Full-stack là gì? Bí kíp để trở thành lập trình viên full-stack

Công nghệ thông tin được cho là ngành nghề hot được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, hiện có rất nhiều vị trí công nghệ thông tin được tuyển dụng rộng rãi, một trong số đó là lập trình viên full-stack. Vậy full-stack là gì? Học gì để trở thành lập trình viên full-stack? Cùng 1900 - Tin tức việc làm tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Full-stack là gì

Full-stack còn được gọi là full-stack developer là những người có nhiệm vụ tổng hợp kiến thức và sự hiểu biết trực quan, sâu sắc về front-end và back-end. Ngoài ra, lập trình viên full-stack còn phải nắm vững các best practices và khái niệm cơ bản liên quan đến lập trình full-stack. 

Đối với front-end, đây là công việc liên quan đến việc thiết kế các phần tử xuất hiện với người dùng khi họ tương tác với ứng dụng. Ví dụ như: các font chữ, màu sắc cho tới các menu hiển thị, thành trượt,…

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

Đối với back-end, lập trình viên back-end sẽ thực hiện các công việc như tìm kiếm, lưu trữ, thay đổi dữ liệu và hỗ trợ các phần tử hiển thị của ứng dụng.

Những lập trình viên full-stack đều có khả năng code cho mọi thành phần của hệ thống, đem lại hệ thống hoàn thiện nhất bởi full-stack developer thực sự là những người giỏi, có chuyên môn cao. Do đó, để trở thành một full-stack bạn phải là người thực sự có kỹ năng và kinh nghiệm.

Công việc của một full-stack developer

Full-stack developer là người làm việc với back-end hoặc front-end. Các nhà phát triển Full-stack phải có một số kỹ năng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như mã hóa, cơ sở dữ liệu, thiết kế đồ họa và quản lý UI / UX để có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

Dưới đây là một số công việc mà full-stack cần thực hiện:

  • Giúp thiết kế và phát triển phần mềm
  • Kiểm tra và gỡ lỗi để giúp cho phần mềm được tối ưu hóa
  • Viết code cho phần front end và back end của phần mềm
  • Thiết kế các tương tác của người dùng trên chính ứng dụng web
  • Tạo máy chủ và cơ sở dữ liệu cho back-end của phần mềm
  • Đảm bảo khả năng tương thích và tối ưu hóa đa nền tảng
  • Kiểm tra và duy trì thiết kế đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng
  • Làm việc với các nhà thiết kế đồ họa để thiết kế các tính năng mới
  • Phát triển các API và các dịch vụ RESTful
  • Cập nhật xu hướng thường xuyên

Đọc thêm: Hiểu đúng về tự do tài chính. Bí quyết đạt tự do tài chính từ sớm

Học gì để trở thành lập trình viên full-stack

Nếu bạn muốn trở thành một full-stack developer hay có dự định bắt đầu công việc full-stack developer thì dưới đây là list tham khảo những điều dân IT nên học.

Front-end languages and frameworks

HTML/CSS

Hầu như mọi chương trình dạy online hay offline về Full-Stack Web Developer, đều dạy cho bạn bắt đầu với HTML và CSS bởi vì chúng là những nền tảng của web. HTML cho phép bạn thêm nội dung vào một trang web và CSS cho phép bạn tạo phong cách riêng cho nội dung của bạn.

Các topic dưới đây liên quan đến HTML / CSS thường xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn và liên quan trực tiếp đến công việc thực tế khi bạn đi làm:

- Định nghĩa HTML .

- Có thể giải thích CSS Box Model.

- Lợi ích của tiến trình tiền xử lý CSS (bạn không nhất thiết phải hiểu cách sử dụng nó ở mức độ sâu, nhưng bạn phải hiểu chúng là gì và chúng giúp ích gì cho developer).

- CSS Media Queries nhắm mục tiêu vào các thiết bị khác nhau và cung cấp các CSS tương ứng.

- Bootstrap (một framework hỗ trợ thiết kế và bố trí nội dung trên một trang. Trong khi nhiều chương trình online hay các trường học lại chỉ tập trung vào việc dạy Bootstrap, trong khi thực tế điều quan trọng hơn là phải có kiến thức sâu về CSS cơ bản hơn là tìm hiểu các tính năng và phương pháp Bootstrap cụ thể).

JavaScript

Đây là ngôn ngữ duy nhất chạy tự nhiên trong trình duyệt và cũng có thể tăng gấp đôi hiệu suất so với ngôn ngữ máy chủ (như bạn sẽ thấy bên dưới với Node.js). Dưới đây là một số topics bạn cần phải hiểu nếu muốn trở thành Full-Stack Developer:

- Hiểu cách làm việc với DOM, biết JSON là gì và làm thế nào để ứng dụng nó.

- Các tính năng ngôn ngữ quan trọng như: functional composition, prototypal inheritance, closures, event delegation, scope, chức năng bậc cao

- Điều khiển bất đồng bộ, promises hay async/await và callbacks

- Cách cấu trúc code của bạn đúng chuẩn và mô đun hóa các phần của nó, những thứ như webpack, browserify, hoặc các build tool như gulp chắc chắn sẽ hữu ích cho bạn

- Biết cách sử dụng ít nhất một framework phổ biến (nhiều chương trình chỉ tập trung chủ yếu vào việc giảng dạy cho bạn một library hoặc 1 framework như React hay AngularJS, nhưng trong thực tế, việc hiểu sâu hơn về ngôn ngữ JavaScript không phụ thuộc quá nhiều vào các tính năng đặc biệt của framework. Một khi bạn có một sự hiểu biết tốt về JavaScript, việc tiếp cận các framework không còn quá khó khăn.

Đọc thêm: Việc làm dành cho Full-stack Developer mới nhất

Back-End Language

Bạn sẽ nhận được những phản ứng khác nhau khi hỏi ai đó ngôn ngữ back-end nào là tốt nhất để học.Vì vậy dưới đây tôi đã liệt kê một vài kết hợp phổ biến. Một lưu ý quan trọng: dù cho bạn quyết định học ngôn ngữ gì, thì điều quan trọng là phải gắn bó với nó và học hỏi mọi thứ về nó trong khả năng của bạn

- Node.js: Đây là một lựa chọn tuyệt vời bởi vì Node.js chính nó chỉ là một environment JavaScript có nghĩa là bạn không cần phải học một ngôn ngữ mới. Đây là một lý do tại sao nhiều chương trình online và bootcamps chọn dạy Node.js . Framework phổ biến nhất mà bạn có thể tìm hiểu để trợ giúp bạn trong việc phát triển các ứng dụng web là Express.

- Php: không phải bàn cãi nhiều, Php vẫn đang được lập trình viên ở Việt Nam cũng như các công ty IT tại VN sử dụng nhiều trong các production lớn. Nổi tiếng nhất và dễ học nhất là Laravel.

- Ruby: Một số framework phổ biến để phát triển trong Ruby là Rails và Sinatra. Rất nhiều chương trình dạy Ruby như là một ngôn ngữ back-end đầu tiên.

- Python: Một số framework phổ biến để phát triển trong Python là Django và Flask.

- Java: Ngôn ngữ Java không còn được dạy nhiều trong thời gian gần đây khi đào tạo Full-Stack Web Development  nhưng một số công ty lại sử dụng Java như một phần của họ và nó vẫn là một ngôn ngữ lập trình rất cần thiết (xem hình trên).

Databases & Web Storage (Cơ sở dữ liệu và lưu trữ web)

Khi học để xây dựng các ứng dụng web, trong một số trường hợp có thể bạn sẽ muốn lưu trữ dữ liệu một nơi nào đó và sẽ sử dụng nó sau này. Bạn cần nắm vững các topic sau đây liên quan đến cơ sở dữ liệu và lưu trữ.

- Hiểu được các lợi ích của dữ liệu quan hệ, ví dụ: MySQL.

- Tìm hiểu về cơ sở dữ liệu NoSQL, ví dụ: MongoDB.

- Hiểu được điều gì là tốt hơn trong những tình huống nhất định.

- Biết cách kết nối cơ sở dữ liệu với ngôn ngữ back-end mà bạn đã chọn (ví dụ: Node.js + MongoDB).

- Hiểu được lợi ích của các kho dữ liệu trong bộ nhớ như Redis hoặc memcached.

- Bộ lưu trữ web để lưu trữ sessions, cookie và cache data trong trình duyệt.

- Cơ sở dữ liệu nhân rộng, ACID, và ORM (tất cả tùy chọn).

Đọc thêm: Coding Bootcamp là gì? Sự khác nhau giữa Coding Bootcamp và mô hình truyền thống

HTTP & REST

HTTP là một giao thức ứng dụng phi văn bản trên Internet – nó cho phép client giao tiếp với servers  (ví dụ: mã JavaScript của bạn có thể yêu cầu AJAX cho một số mã back-end bạn đã chạy trên một máy chủ sẽ xảy ra thông qua HTTP). Một số topic quan trọng bạn nên tìm hiểu được liệt kê dưới đây:

- REST là gì và tại sao lại quan trọng trong giao thức HTTP và các ứng dụng web.

- Best practices để thiết kế RESTful API. POST / GET yêu cầu.

- Học cách sử dụng Chrome DevTools có thể cực kỳ hữu ích.

- Giấy chứng nhận SSL là gì?

- HTTP / 2 & SPDY (tùy chọn). WebSockets, Web Workers, và Service Workers (tất cả các tùy chọn).

Full-stack Developer cần kỹ năng mềm gì? 

Sáng tạo

Nhà phát triển phải hiểu mục tiêu của dự án và tạo ra một sản phẩm thu hút đối tượng mục tiêu. Sáng tạo chinh là một trong những kĩ năng vô cùng quan trọng trong bất kì công việc nào.

Hoạch định chiến lược

Hoạch định là một giai đoạn quan trọng trong bất sản phẩm nào. Full-stack developer phải có khả năng lập kế hoạch chiến lược các giai đoạn thiết kế, phát triển và triển khai. Điều này giúp hợp lý hóa quy trình tạo ra ứng dụng.

Kỹ năng phân tích

Kỹ năng này giúp full-stack developer phân tích thông tin một cách chính xác và đưa ra các quyết định hợp lý, dựa trên dữ liệu giúp tối đa hóa quá trình thiết kế sản phẩm.

Đọc thêm: Cách phỏng vấn xin việc hiệu quả trong 3 bước

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Trong quá trình lập trình không ai chắc chắn rằng phần mềm sẽ chạy trơn tru và không có lỗi. Vậy nên, nếu lỗi phát sinh trong quá trình phát triển ứng dụng thì kỹ năng giải quyết vấn đề đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo các nhiệm vụ của bản thân.

Lập trình viên full-stack là một vị trí công việc đang được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Hi vọng với bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích áp dụng vào công việc và cuộc sống. 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!