Sales Representative là gì? 7 đặc điểm của người đại diện kinh doanh

Sales Representative là một vị trí quan trọng trong chuỗi hoạt động của bộ phận kinh doanh. Là những người bán hàng đại diện cho doanh nghiệp trước các đối tác quan trọng. Trong bài viết dưới đây hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ những thông tin hữu ích cho bạn về nghề này nhé!

1. Sales Representative là gì?

Sale được hiểu đơn giản chính là công việc bán hàng. Nhân viên Sale có nhiệm vụ tiếp cận khách hàng và tư vấn, sau đó thuyết phục được khách sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.

Sales Representative được dịch ra tiếng Việt là người đại diện kinh doanh hay đại diện thương mại của một doanh nghiệp. Vị trí này đòi hỏi bạn phải có kỹ năng xác định được vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải để đưa ra giải pháp tốt nhất. Người làm vị trí Sales Representative (viết tắt là Sales Rep) sẽ phải có sự chủ động trong công việc, luôn chuẩn bị sẵn các kế hoạch. Vị trí Sales Rep là một trong những vị trí quan trọng của doanh nghiệp. Người đảm nhận vai trò này sẽ có ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận và sự phát triển của thương hiệu.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. 7 đặc điểm của người đại diện kinh doanh

Có kinh nghiệm trong ngành

Kinh nghiệm không phải là yêu cầu bắt buộc nhưng sẽ là lợi thế khi bạn phỏng vấn với nhà tuyển dụng đối với vị trí Sales Representatives.

Vì công việc này bạn sẽ phải đại diện cho doanh nghiệp để gặp những khách hàng lớn, đối tác lâu năm. Do vậy, bạn cần phải nắm vững kiến thức sản phẩm/ dịch vụ. Kinh nghiệm bán hàng được tích lũy sẽ là kỹ năng giúp bạn thuyết phục được khách hàng.

Có ngoại hình sáng sủa, ưa nhìn

Sales Rep được xem như “gương mặt đại diện” cho doanh nghiệp khi gặp gỡ khách hàng. Vì vậy, yếu tố ngoại hình là một trong những điều kiện bắt buộc ứng viên phải có. Bạn không cần phải quá đẹp, nhưng gương mặt phải ưa nhìn, thật gọn gàng và chỉn chu.

Bạn không thể đi gặp khách hàng lớn với bộ quần áo lôi thôi. Điều này sẽ làm khách hàng mất thiện cảm đối với bạn cũng như hình ảnh doanh nghiệp.

Kỹ năng mềm tốt

Đối với bất kỳ công việc nào, bạn cũng cần rèn luyện kỹ năng mềm tốt. Công việc này bạn sẽ làm việc trực tiếp với khách hàng và đối mặt với các vấn đề phát sinh đột xuất cần xử lý.

Bạn cần phải có một số kỹ năng mềm tốt nhất định để xử lý công việc nhanh chóng và giải quyết vấn đề ổn thỏa.

Ăn nói giao tiếp tốt

Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn tạo được thiện cảm và thiết lập được mối quan hệ thân thiết với khách hàng. Giao tiếp không chỉ dừng lại ở lại nói mà còn thể hiện qua hành động, ngôn ngữ, v.v.

Điều quan trọng bạn cần có là phải hiểu tâm lý của khách hàng để tránh làm khách hàng khó chịu. Từ đó, bạn dễ dàng tạo sự tin tưởng hơn trong quá trình làm việc.

Kỹ năng ứng biến tình huống và điều chỉnh cảm xúc

Kỹ năng ứng biến và điều chỉnh cảm xúc sẽ giúp cho bạn điều chỉnh được cuộc trò chuyện một cách khéo léo và tác động lên cảm xúc của người còn lại. Câu chuyện của hai người sẽ trở nên tự nhiên hơn.

Chủ động và kiên nhẫn

Bạn cần phải chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng và kiên nhẫn để xử lý công việc, các thông tin liên quan.

Đối với vị trí này, bạn sẽ thường xuyên gặp sự từ chối từ khách hàng nên bạn cần phải kiên nhẫn. Trong thời gian này, khách hàng chưa có nhu cầu nhưng trong tương lai có thể họ sẽ có nhu cầu và tìm đến bạn.

Tin học văn phòng và ngoại ngữ tốt là lợi thế

Hiện nay hầu hết tất cả công việc đều làm qua máy tính nên bạn cần phải có kỹ năng về tin học văn phòng. Việc thông thạo các kỹ năng tin học sẽ giúp cho công việc của bạn trở nên dễ dàng hơn.

Ngoài ra, ngoại ngữ tốt sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp cận nhiều tệp khách hàng khác nhau. Đồng thời nó giúp tạo thêm được nhiều mối quan hệ tốt cho vị trí đại diện kinh doanh của bạn. Biết đâu, họ lại trở thành khách hàng tiềm năng trong tương lai của bạn.

Success in Sales | Becoming an Agile Inside Sales Representative|Success in  Sales | Becoming an Agile Inside Sales Representative|Success in Sales |  Becoming an Agile Inside Sales Representative|Success in Sales | Becoming

Đọc thêm: Project Plan là gì ? Ý nghĩa và vai trò của việc lập kế hoạch

3. Vai trò to lớn của Sales Representative trong một công ty

Vai trò của Sales Representative trong một công ty rất quan trọng và có nhiều nhiệm vụ. Dưới đây là các vai trò chính của Sales Representative trong một công ty:

  • Đại diện bán hàng: Sales Representative là người đại diện của công ty trong việc tiếp xúc và giao dịch với khách hàng. Họ ra mặt trực tiếp đại diện cho công ty để tư vấn, giới thiệu và bán các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty.
  • Xây dựng mối quan hệ với khách hàng: Sales Representative phải xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng, thông qua việc gặp gỡ, trao đổi thông tin và tạo niềm tin. Họ phải lắng nghe và hiểu nhu cầu của khách hàng để đưa ra các giải pháp phù hợp và tìm hiểu các vấn đề khách hàng đang gặp phải.
  • Tìm kiếm và phát triển khách hàng mới: Sales Representative phải tìm kiếm và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng mới, thông qua các hoạt động marketing, quảng cáo, tham gia triễn lãm và networking. Họ cần thường xuyên tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới để mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng của công ty.
  • Quản lý hồ sơ và giao dịch: Sales Representative phải quản lý và cập nhật thông tin về khách hàng, bao gồm thông tin cá nhân, lịch sử mua hàng, chi tiết giao dịch, v.v. Họ cần theo dõi tình hình các giao dịch và đảm bảo việc giao dịch được tiến hành một cách hiệu quả và đúng thời hạn.
  • Báo cáo và đánh giá: Sales Representative cần lập báo cáo về hoạt động bán hàng của mình, bao gồm doanh số bán hàng, số khách hàng mới, số đơn hàng được xử lý, v.v. Bằng cách đánh giá và phân tích dữ liệu, họ có thể đưa ra các phân tích, đề xuất cải tiến và chiến lược kinh doanh để tăng cường hiệu quả bán hàng.

Tổng quát lại, Sales Representative đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ kinh doanh với khách hàng. Họ đóng góp đáng kể vào việc tăng doanh số bán hàng, tạo ra lợi nhuận và phát triển thị trường cho công ty.

Sales representative là gì? Công việc của Sales representative - JobsGO Blog

4. Các cấp bậc liên quan đến Sales Representative

Salesman – Nhân viên kinh doanh

Nhân viên kinh doanh sẽ là những người tham gia vào các dự án, thực hiện các công việc hỗ trợ, cam kết về chỉ tiêu của Sales Representative để đảm bảo lợi nhuận của công ty. Salesman hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Sales Up hoặc Sales Representative. Điều này đồng nghĩa với việc Salesman sẽ làm việc dựa theo sự phân công từ cấp trên.

Bên cạnh việc hỗ trợ, Salesman được xem là người bạn đồng hành với Sales Representative trên con đường chinh phục thị trường và khách hàng.

Sale Executive – Điều hành kinh doanh

Sale Executive là bộ phận có chức vụ cao hơn và quản lý trực tiếp Sales Representative. Và Sale Executive đóng vai trò là nhà điều hành, trực tiếp chỉ đạo, phân bổ và theo dõi về kết quả hoạt động của Sales Representative.

Từ đó, bộ phận điều hành kinh doanh sẽ có những thay đổi chiến lược phù hợp với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các báo cáo doanh thu hàng tháng của Sales Rep đều được bộ phận Sale Executive kiểm duyệt.

Đọc thêm: Sản phẩm mới là gì? Chi tiết nhất 7 bước phát triển sản phẩm mới

Sale Director – Giám đốc kinh doanh

Giám đốc kinh doanh là một trong những vị trí quyền lực và quan trọng nhất của một doanh nghiệp. Bộ phận này sẽ quản lý tất cả vị trí Sales trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ của Giám đốc kinh doanh chính là quản lý, tiếp nhận các ý kiến từ các bộ khác nhau, sau đó đề ra các giải pháp xử lý phù hợp.

Sale Director sẽ là người quyết định hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Sau đó, họ sẽ phân bổ công việc đến các bộ phận phía dưới để mọi người thực hiện.

Tài liệu VietJack

5. Tổng hợp công việc của người đại diện doanh nghiệp 

Tư vấn, chăm sóc khách hàng, quản lý nhân viên

Đầu tiên nhân viên ở vị trí này sẽ đảm nhận công việc như giới thiệu, tư vấn sản phẩm cho khách hàng sau đó chốt đơn. Sau khi khách hàng đã mua sản phẩm thì sẽ chăm sóc, gửi các khuyến mãi cho đợt hàng sau, v.v. Bên cạnh đó, Sales Rep còn làm việc với nhà phân phối để hoạch định các chiến lược nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng.

Vị trí Sales Rep sẽ cao cấp hơn vị trí Salesman. Vì nhiệm vụ của một Sales Representative còn liên quan đến công việc xử lý giấy tờ, thủ tục. Bên cạnh đó đối tượng khách hàng của họ đa phần là doanh nghiệp hoặc các khách hàng lâu năm.

Thực hiện công việc theo sự sắp xếp của cấp trên

Vị trí đại diện kinh doanh sẽ hoạt động dưới quyền của quản lý điều phối hoặc giám đốc kinh doanh. Vì vậy khi nhân viên ở vị trí này, sẽ phải thực hiện các yêu cầu được cấp trên giao phó. Ví dụ như:

  • Quản lý công nợ và thu hồi nợ từ khách hàng.
  • Nghiên cứu các chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.
  • Đề xuất chiến lược kinh doanh cho công ty theo từng giai đoạn, đảm bảo được việc đạt chỉ tiêu đã cam kết.
  • Lên các ý tưởng về chương trình hậu mãi, khuyến mãi.
  • Theo dõi và báo cáo tiến độ công việc theo ngày, tuần, tháng.

Bên cạnh đó, tùy theo doanh nghiệp mà nhà tuyển dụng sẽ có các yêu cầu bắt buộc khác. Chắc hẳn bạn đã hình dung rõ công việc cụ thể của một Sales Representative là gì. Nhìn chung, người đại diện kinh doanh có vị trí vô cùng quan trọng trong công ty. Họ phải thực hiện khối lượng công việc nặng nề và chịu áp lực từ nhiều phía. Tuy vậy họ cũng sẽ được hưởng mức lương xứng đáng với công sức đã bỏ ra.

Đọc thêm: Định hướng nghề nghiệp thông qua thần số học

Đối tượng làm nghề Sale rất đa dạng. Một số công ty không yêu cầu bạn phải có bằng cấp chuyên ngành. Chỉ cần bạn có kỹ năng xử lý tình huống và tài ăn nói là đã có thể ứng tuyển vào vị trí này. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Sales Representative là gì? 7 đặc điểm của người đại diện kinh doanh.Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng và thực hành hiệu quả.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!