĩnh phân tích, xác định nguyên nhân và đưa ra phương án giải quyết vấn đề tốt nhất. Người leader với tư duy logic, nhạy bén sẽ có thể giải quyết mọi tình huống một cách nhanh chóng, giảm thiểu tối đa những rủi ro ảnh hưởng tiêu cực đến công việc.

Đồng cảm, sẵn sàng hỗ trợ

Một trong những tố chất không thể thiếu ở người quản lý, lãnh đạo đội nhóm đó chính là sự đồng cảm. Team leader cần đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu được công việc, những khó khăn cũng như mối quan tâm của các thành viên để hỗ trợ một cách tốt nhất. Sự đồng cảm cũng giúp gắn kết người đứng đầu đội nhóm với các thành viên trong team, cùng nhau nỗ lực vì mục tiêu chung.

Team leader là gì? Cách trở thành một team leader giỏi? - Học PHP

Đọc thêm: 12 cách để dễ dàng cải thiện hợp tác nhóm nơi làm việc

3. tả công việc của một Team Leader

Tìm kiếm và xây dựng một đội xuất sắc

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ và mang lại kết quả tốt nhất thì nhóm của bạn phải có những thành viên xuất sắc. Chỉ cần một trong số những thành viên trong nhóm có tư duy, khả năng sáng tạo tốt và biết cách phối hợp ăn ý với các thành viên khác để hoàn thành tốt mục tiêu chung của cả nhóm.

Và để làm được điều này, team leader phải biết cách khai thác tính cách, mục tiêu công việc cũng như năng lực chuyên môn của từng ứng viên để có thể nắm được chính xác cách nhân nhân viên đó triển khai vấn đề. Thông qua đó, team leader có thể đưa ra những phương pháp làm việc hiệu quả, phù hợp với khả năng của từng ứng viên trong nhóm.

Phân chia công việc và đảm bảo cả nhóm làm việc hiệu quả với nhau 

Công việc của cả nhóm có đúng kế hoạch, có hiệu quả và đạt KPIs hay không đòi hỏi team leader phải biết cách phân chia công việc và khả năng phối hợp làm việc của cả nhóm.

Làm một team leader bạn phải nắm rõ năng lực của từng thành viên, thế mạnh và điểm yếu của họ để có thể giao công việc phù hợp và đảm bảo làm việc nhóm hiệu quả. Nhờ đó giúp kế hoạch của team hoàn thành trơn tru, đúng hẹn. Khi giao công việc cho nhân viên, bạn cần đảm bảo nhân viên có thể làm việc và tạo ra kết quả tốt.

Giám sát, đánh giá công việc và điều chỉnh kịp thời

Với vị trí là team leader bạn không cần phải là hết tất cả mọi việc, tuy nhiên phải nắm được tiến độ các công việc đang thực hiện và đảm bảo nhân viên hoàn thành công việc kịp tiến độ. Vì trách nhiệm chính của một leader team là quản lý và giám sát.

Bạn phải là người thấy được các vấn đề trong nội bộ, vấn đề với công việc để từ đó đưa ra hướng giải quyết kịp thời, tránh làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của nhóm.

Tuy nhiên, không phải chỉ trưởng nhóm mới có quyền giám sát công việc, các thành viên trong team cũng có thể theo dõi tiến độ và tự điều chỉnh, đồng thời đóng góp ý kiến trong quá trình làm việc. Điều quan trọng là tạo được sự đoàn kết với cả nhóm để đạt hiệu quả cao trong công việc.

Đọc thêm: Việc làm dành cho team leader mới nhất

Truyền cảm hứng, duy trì tinh thần của cả nhóm

Động lực và nguồn cảm hứng chính là yếu tố then chốt giúp cho công việc được suôn sẻ. Nó được coi là chất xúc tác giúp cho mỗi thành viên có thêm năng lượng để làm việc, và khi có sự nhiệt huyết bạn sẽ có quyết tâm và hoàn thành đúng mục tiêu đã đặt ra.

Tuy nhiên, không phải lúc nào nhiệt huyết và năng lượng cũng tồn tại, có rất nhiều yếu tố như mâu thuẫn cuộc sống, áp lực công việc, gia đình, v.v. Tất cả mọi thứ sẽ khiến bạn trở nên chán nản, mất tập trung. Những lúc này team leader sẽ là người giúp các thành viên trong nhóm vượt qua khó khăn, chia sẻ và hỗ trợ, giúp nhân viên có thêm động lực và nguồn cảm hứng để hoàn thành tốt công việc đã được giao phó.

Tài liệu VietJack

4. Các vị trí Team Leader cụ thể theo từng chuyên môn

Sales Team Leader

Sales Team Leader là vị trí Trưởng nhóm kinh doanh, chịu trách nhiệm thiết lập và triển khai kế hoạch kinh doanh chi tiết. Trong kế hoạch đó bao gồm cả nội dung quản lý nhân sự, đối nội / đối ngoại, đề xuất chính sách, phân tích báo cáo hiệu quả kinh doanh định kỳ… Người đảm nhận vị trí này sẽ trực tiếp quản lý đội nhóm là các nhân viên Sales, báo cáo trực tiếp cho Trưởng phòng kinh doanh hoặc Giám đốc kinh doanh.

Hub Team Leader

Hub Team Leader là vị trí Trưởng trạm điều phối sản phẩm, dịch vụ đến với người tiêu dùng. Một Hub Team Leader sẽ đảm nhận những nhiệm vụ chú trọng đến năng lực điều phối:

  • Quản lý, đào tạo, hướng dẫn đội ngũ phân phối sản phẩm / dịch vụ triển khai công việc theo đúng quy định của doanh nghiệp.

  • Linh hoạt xử lý sự cố phát sinh trong phạm vi quyền hạn tại trạm điều phối.

  • Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của trạm điều phối

  • Cập nhật, truyền đạt, trao đổi phổ biến thông tin liên quan đến quy trình, quy định làm việc đến từng thành viên trạm

  • Báo cáo hoạt động điều phối theo yêu cầu của Quản lý trực tiếp định kỳ ngày / tuần / tháng.

Đọc thêm: Teamwork là gì? 8 Ý nghĩa khi làm việc nhóm

Marketing Team Leader

Marketing Team Leader là vị trí Trưởng nhóm tiếp thị, đảm nhận vai trò liên quan mật thiết đến doanh số và doanh thu tiêu thụ:

  • Xây dựng, triển khai, giám sát hoạt động Marketing, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm…

  • Phát triển kênh phân phối

  • Phối hợp quản lý và kiểm soát công nợ của khách hàng.

  • Đào tạo nhân sự cho đội nhóm Marketing phụ trách

  • Đánh giá hiệu quả công việc từng nhân sự trong đội nhóm

  • Báo cáo trực tiếp cho Trưởng / phó phòng Marketing

SEO Leader

SEO Leader là vị trí dành cho các chuyên gia Marketing, vì các nhiệm vụ SEO là một phần không thể thiếu trong công tác Marketing. Khu vực làm việc của SEO Leader có thể ở các doanh nghiệp chuyên tư vấn giải pháp SEO (agency) hoặc tại phòng Marketing của doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của SEO Leader thiên về hoạt động nghiên cứu, đề xuất chiến lược, chiến thuật và điều phối triển khai các hoạt động SEO như Content, Audit website, tối ưu Onpage… SEO Leader sẽ báo cáo công việc trực tiếp cho trưởng / phó phòng SEO hoặc phòng Marketing.

10 điểm bạn cần luyện tập để trở thành một Leader tốt

Vice Team Leader

Vice Team Leader là vị trí Phó nhóm, là người hỗ trợ Trưởng nhóm trong mọi hoạt động của đội nhóm. Về quyền hạn và trách nhiệm của Vice Team Leader có nhiều điểm tương đồng với Team Leader, chỉ khác ở một điểm đó chính là không đưa ra quyết định cuối cùng cho đội nhóm, trừ khi nhận được ủy quyền / trao quyền từ Team Leader. Vice Team Leader sẽ trực tiếp báo cáo cho Trưởng nhóm, hoặc thay mặt trưởng nhóm báo cáo với Trưởng / phó phòng khi trưởng nhóm vắng mặt.

5. Tiềm năng phát triển và mức lương của Leader Team

Cùng với sự phát triển trong hoạt động của doanh nghiệp, các phòng ban có xu hướng được chia tách thành nhiều nhóm nhỏ. Mỗi nhóm đều cần một nhân sự đứng đầu chịu trách nhiệm quản lý, giám sát và điều phối công việc - chính là team leader. Đây là vị trí quan trọng, không thể thiếu tại các doanh nghiệp chính vì thế mà cơ hội việc làm Team Leader và lộ trình thăng tiến cũng rất rộng mở. Leader Team khi đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm làm việc có thể thăng chức lên thành Trưởng phòng và xa hơn là Giám đốc bộ phận.

Theo khảo sát thực tế, mức lương trung bình của Team Leader rơi vào khoảng 13.2 triệu đồng/tháng. Trong đó, mức thấp nhất khoảng 10 triệu đồng/tháng và cao nhất có thể lên đến 40 triệu đồng/tháng. Tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực, phòng ban mà mức thu nhập của Trưởng nhóm sẽ khác nhau. Ví dụ:

  • Sales leader có thu nhập trung bình khoảng 35,5 triệu/tháng, khoảng lương phổ biến dao động từ 9,8 – 26,3 triệu/tháng.

  • Marketing leader có thu nhập trung bình khoảng 22 triệu/tháng, khoảng lương phổ biến từ 19,6 – 23,4 triệu/tháng.

Nhìn chung, mức lương của Trưởng nhóm rất khác nhau. Sự thay đổi trong mức thu nhập của Team  leader đến từ những khác biệt về kinh nghiệm, đặc điểm của từng doanh nghiệp và số lượng thành viên trong nhóm.

Đọc thêm: Mức lương của Team Leader là bao nhiêu ?

Team leader có thể được xem là đầu tàu, mang ý nghĩa như một bước đệm quan trọng để thăng tiến lên các vị trí cao hơn. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm đã chia sẻ đến bạn nhứng thông tin hữu ích về kỹ năng, tố chất mà một Team leader giỏi cần có. Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng thành công !

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!