TÌM HIỂU VỀ MÔN HỌC
1. Thông tin chung
- Tên học phần: Ngữ pháp tiếng Việt
- Tín chỉ: 02
- Tính chất: Bắt buộc
2. Mô tả học phần
Giáo trình Ngữ pháp Tiếng Việt được biên soạn theo chương trình đào tạo giáo viên Ngữ văn thuộc Dự án Đào tạo Giáo viên Trung học cơ sớ, Bộ Giáo dục và Đào tạo. Giáo trình phục vụ cho việc dạy và học học phần Ngữ pháp tiêng Việt trong trường Cao đẳng Sư phạm.
Trong khi biên soạn giáo trình, các tác giả luôn quán triệt mục tiêu đào tạo, cố gắng bám sát chương trình Cao đẳng Sư phạm, đồng thời gắn với nội dung dạy và học ngữ pháp tiêng Việt ở Trung học cơ sở. Vì vậy nội dung các chương, mục trong giáo trình không quá đi sâu vào những vấn đề lí thuyết ngón ngữ học hoặc Việt ngữ học, mà cố gắng đáp ứng những yêu cấu thực tiễn của nhà trường, nhất là cấp Trung học cơ sở. Mặt khác, giáo trình vẫn đặt ra nhiệm vụ cung cấp những kiến thức cơ bản nhất và có tính cập nhật, rèn luyện những kĩ năng cần vếu nhất trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy ngữ pháp tiêng Việt để vừa nâng cao kiến thức và kĩ nâng cho sinh viên, vừa chuẩn bị cho sinh viên làm tốt công việc dạy ngữ pháp tiếng Việt ở Trung học cơ sở.
3. Mục tiêu của học phần đối với người học
Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng
- Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, có hệ thống về từ pháp học tiếng Việt.
- Người học vận dụng được kiến thức từ pháp tiếng Việt vào giảng dạy chương trình Ngữ văn nói chung, phần tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông nói riêng.
- Người học có khả năng nhận diện, giải thích từ loại và hiện tượng về sự chuyển loại.
- Người học nhận thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ trong giao tiếp; có ý thức học tập, trau dồi năng lực vận dụng ngôn ngữ.
Mục tiêu về thái độ
- Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.
GIÁO TRÌNH NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT
Tài liệu bao gồm:
Chương 1: Một số vấn đề đại cương về ngữ pháp
1. Ngữ pháp và ngữ pháp học
2. Một số khái niệm cơ bản của ngữ pháp học
Chương 2: Từ loại Tiếng Việt
1. Khái niệm từ loại và tiêu chí phân định
2. Hệ thống từ loại Tiếng Việt
3. Sự chuyển loại của từ
4. Vấn đề từ loại trong chương trình ngữ văn
Chương 3: Cụm từ Tiếng Việt
1. Khái niệm cụm từ
2. Cấu tạo của các loại cụm từ tự do
3. Cụm danh từ
4. Cụm động từ
5. Cụm tính từ
Chương 4: Bình diện ngữ pháp của câu Tiếng Việt
1. Một số vấn đề khái quát về câu
2. Bình diện ngữ pháp của câu
3. Vấn đề về cấu tạo ngữ pháp của câu
Chương 5: Bình diện ngữ nghĩa của câu
1. Nghĩa miêu tả của câu
2. Nghĩa hình thái
Chương 6: Bình diện ngữ dụng của câu
1. Sự hiện thực hóa cấu trúc ngữ pháp của câu trong phát ngôn
2. Mục đích nói của câu trong giao tiếp
3. Hành động nói và cách thực hiện hành động nói
4. Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu
5. Cấu trúc tin trong câu
...
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm gia sư Tiếng Việt/ Ngữ Văn
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh quản lý đào tạo
Mức lương của gia sư Tiếng Việt/ Ngữ Văn là bao nhiêu?