TÌM HIỂU VỀ MÔN HỌC
1. Thông tin chung
- Tên học phần: Kỹ thuật điện ( Electrical engineering )
- Tín chỉ: 3
- Tính chất: Bắt buộc
2. Mô tả học phần
Kỹ thuật điện là một môn học cơ sở quan trọng đối với sinh viên khối kỹ thuật nói chung và sinh viên ngành điện nói riêng. Để có thể tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực điện thì sinh viên phải nắm vững những kiến thức của môn học này. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản thuộc hai lĩnh vực: mạch điện và máy điện
Kỹ thuật điện nghiên cứu những ứng dụng của các hiện tượng điện từ nhằm biến đổi năng lượng và tín hiệu, bao gồm việc phát, truyền tải, phân phối và sử dụng điện năng trong sản xuất và đời sống.
Ngoài ra môn học này còn giúp sinh viên không chuyên ngành điện bổ sung thêm các kiến thức cơ bản về mạch điện, các thiết bị điện, cấu tạo và các đặc tính làm việc của chúng để có thể vận hành được trong thực tế.
Giáo trình được biên soạn trên cơ sở người đọc đã học môn toán và vật lý ở bậc phổ thông, phần điện môn vật lý đại cương ở bậc đại học nên không đi sâu vào mặt lý luận các hiện tượng vật lý mà chủ yếu nghiên cứu các phương pháp tính toán và những ứng dụng kỹ thuật của các hiện tượng điện từ.
Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản thuộc hai lĩnh vực:
3. Mục tiêu của học phần đối với người học
Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng
- Có được kiến thức và kỹ năng cơ bản thuộc lĩnh vực Kỹ Thuật Điện
- Có khả năng phân tích mạch điện, khai thác sử dụng các thiết bị chính trong xí nghiệp công nghiệp
- Khả năng tham khảo các tài liệu chuyên sâu.
Mục tiêu về thái độ
- Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.
GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỆN
Tài liệu bao gồm:
Chương 1: Những khái niệm cơ bản về mạch điện
1. Khái niệm chung
2. Các đại lượng đặc trưng cho quá trình năng lượng trong mạch điện
3. Các phần tử cơ bản của mạch điện
4. Các định luật cơ bản của mạch điện
Chương 2: Mạch điện xoay chiều và hình sin một pha
1. Các định nghĩa về dòng điện xoay chiều hình sin
2. Biểu diễn dòng điện xoay chiều hình sin bằng véc tơ
3. Dòng điện xoay chiều qua điện trở thuần R
4. Dòng điện xoay chiều qua cuộn dây thuần cảm
5. Mạch điện xoay chiều thuần điện dung
6. Mạch điện xoay chiều gồm R - L - C mắc nối tiếp
7. Biểu diễn dòng điện hình sin bằng số phức
8. Phương pháp giải mạch điện xoay chiều hình sin
9. Công suất
Chương 3: Các phương pháp giải mạch điện
1. Phương pháp biến đổi tương đương mạch
2. Phương pháp điện thế nút
3. Phương pháp dòng mắt lưới
Chương 4: Mạch điện xoay chiều ba pha
1. Khái niệm chung về mạch điện xoay chiều ba pha
2. Cách nối mạch ba pha
3. Cách giải mạch ba pha
Chương 5: Máy biến áp
1. Khái niệm chung về máy biến áp
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc
3. Quan hệ điện từ trong máy biến áp
4. Mạch điện thay thế máy biến áp
5. Xác định các thông số máy biến áp
6. Máy biến áp ba pha
Chương 6: Máy điện không đồng bộ
1. Khái niệm chung
2. Cấu tạo
3. Từ trường quay
4. Nguyên lý làm việc
5. Các phương trình cân bằng điện từ
6. Mạch điện thay thế động cơ không đồng bộ
7. Giản đồ năng lượng của máy biến điện không đồng bộ
8. Moment quay động cơ không đồng bộ
9. Mở máy động cơ không đồng bộ
10. Điều chỉnh tốc đọ đọng cơ không đồng bộ
Chương 7: Máy điện đồng bộ
1. Cấu tạo
2. Nguyên lý làm việc
3. Mô hình toán học của máy phát đồng bộ
4. Công suất điện từ của máy phát điện đồng bộ
5 Sự làm việc song song của các máy phát điện đồng bộ
6. Động cơ đồng bộ
Chương 8: Máy điện một chiều
1. Cấu tạo
2. Nguyên lý làm việc
3. Quan hệ điện từ trong máy điện một chiều
4. Phân loại máy điện một chiều
5. Động cơ điện một chiều
Xem thêm
Bài giảng học phần Kỹ thuật điện
Đề cương học phần Kỹ thuật điện
Đề thi học phần Kỹ thuật điện
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập kỹ sư điện tử
Việc làm giáo viên môn vật lý
Mức lương của kỹ thuật viên là bao nhiêu?