1. Empath là gì?
Empath là là một người có khả năng hòa hợp với cảm xúc của những người xung quanh. Khả năng phân biệt những gì người khác cảm nhận không chỉ dừng lại ở sự đồng cảm (được hiểu đơn giản là khả năng thấu hiểu cảm xúc của người khác) mà mở rộng ra, đó còn là sự tiếp nhận, thấu hiểu những gì người khác đang cảm thấy ở một mức độ xúc cảm sâu sắc bao gồm tất cả trạng thái cảm xúc tích cực và tiêu cực: hỉ, nộ, ái, ố trong bánh xe cảm xúc.
Không đơn giản chỉ là nhận ra, empath tưởng tượng chính mình trong trạng thái cảm xúc của người khác, như chính mình là chủ nhân của những cảm xúc. Chẳng hạn khi chứng kiến một người bạn mất đi người thân, bạn có thể ngay lập tức hình dung mình trong hoàn cảnh tương tự và cảm nhận những gì người bạn đó đang trải qua.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. 6 đặc điểm của một người thấu cảm
Nếu những thông tin trên chưa đủ để đánh giá bạn có phải là một empath hay không thì sau đây là những dấu hiệu cụ thể của một người thấu cảm. Hãy thử xem bạn có bao nhiêu trong số các dấu hiệu này nhé:
Có nhiều sự đồng cảm
Thuật ngữ “empath” xuất phát từ “empathy” – sự thấu cảm. Empathy là khả năng cảm nhận sâu sắc cảm xúc của người khác. Giả sử một người bạn của bạn bị thất nghiệp. Sự thấu cảm là thứ giúp bạn hiểu được cảm giác buồn bã, thất vọng, chán nản mà người bạn đó đang chịu đựng mặc dù bạn chưa bao giờ trải qua thất nghiệp.
Empath là người có trực giác phi thường. Họ tin vào bản năng của mình và thường đưa ra quyết định dựa theo trực giác. Việc dễ dàng phán đoán và nhìn nhận cảm xúc giúp empath nắm bắt được những thông tin cần thiết có ích cho quá trình đưa ra quyết định của họ.
Luôn muốn quan tâm/chăm sóc người khác
Khả năng thấu hiểu cảm xúc giúp bạn hiểu được tâm trạng, khó khăn và mong muốn của những người xung quanh. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây, có lẽ bạn không phải là một empath. Những người thấu cảm thường dành sự quan tâm đặc biệt đối với người khác.
Họ luôn muốn làm gì đó cho người khác. Empath không nỡ nhìn người khác chịu đựng đau khổ. Họ dùng hành động để xoa dịu đối phương và sẽ cảm thấy khó thất vọng nếu không thể làm gì có ích.
Cực kỳ nhạy cảm
Sự nhạy cảm trong con người của một empath không đơn giản chỉ liên quan đến cảm xúc mà còn phản ứng với các khía cạnh khác nhau của môi trường. Có nhiều sự tương đồng giữa những người cực kỳ nhạy cảm và empath. Nếu là một empath, bạn thậm chí cảm thấy mình nhạy cảm với thế giới xung quanh hơn người khác nhiều. Họ có thể nhận thức được các âm thanh, mùi vị và cảm giác vật lý mà người khác không nhận thấy được. Sự nhạy cảm quá mức bình thường này khiến empath dễ bị phân tâm bởi mùi hương và tiếng ồn xung quanh họ.
Có một điều quan trọng cần lưu ý là đừng nhầm lẫn giữa Covert Narcissists – người Ái kỷ che dấu và Empath. Ái kỷ che dấu là một phân loại trong số những người ái kỷ. Ngoài tự huyễn hoặc bản thân, họ thường nhạy cảm quá mức với những lời đánh giá, nhận xét của người khác về mình. Những người này cũng rất dễ tự ái và tổn thương. Họ còn có thể tỏ ra đồng cảm để thao túng người khác. Điều này hoàn toàn không phải là những gì mà một empath sẽ làm.
Là một empath, bạn thực sự cảm nhận được những cảm xúc như thể chúng là một phần trong trải nghiệm của bạn. Bạn xem nỗi đau và hạnh phúc của người khác như nỗi đau và hạnh phúc của chính mình.
Gặp khó khăn trong việc thiết lập ranh giới
Empath thường gặp khó khi tạo ra ranh giới trong các mối quan hệ. Họ bị thúc giục và không ngừng cảm thấy rằng mình cần cho đi thậm chí cho đi không có điểm dừng dù cho họ có mệt mỏi đến đâu. Đối với họ, ranh giới có thể là rào cản và biến họ trở thành người không quan tâm đến đối phương nhưng sự thật thì không phải vậy. Là một empath, bạn đã cho đi sự quan tâm đôi khi nhiều hơn những gì người ta cần rất nhiều rồi.
Tuy nhiên, việc đặt ra những giới hạn rất cần thiết đối với empath. Giới hạn giúp empath kiểm soát hành động và lời nói của mình đến một chuẩn mực nhất định, đủ để thể hiện sự quan tâm hay phản ứng của họ với người khác mà không làm người ta choáng ngợp. Biết đâu là điểm dừng còn cho phép empath chú tâm hơn vào cảm xúc của chính mình và biết mình cần gì. Đặc biệt, đối với những cảm xúc tiêu cực, empath nên biết giới hạn để không bị chúng ảnh hưởng quá nhiều.
Đọc thêm: Market research là gì? Đặc điểm của nghiên cứu thị trường
Có cách nhìn độc đáo về thế giới
Empath nhìn thế giới theo những cách độc đáo mà ít thấy ở những người bình thường khác. Sự thấu hiểu sâu sắc về cảm xúc thúc đẩy trực giác của empath. Họ có khả năng tiếp nhận những điều mà người khác dễ dàng bỏ lỡ, cũng có thể tạo ra những kết nối với thế giới xung quanh mà người khác không biết rõ hoặc không hình dung ra.
Empath thích sự tự do và sáng tạo bởi những kết nối cảm xúc mãnh liệt bên trong họ nên nếu bị đặt trong một môi trường không khuyến khích bộc lộ cảm xúc, họ có thể cảm thấy bị cô lập, tẻ nhạt và không có động lực phát triển.
Orloff - một bác sĩ tâm thần ở Mỹ tin rằng đồng cảm hoặc nhạy cảm có thể là do di truyền, thường truyền qua các thế hệ gia đình. Đối với một số người, tính cách này có thể liên quan đến những cú sốc thời thơ ấu, hoặc do môi trường sống và dạy dỗ. Những người có độ nhạy cảm cao thường bị hiểu lầm và gán với các quan niệm là nhút nhát và hướng nội. Tuy nhiên, khoảng 30% HSP là người hướng ngoại.
Aron và đồng nghiệp của cô đều thống nhất rằng độ nhạy bén trong cảm xúc chính là chìa khoá giúp các loài nâng cao khả năng sống sót và tiến hoá. Các HSP được cho là có khả năng phản ứng nhanh trước những nguy cơ, mối đe doạ và những rủi ro tiềm ẩn. Lấy ví dụ, những người empath thường có khả năng cảm thụ âm nhạc tốt hơn, cách xử lý vấn đề cũng cao hơn hẳn người thường.
Đọc thêm: Mental Health là gì? 9 cách cải thiện sức khỏe tinh thần
4. Gợi ý cách empath bảo vệ bản thân
Dành thời gian cho bản thân
Empath cần đề phòng và bảo vệ chính mình khỏi những cảm xúc thái quá. Khi bị bao vây bởi một loạt cảm xúc tiêu cực, empath cần biết lúc nào nên tách khỏi chúng và chữa lành tâm hồn. Empath cũng cần tập trung nhiều hơn vào cảm xúc của chính mình chứ không phải của người khác.
Thấu hiểu cảm xúc của người khác giúp bạn dễ nhìn thấy nhu cầu của người khác, dẫn đến mong muốn giúp đỡ họ. Nhưng để làm tốt việc đó, bạn nên làm sạch “miếng bông” hút cảm xúc của mình trước.
Đưa ra giới hạn chia sẻ
Theo thời gian, bạn có thể sẽ nhận ra rằng có một số người mà bạn nên tránh xa. Bởi vì người thấu cảm có thể đắm chìm trong cảm xúc của người khác, nên việc dành quá nhiều thời gian cho những nhân cách độc hại có thể khiến bạn cảm thấy như đang đầu độc chính mình từ trong ra ngoài.
Có một số người bạn không thể giúp đỡ và một số người tốt hơn hết bạn nên tránh xa — điều đó không sao cả. Nhận thức được điều đó và tôn trọng ranh giới của chính bạn là một trong những cách tốt nhất để bạn có thể giữ gìn sức khỏe tinh thần và sự an yên của mình.
Cuối cùng, tìm kiếm sự giúp đỡ của một chuyên gia chưa bao giờ là một ý tưởng tồi. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy bị choáng ngợp hoặc kiệt quệ bởi những cảm xúc mà bạn trải qua khi tiếp xúc với người khác, bạn cần phát triển một số kỹ năng để giúp bạn vượt qua điều đó..
Tìm một chỗ dựa tinh thần đáng tin cậy
Luôn là chỗ dựa cho người khác không có nghĩa bạn không cần ai để chia sẻ. Để gạt bớt những vấn đề chồng chéo lên nhau từ bản thân cho đến người xung quanh, hãy cho phép mình tìm đến sự giúp đỡ từ những người mà bạn tin cậy như bạn thân, gia đình,...
Đọc thêm: Advertorial là gì? Cách viết một bài báo thương mại chất lượng
5. Liệu bạn có phải là một empath ?
Có rất nhiều bài kiểm tra khác nhau để kiểm tra điều này. Chẳng hạn như dưới đây là bài kiểm tra với 20 câu hỏi tự trả lời của nhà tâm lý Judith Orloff.
- Bị người khác cho là quá nhạy cảm
- Được đánh giá là nhút nhát hoặc hướng nội
- Thường xuyên cảm thấy choáng ngợp hoặc lo lắng
- Cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức trước các cuộc tranh luận, la hét
- Đôi khi cảm thấy bị lạc lõng
- Cần thời gian ở một mình để vực dậy bản thân
- Bị kích thích bởi tiếng ồn, mùi hôi hoặc những người nói chuyện không ngừng
- Nhạy cảm với hoá chất
- Thích chủ động phương tiện để có thể về sớm nếu có thể
- Thường có xu hướng ăn nhiều để đối phó với sự căng thẳng
- Sợ cảm giác ngượng ngùng trong các mối quan hệ
- Dễ giật mình
- Phản ứng mạnh với caffein
- Ngưỡng chịu đau thấp
- Có xu hướng tự cô lập với xã hội
- Dễ cảm nhận, thấu hiểu căng thẳng, cảm xúc hoặc triệu chứng của người khác
- Choáng ngợp trước nhiều thứ xảy ra cùng lúc
- Thích tận hưởng môi trường
- Cần thời gian dài để phục hồi sau khi ở bên những người khó tính hoặc người tiêu cực
- Ưu tiên lựa chọn các thành phố hoặc quốc gia nhỏ hơn các thành phố lớn
- Ưu tiên các nhóm nhỏ hơn là những buổi tụ họp lớn
Nếu bạn trả lời “đúng” cho hơn 15 điều trở lên thì có khả năng cao bạn chính là một empath. Càng ít thì chứng tỏ bạn chỉ có khả năng đồng cảm 1 phần. Trên đây chỉ là bài kiểm tra sơ bộ, những bài đánh giá kỹ hơn còn bao gồm cả tiêu chí về sự thấu hiểu, xúc động trước âm nhạc, nghệ thuật, và cả phản ứng trước các nội dung bạo lực nữa.
Đọc thêm: Beauty blogger là gì? Công việc và thu nhập của Beauty Blogger
Hãy tận dụng thế mạnh của một người thấu hiểu cảm xúc để làm những việc có ích và giúp đỡ người khác cũng như chính mình. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin cơ bản về empath. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu được cách suy nghĩ của người nhạy cảm và giao tiếp với họ dễ dàng hơn.