Executive là gì? 8 Vị trí quản lý tuyển dụng nhiều nhất

Executive là từ tiếng anh có rất nhiều nghĩa, nhưng nghĩa được hiểu phổ biến nhất là: Điều hành, quản lý. Vậy Executive là gì trong công việc? Cùng 1900 đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Executive là gì?

Executive là từ tiếng anh có rất nhiều nghĩa, nhưng nghĩa được hiểu phổ biến nhất là: Điều hành, quản lý.

Vậy Executive là gì trong công việc, nó là từ dùng để chỉ cấp bậc chức danh của một nhân viên chính thức ở một doanh nghiệp nào đó. Nhân viên Executive là người có kinh nghiệm làm việc nhiều năm, có trình độ kiến thức sâu sắc và đảm nhiệm tốt một chuyên môn cụ thể nào đó. Khối lượng việc làm của mỗi nhân viên Executive ở các ngành nghề là khác nhau, nó tùy vào từng cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Một số vị trí Executive thường gặp nhất

SEO Executive

Search Engine Optimization được gọi tắt là SEO Executive, đây là vị trí công việc khá “hot” hiện nay. Với thời đại công nghệ như hiện nay, SEO Executive không còn quá xa lạ với dân làm Marketing, nó là một vị trí quan trọng của ngành Digital Marketing.

Người ở vị trí SEO Executive có nhiệm vụ là cải thiện thứ hạng và tốc độ tìm kiếm thông tin của một hay nhiều từ khóa mà họ phụ trách trên các công cụ website tìm kiếm. Cụ thể một số công việc mà SEO Executive phải làm là:

  • Thực hiện nghiên cứu, phân tích SEO của đối thủ cạnh tranh.
  • Thực hiện đánh giá tình trạng website, đưa ra đề xuất, định hướng content bài viết nhằm cải thiện kết quả tìm kiếm.
  • Tham gia thực hiện xây dựng web vệ tinh để điều hướng và tạo tín hiệu cho web chính. Nghiên cứu chiến lược từ khóa và những thuật toán thay đổi liên quan.
  • Thực hiện làm báo cáo về kết quả tìm kiếm web cho cấp trên.

Như vậy với công việc của một SEO Executive thì thứ hạng tìm kiếm cao trên internet sẽ giúp thu hút người dùng, tăng view,… giúp doanh nghiệp tăng doanh thu.

Tài liệu VietJack

HR Executive

HR Executive thuộc bộ phận nhân sự của một doanh nghiệp hay còn gọi là nhân viên nhân sự. Công việc của HR Executive chuyên về công tác tuyển dụng, lên kế hoạch đào tạo nhân sự, thực hiện các hợp đồng về nhân sự.

Chi tiết một số công việc mà nhân viên HR Executive phải làm như sau:

  • Tiếp nhận yêu cầu về nhận sự từ các phòng ban và tổ chức đăng tuyển, sàng lọc CV ứng tuyển, sắp xếp lịch phỏng vấn. Kiểm soát tỷ lệ tuyển dụng nhân sự thành công.
  • Tổ chức đào tạo nhân viên mới, nâng cao năng lực nhân viên cũ theo yêu cầu của cấp lãnh đạo. Làm đánh giá năng lực nhân viên theo quy định của công ty.
  • Theo dõi và tiếp nhận các vấn đề về lương, thưởng, tính lương, thuế TNCN, BHXH cho nhân viên trong công ty và đề xuất thêm các chính sách đãi ngộ nhân viên với cấp trên.
  • Cập nhật thông tin nhân viên mới, lưu trữ hợp đồng và hồ sơ nhân sự cũng như các thông báo, quyết định của các cấp.

Đọc thêm: Việc làm dành cho HR excutive mới nhất 

Legal Executive

Legal Executive hay còn gọi là chuyên viên pháp lý là người đóng vai trò bảo vệ và định hướng cho doanh nghiệp hoạt động tuân thủ đúng quy chế pháp luật.

Mọi doanh nghiệp hoạt động đều được kiểm soát bởi pháp luật và do đó Legal Executive đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Cụ thể các công việc mà một nhân viên Legal Executive phải làm như sau:

  • Soạn thảo và sửa đổi các điều khoản hợp đồng kinh tế, xác minh tính hợp pháp, hợp lý mọi thông tin trong các tài liệu, văn bản có ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
  • Tư vấn các nghị định, điều luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp cho cấp trên.
  • Rà soát, cập nhật các chính sách, chế độ của công ty cho phù hợp với chế độ hiện hành.
  • Thực hiện việc kiện tụng, khiếu nại để đòi lại quyền lợi cho doanh nghiệp nếu có mâu thuẫn xảy ra.

Marketing Executive

Marketing Executive còn được gọi là nhân viên Marketing, đây là một trong những vị trí được tuyển dụng nhiều nhất. Marketing Executive là chức danh chung chỉ nhân viên trong bộ phận Marketing, tuy nhiên tùy theo tính chất công việc mà nhiệm vụ của mỗi người cũng sẽ khác nhau như: Content, Copywriter, Design, Planner,…Nhiệm vụ chung của một Marketing Executive như sau:

  • Thực hiện nghiên cứu, phân tích đối thủ cạnh tranh nhằm đưa ra ý tưởng tiếp thị mới, lập ngân sách tiếp thị.
  • Lên ý tưởng phát triển nội dung website, banner, fanpage…
  • Hỗ trợ các bộ phận triển khai các chương trình marketing, chăm sóc khách hàng.
  • Làm báo cáo về kết quả hoạt động Marketing cho cấp trên.

Account Executive

Account Executive có vị trí công việc trong các agency hay production house quảng cáo. Account Executive hiện là một ngành mới ở Việt Nam, thích hợp cho các bạn đam mê Marketing và tính cách năng động. Công việc của một Account Executive như sau:

  • Liên hệ và sắp lịch gặp gỡ khách hàng để thảo luận về yêu cầu Marketing của khách hàng.
  • Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, lên ý tưởng và tường thuật lại cho các bộ phận có liên quan.
  • Theo dõi tiến độ của dự án và trao đổi với khách hàng khi sản phẩm hoàn thành.
  • Trao đổi với các bộ phận có liên quan để chỉnh sửa sản phẩm nếu khách hàng có yêu cầu.

PR Executive

PR Executive hay còn gọi chuyên viên quan hệ công chúng, có nhiệm vụ xây dựng, duy trì mạng lưới quan hệ của công ty với bên ngoài. Công việc của một PR Executive như sau:

  • Nghiên cứu và xây dựng các chiến lược PR sản phẩm của công ty.
  • Phụ trách liên hệ và duy trì mối quan hệ với các cơ quan báo chí, truyền thông.
  • Quản lý kênh truyền thông nội bộ, tổ chức event, họp báo theo yêu cầu.
  • Theo dõi phản hồi của công chúng và báo cáo lên cấp trên.

Đọc thêm: Project Manager là gì ? Cách trở thành quản lý dự án chuyên nghiệp

Sales Executive

Sales Executive là nhân viên kinh doanh thuộc bộ phận của phòng kinh doanh, có trách nhiệm tìm kiếm thị trường đem về nguồn doanh thu cho doanh nghiệp. Tùy theo từng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh mà Sale Executive sẽ có tính chất công việc khác nhau. Công việc của một Sale Executive như sau:

  • Nghiên cứu thị trường nhằm đánh giá nhu cầu, thị hiếu khách hàng.
  • Phối hợp với bộ phận kinh doanh lập kế hoạch kinh doanh cho các khu vực bán hàng.
  • Triển khai kế hoạch kinh doanh cho các đại lý, lắng nghe ý kiến khách hàng.
  • Quản lý và thúc đẩy kế hoạch bán hàng để đạt doanh số mục tiêu.
  • Làm báo cáo kết quả doanh số bán hàng cho cấp trên.

Tài liệu VietJack

E- commerce Executive

E- commerce Executive mang chức danh là giám đốc điều hành kinh doanh thương mại điện tử. Đây là vị trí còn khá mới ở thị trường việc làm Việt Nam vì ngành thương mại điện tử cũng chỉ mới phát triển gần đây.

Nhiệm vụ chính ở vị trí này là nhân viên E- commerce Executive chịu trách nhiệm quản lý hệ thống thương mại điện tử và đưa ra chiến lược nhằm phát triển các trang thương mại điện tử.

3. Kỹ năng cần có của một quản lý là gì? 

Một Executive cần có những kỹ năng cơ bản sau:

  • Kỹ năng chuyên môn: Một Executive cần phải luôn trau dồi cho mình kiến thức chuyên môn về Marketing để có thể điều hành dự án hoạt động hiệu quả.
  • Kỹ năng quản lý: Một Executive phải có kỹ năng quản lý để quản lý các tasks mà mình phụ trách.
  • Kỹ năng giao tiếp: để tạo dựng các mối quan hệ với khách hàng.
  • Ngoài ra Executive cần phải rèn luyện thành thạo các công cụ Microsoft Office, có hiểu biết về các phần mềm quản lý khách hàng, kỹ năng sáng tạo và quản lý thời gian, kỹ năng liên kết, tổng hợp thông tin và nhiều kỹ năng khác để nhanh chóng thăng tiến trong công việc.

Đọc thêm: Management Trainee là gì? Lợi ích khi làm quản trị viên tập sự

Trên đây 1900 - tin tức việc làm đã tổng hợp các vị trí quản lý tuyển dụng nhiều nhất. Hi vọng qua bài viết này giúp các bạn lựa chọn được các công việc quản lý phù hợp. Đừng quên truy cập mỗi ngày nhé!

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!