1. Full Stack là gì ?
Để hiểu rõ full stack marketing là gì, chúng ta cần làm rõ định nghĩa về "full stack" và "stack" là gì trước nhé.
Full stack là thuật ngữ trong ngành lập trình, xuất phát từ cụm full stack developer - những lập trình viên có kiến thức, kỹ năng sâu rộng, đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau chứ không tập trung vào 1 mảng hay 1 chuyên môn nhất định nào đó. Họ có khả năng bao quát mọi thứ về mặt kỹ thuật trong quá trình từ đầu tới khi hoàn thành 1 sản phẩm cụ thể.
Stack trong cụm này mang nghĩa tập hợp các kỹ năng cần thiết để thực thi một công việc cụ thể nào đó.
Full stack marketing là thuật ngữ lần đầu được đặt ra bởi hai chuyên gia gồm Marcelo Calbucci và Morgan Brown. Thuật ngữ này đề cập đến tất cả kỹ năng, phương pháp cần có của một nhà tiếp thị. Từ "stack" xuất phát từ cụm "full stack developers" - những người sở hữu các kỹ năng như front-end, back-end, kiến thức về cơ sở dữ liệu database, hệ quản trị cơ sở dữ liệu...
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Full stack marketer là ai ?
Full stack marketer là người có thể làm việc trên nhiều lĩnh vực với phạm vi rất rộng trong digital marketing, từ SEO, Google Ads, social media hay lên kế hoạch truyền thông trên nền tảng số. Full stack marketer không cần là chuyên gia ở mọi lĩnh vực nhưng họ sẽ có khả năng hoàn thành công việc một cách trọn vẹn nhất.
Họ không chỉ là người có kiến thức tổng quát về lý thuyết mà còn có kinh nghiệm, khả năng thực thi linh hoạt. Một stack marketer cần có kiến thức cơ bản về những mảng sau:
- Infrastructure: gồm website, hosting, domain, hệ thống CRM, Javascript, HTML/CSS... và tùy vào công việc đảm nhiệm, marketer còn phải dính vào các hệ thông CRM, ERP, POS của công ty đó.
- Analytics: bao gồm việc hiểu các công cụ phân tích như Google analytics, cách cài đặt, rút trích dữ liệu để từ đó đưa ra các phân tích phù hợp
- Content: marketer sẽ là người đưa ra định hướng content trên các nền tảng khác nhau, từ video, social, ads... Đồng thời cũng phải hiểu được các kênh paid, own, earned để truyền tải nội dung một cách sáng tạo, hiệu quả nhất.
Đọc thêm: Việc làm dành cho Fullstack developer mới nhất
3. 10 kỹ năng cần rèn luyện để giải quyết nhiều vấn đề
Kiến Thức Cơ Bản Về Công Nghệ, Hạ Tầng
Ở thời đại 4.0 phát triển như hiện nay, mọi nền tảng công nghệ đều cần phải liên tục được cập nhật để kịp thích ứng với sự thay đổi chóng mặt của mạng xã hội và các sở thích đa dạng của người dùng.
Kiến thức cơ bản về hạ tầng nên bao gồm: Cách làm một website (domain, hosting, coding...), hệ thống quản trị CMS, CRM, HTML, hoặc nếu có khả năng tìm hiểu, bạn có thể học thêm cả code PHP và SQL để truy xuất dữ liệu báo cáo người dùng, hoặc dùng Data Studio để visualize các dữ liệu thô.
Kiến Thức Về Lên Kế Hoạch, Chiến Dịch
Không chỉ Full Stack Marketer, bất cứ người nào làm marketing cũng cần được trang bị kỹ năng cơ bản về lập kế hoạch cho một chiến dịch, dù lớn hay nhỏ. Kế hoạch marketing cơ bản thường bao gồm:
- Nghiên cứu thị trường, sở thích khách hàng, xác định khách hàng tiềm năng cần hướng đến của chiến dịch.
- Các đầu mục công việc và timeline triển khai / deadline chi tiết / nhân sự thực hiện (nếu bạn có một team triển khai), hoặc tự sắp xếp công việc cho chính mình (nếu bạn tự thực hiện một project độc lập),
- Biết cách đưa ra các KPI mục tiêu cần đạt được cho từng giai đoạn, hoặc toàn bộ chiến dịch.
Ví dụ: trong thời gian đầu ra mắt sản phẩm, bạn cần xác định rõ mục tiêu cần đạt được: tăng nhận diện, hay phải bán được hàng nhiều nhất có thể? Từ đó mới có thể đưa ra được các công việc cần phải làm sát sao nhất với mục tiêu đã chọn.
Kiến Thức Về Dữ Liệu
Khi đã có một nền tảng kế hoạch rõ ràng, kênh triển khai phù hợp, thì việc đánh giá dựa trên số liệu là bước tiếp theo cần chú ý, nhất là với các chiến dịch digital marketing hiện nay.
Mọi số liệu trả về trong suốt thời gian triển khai đều biểu thị cho một thông tin quan trọng, chúng giúp ta đánh giá được hiệu quả hoạt động của các đầu mục công việc, vì vậy nhiệm vụ của một Full Stack Marketer lúc này là đọc hiểu và giải nghĩa chúng, sau đó đưa ra các quyết định thay đổi hoạt động khi cần thiết để tăng hiệu quả hơn.
Các công cụ Google Analytics, Facebook Insight, Data Studio sẽ giúp bạn đơn giản hoá các bước này, hãy tìm hiểu để tận dụng được tối đa các công cụ này cho một Full Stack Marketer.
Kiến Thức Về Nội Dung
Đối với mình, ngoài việc diễn đạt bằng văn bản, một Full Stack Marketer biết cách biểu thị ý tưởng của mình qua hình vẽ, thiết kế là một điểm cộng rất lớn.
Vì nội dung là công cụ chủ lực giúp truyền tải thông điệp đến với khách hàng, một Full Stack Marketer chuyên nghiệp cần có khả năng diễn đạt tốt qua nhiều hình thức đa dạng. Bạn phải biết được tất cả các định dạng nội dung thông dụng (câu chữ, hình ảnh, video, banner chạy ads…) trên các kênh media khác nhau và hiểu được mỗi kênh có các quy chuẩn như thế nào về nội dung để tối ưu được hiệu quả hiển thị.
Đây là kỹ năng đòi hỏi tính sáng tạo cao, bên cạnh đó, khả năng nắm bắt xu hướng nhanh nhạy và học hỏi tốt cũng là điều không thể thiếu. Hãy dành thời gian xem qua các trang: Pinterest, Behance để trau dồi khả năng cảm nhận và gu thẩm mỹ cá nhân.
Đọc thêm: Top 9 cơ hội việc làm chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số
Kiến Thức Truyền Tải Nội Dung
Khi đã có nội dung tốt, thì đến lúc ta cần biết phải làm sao để truyền tải nó đến với người dùng tiềm năng. Quảng cáo đa phương tiện chính là công cụ đắc lực hỗ trợ cho các nội dung sáng tạo, là thành phần chủ lực trong việc đưa thông điệp đến với người dùng.
Khi bạn chạy quảng cáo: trên mạng xã hội (Google/ Facebook/ Tiktok Ads…), báo chí, truyền thông... hoặc bất kỳ hình thức quảng cáo nào khác đều giúp tiếp cận được tới khách hàng mục tiêu, khi họ nhìn thấy nội dung quảng cáo của bạn hữu ích thì sẽ bấm vào, vậy là ta đã đạt được mục đích của quảng cáo.
Đọc thêm: Full-stack là gì? Bí kíp để trở thành lập trình viên full-stack
Không ngừng học hỏi
Marketing là một lĩnh vực rất rộng. Có rất nhiều kiến thức để học hỏi, lĩnh hội và được cập nhật theo thời gian.
Bên cạnh đó, có rất nhiều các trang web, blog, vlog cung cấp các kiến thức về marketing, lập trình, công nghệ. Do đó, một full stack nên bám sát mọi thông tin mới nhất về marketing, xử lý và kết hợp chúng vào chiến lược của riêng mình.
Tháo vát
Full stack marketers luôn có một niềm tin rằng bất kỳ vấn đề nào cũng đều có giải pháp, miễn là bạn sẵn sàng và kiên nhẫn để tìm ra nó. Một full stack ngoài một khối óc thông minh, nhạy bén thì còn cần sự chăm chỉ, tháo vát trong mọi công việc.
Linh hoạt
Full stack marketers phải tiếp xúc rất nhiều dự án, chiến lược marketing khác nhau. Do đó, khả năng thích ứng và linh hoạt, ứng biến tình huống rất cần thiết. Nếu một chiến dịch marketing hoạt động có vấn đề, full stack marketer cần nhanh chóng tìm ra giải pháp. Họ phải luôn có sẵn trong đầu những ý tưởng mới, sự thích nghi mới và chiến thuật mới.
Chuyên môn kỹ thuật về marketing
Để trở thành một chuyên gia marketing là cả một quá trình và có thể học hỏi, rèn luyện, không phải khả năng bẩm sinh sẵn có. Tuy nhiên, để trở thành full stack marketer thì chắc chắn người làm cần những kiến thức chuyên môn cơ bản về marketing, về chiến lược tiếp thị, cách phát triển và tạo khách hàng tiềm năng…
Lộ trình thăng tiến của một marketer
Để trở thành một marketer chuyên nghiệp với phúc lợi cao và mức lương “ai cũng phải mơ ước” không phải việc đơn giản và dễ dàng. Đôi khi bạn phải đánh đổi “mồ hôi – máu – nước mắt” để đạt được vị trí mà bản thân mong muốn.
Ứng mỗi một vị trí, bạn sẽ có khối lượng công việc, trách nhiệm và mức lương khác nhau. Chưa kể, nó có thể thay đổi theo năng lực hoặc môi trường hoặc quốc gia bạn làm việc.
Đọc thêm: Ngành an toàn thông tin là gì? Thông tin cơ hội việc làm, mức lương ngành an toàn thông tin
4. Full Stack Marketer sẽ giúp gì được cho doanh nghiệp
Full stack marketer có thể làm những gì?
Tuy rằng, một full stack marketer không cần phải là chuyên gia ở mọi lĩnh vực, nhưng họ bắt buộc có đủ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để thực hiện, theo dõi hoặc quản lý các công việc được giao một các tốt nhất. Chẳng hạn, họ có thể tự sửa file thiết kế mà không cần nhờ đến bộ phận thiết kế; tự tối ưu hóa công cụ tìm kiếm SEO mà không phải nhờ đội ngũ SEOer; tự tinh chỉnh quảng cáo Google, Facebook tối ưu tệp khách hàng cần target hoặc tự cài đặt chatbot cho Fanpage chăm sóc khách hàng…
Full Stack Marketer giúp được gì cho doanh nghiệp?
Các Full Stack Marketer rất được các doanh nghiệp “săn đón” với mức lương hậu hĩnh bởi sự “đa-zi-năng” của mình. Họ có thể làm việc độc lập hoặc quản lý phòng marketing của doanh nghiệp. Khi có đủ kinh nghiệm và kỹ năng ở các lĩnh vực, full stack marketer có thể làm quản lý hoặc lãnh đạo cấp cao của bộ phận Marketing của một doanh nghiệp, như CMO, Marketing Director hoặc Head of Marketing.
Lợi ích thật sự khi “sở hữu” một full stack marketer trong công ty chính là tiết kiệm được nhân lực và chi phí nhân lực. Đồng thời, tận dụng được đầy đủ kiến thực, kỹ năng và khả năng mà họ có thể phát huy trong công việc. Chưa kể, nhờ nền tảng kiến thức đa dạng họ có thể dễ dàng hợp tác, thấu hiểu, hỗ trợ hay truyền cảm hứng cho đồng đội một cách thực tế và chân thành nhất.
5. Vậy thực sự có full stack marketer hay không?
Làm gì có full stack marketer
Một người không thể giỏi hết tất cả mọi thứ được, chỉ có thể làm chuyên môn một vài mảng liên quan và muốn giỏi thì chỉ có thể tập trung vào mảng đó để càng ngày càng có chuyên môn sâu hơn.
Full stack là xu hướng
Ý là nếu bạn có kiến thức ở tất cả các mảng khác nhau thì bạn sẽ có thể có một góc nhìn rộng, đúng hơn và thực thi cũng tốt hơn. Và đồng thời một người sở hữu nhiều stack về kiến thức là một xu thế và đòi hỏi ngày nay.
Chúng ta đều biết rằng, trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực đã khó, và càng khó hơn nếu bạn muốn trở thành một Full Stack Marketer, không chỉ cho các bạn mới vào nghề mà ngay cả các bạn đã đi làm nhiều năm kinh nghiệm cũng sẽ thấy chặng đường này đầy chông gai.
Đọc thêm: Chủ nghĩa khắc kỷ ( Stoicism) là gì? 4 ý nghĩa của chủ nghĩa khắc kỷ trong công việc
Chúng ta đều biết rằng, trở thành chuyên gia trong một lĩnh vực đã khó, và càng khó hơn nếu bạn muốn trở thành một Full Stack Marketer. Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Full Stack Marketer. Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng hiệu quả!