Giáo trình môn Luật đất đai | Đại học Luật Hà Nội

Tài liệu gồm 497 trang, có 8 chương chính bao gồm các kiến thức cơ bản liên quan: Các vấn đề lý luận cơ bản về ngành luật đất đai; chế độ sở hữu toàn dân về đất đai; chế độ quản lý nhà nước về đất đai; địa vị pháp lý của người sử dụng đất; thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai; chế độ pháp lý nhóm đất nông nghiệp; chế độ pháp lý phi nông nghiệp; thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp kiếu nại tố cáo về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai giúp bạn ôn luyện và nắm vững kiến thức môn học đại cương Luật đất đai. Mời bạn đọc đón xem!

TÌM HIỂU VỀ MÔN HỌC 

1. Thông tin chung  

Tên học phần: Luật đất đai

Số tín chỉ: 3

Tính chất : Bắt buộc

2. Mô tả học phần

Luật đất đai là môn khoa học pháp lí chuyên ngành, cung cấp những kiến thức cơ bản về chế độ sở hữu, chế độ quản lí đất đai ở Việt Nam. Luật đất đai cũng thể hiện dưới góc độ lí luận và thực tiễn về địa vị pháp lý của người sử dụng đất, về quản lý và sử dụng các loại đất, trình tự và thủ tục trong quản lý, sử dụng đất đai. Bên cạnh đó, học phần còn mang đến cho sinh viên hệ thống kiến thức về thanh tra, giám sát; xử lý các vi phạm pháp luật đất đai; giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Học phần được xây dựng với 1 module, kết cấu 4 phần chính gồm: Các vấn đề lí luận chung về luật đất đai và sở hữu toàn dân về đất đai; chế độ quản lí đất đai; địa vị pháp lý của người sử dụng đất; thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai. Nội dung chi tiết học phần chia thành 08 vấn đề chủ yếu bao quát toàn bộ các chế định của ngành luật đất đai.

3. Mục tiêu của học phần đối với người học

Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng

- Về kiến thức

Nhận diện được khái niệm, bản chất đặc thù của các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đất đai, trọng tâm là mối quan hệ trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư

  • Nắm được nội dung hệ thống quan điểm, cơ sở lí luận và thực tiễn, tư duy pháp lí của Đảng và Nhà nước ta trong việc điều chỉnh các quan hệ đất đai bằng pháp luật; Chế định sở hữu toàn dân về đất đai; chế định quản lí, sử dụng đất đai; Chế độ pháp lí các nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp; Các quy định về giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai;
  • Phân tích được mối quan hệ pháp luật đất đai trong các vấn đề pháp lý về kinh tế, thương mại và với một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam như luật hành chính, luật dân sự, luật hình sự, luật hôn nhân và gia đình, luật tài chính, luật môi trường, luật thương mại, luật đầu tư...

- Về kĩ năng

  • Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá các vấn đề trong mối quan hệ tổng thể; Kĩ năng so sánh, phân tích, bình luận, đánh giá các vấn đề của pháp luật đất đai;
  • Xây dựng được hệ thống các căn cứ pháp lí, các lập luận, tìm và lựa chọn luận cứ giải quyết các vấn đề pháp lí cụ thể, đặc biệt chú trọng lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư có sử dụng đất; Lựa chọn, vận dụng một cách phù hợp các điều luật, cơ chế thích hợp để giải quyết các vụ việc đất đai;
  • Phát triển kĩ năng tư vấn, trợ giúp pháp lí, kĩ năng phân tích, đánh giá, bình luận các tình huống đất đai cụ thể; Kĩ năng lập luận, thuyết trình, hùng biện trước công chúng; kĩ năng nghiên cứu độc lập; Kĩ năng phân tích chính sách, pháp luật đất đai.

Mục tiêu về thái độ

  • Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.

Bài giảng

Tài liệu bao gồm

Chương 1: Các vấn đề lý luận cơ bản về ngành luật đất đai

1. Khái niệm luật đất đai

2. Đối tượng và phương pháp điều chỉnh của ngành luật đất đai

3. Các nguyên tắc cơ bản của ngành luật đất đai

4. Quan hệ pháo luật đất đai

5. Nguồn của luật đất đai

Chương 2: Chế độ sở hữ toàn dân về đất đai

1. Cơ sở của việc xây dựng chế độ sở hữu toàn dân về đất đai ở Việt Nam

2. Vấn đề củng cố và hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai trong nền kinh tế thị trường

3. Khái niệm chế độ sở hữu toàn dân về đất đai

4. Chủ thể, khách thể và nội dung của quyền sở hữu đất đai

Chương 3: Chế độ quản lý nhà nước về đất đai

A. Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về đất đai

B. Nội dung cơ bản của pháp luật về quản lý nhà nước đối với đất đai

Chương 4: Địa vị pháp lý của người sử dụng đất

A. Các vấn đề lý luận chung về địa vị pháp lý của người sử dụng đất

B. Các quy định cụ thể về địa vị pháp lý của người sử dụng đất

Chương 5: Thủ tục hành chính trong quản lý, sử dụng đất đai

1. Khái quát chung về thủ tục hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai

2. Các thủ tục hành chính cụ thể trong quản lý và sử dụng đất đai

3. Trình tự, thủ tục hành chính trong việc thực hiện các quyền chuyển quyền sử dụng đất của người sử dụng đất

Chương 6: Chế độ pháp lý nhóm đất nông nghiệp

1. Khái niệm và sự phân loại đất nông nghiệp

2. Đối tượng được giao, được thuê nhóm đất nông nghiệp

3. Thời hạn sử dụng nhóm đất nông nghiệp

4. Các quy định về hạn mức đất

5. Các quy định về quỹ đất công ích

6. Các quy định về đất rừng

7. Các quy định về việc sử dụng đất có mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản

8. Các quy định về đất làm muối

9. Các quy định về đất sử dụng cho kinh tế trang trại

Chương 7: Chế độ pháo lý đất phi nông nghiệp

A. Các quy định về quản lý và sử dụng đất khu dân cư

B. Các quy định về quản lý và sử dụng đất quốc phòng, an ninh

C. Các quy định về quản lý và sử dụng đất có di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh

D. Các quy định về quản lý và sử dụng đất làm nghĩa trang, nghĩa địa

Đ. Các quy định về quản lý và sử dụng đất sông, ngòi, kênh,rạch, suối và mặt nước chuyên dùng

E. Các quy định về quản lý và sử dụng đất cho hoạt động khoán sản

G. Các quy định về quản lý và sử dụng đất để khai thác nguyên liệu cho sản xuất gạch ngói, làm đồ gốm

H. Những quy định về quản lý và sử dụng đất xây dựng

I. Các quy định về quản lý và sử dụng đất vào mục đích công cộng

K. Các quy định về quản lý và sử dụng đất do cơ sở tôn giáo và cộng đồng dân cư đang sử dụng

L. Các quy định về quản lý và sử dụng đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

Chương 8: Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp kiếu nại tố cáo về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai

1. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai

2. Tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp về đất đai

3. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai

4. Vi phạm pháp luật đất đai và xử lý vi phạm pháp luật đất đai

 

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh luật mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh pháp chế mới nhất

Mức lương của thực tập sinh luật là bao nhiêu?

Giáo trình môn Luật đất đai | Đại học Luật Hà Nội (trang 1)
Trang 1
Giáo trình môn Luật đất đai | Đại học Luật Hà Nội (trang 2)
Trang 2
Giáo trình môn Luật đất đai | Đại học Luật Hà Nội (trang 3)
Trang 3
Giáo trình môn Luật đất đai | Đại học Luật Hà Nội (trang 4)
Trang 4
Giáo trình môn Luật đất đai | Đại học Luật Hà Nội (trang 5)
Trang 5
Giáo trình môn Luật đất đai | Đại học Luật Hà Nội (trang 6)
Trang 6
Giáo trình môn Luật đất đai | Đại học Luật Hà Nội (trang 7)
Trang 7
Giáo trình môn Luật đất đai | Đại học Luật Hà Nội (trang 8)
Trang 8
Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!