TÌM HIỂU VỀ MÔN HỌC
1. Thông tin chung
- Tên học phần: Thương mại điện tử (Electronic Commerce)
- Tín chỉ: 3
- Tính chất: Bắt buộc
2. Mô tả học phần
Cung cấp kiến thức cơ bản về thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh, mô hình lợi nhuận, các quy trình kinh doanh; xác định các cơ hội của thương mại điện tử; bản chất quốc tế của thương mại điện tử.
- Cung cấp kiến thức cơ bản về cơ sở hạ tầng thương mại điện tử: Internet và World wide web.
- Cung cấp kiến thức về bán hàng trên web: Các mô hình l ợi nhuận và xây dựng giao diện web; Marketing trên web; mô hình chi ến lược B2B từ EDI đến EC, các khái niệm về đấu giá, cộng đồng ảo và web portal; Các khái niệm về môi trường thương mại điện tử: các vấn đề luật pháp, đạo đức và thuế.
- Cung cấp kiến thức về công nghệ thương mại điện tử: phần mềm và phần cứng web server; Các phần mềm thương mại điện tử; An toàn thương mại điện tử; hệ thống thanh toán trong thương mại điện tử.
- Cung cấp các phương pháp tích hợp hoạch định thương mại điện tử trong kinh doanh; các chiến lược phát triển website thương mại điện tử; quản lý thực hiện dự án thương mại điện tử.
3. Mục tiêu của học phần đối với người học
Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng
- Kiến thức về thương mại điện tử
- Năng lực tư duy hệ thống và hình thành phẩm chất cá nhân và nghề nghiệp
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng hình thành ý tưởng và thiết kế các hệ thống thương mại điện tử
Mục tiêu về thái độ
- Sinh viên có tính kiên trì, sáng tạo, có thái độ học tập chăm chỉ.
GIÁO TRÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Tài liệu bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về thương mại điện tử
1 Khái niệm, bản chất và hệ thống tổ chức thương mại điện tử
2. Lịch sử phát triển của thương mại điện tử và các lĩnh vực trong thương mại điện tử
3. Thương mại điện tử 2.0, Web 2.0 và mạng xã hội
4. Thế giới số : Nền kinh tế số , doanh nghiệp số và xã hội số
5. Các yếu tố ảnh hưởng tới thương mại điện tử và những thay đổi trong môi trường kinh doanh
6. Các mô hình kinh doanh trong thương mại điện tử
7. Những lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử
8. Những vấn đề cần lưu ý
Chương 2: Thị trường điện tử : cấu trúc, công cụ và những tác động kinh tế
1. Cơ chế hoạt động trong thương mại điện tử
2. Thị trường điện tử
3. Tương tác với khách hàng trong thương mại điện tử : cửa hàng điện tử, trung tâm mua sắm trực tuyến và cổng thông tin
4. Catalogue điện tử, công cụ tìm kiếm thông minh và giỏ hàng điện tử
5. Đấu giá, mô hình hàng đổi hàng và đàm phán trực tuyến
6. Công cụ và dịch vụ web 2.0
7. Cạnh tranh trong thương mại điện tử
8. Thương mại điện tử và hoạt động kinh doanh của tổ chức
9. Những vấn đề cần lưu ý
Chương 3: Bán lẻ (B2C) trong thương mại điện tử
1. Tổng quan bán lẻ trực tuyến
2. Các mô hình bán lẻ điện tử B2C
3. Các sản phẩm điển hình thành công trong B2C
4. Các dịch vụ đặc biệt trong B2C
5. Quá trình quyết định mua hàng trực tuyến
6. Thách thức trong B2C
7. Những vấn đề cần lưu ý của chương
Chương 4: Thương mại điện tử B2B
1. Khái niệm, đặc điểm
2. Các mô hình B2B
3. Trao đổi điện tử B2B
4. Cổng thông tin B2B và không gian B2B
5. Quản lý quan hệ đối tác và nhà cung cấp trong B2B
6. Internet marketing trong B2B
7. Những vấn đề cần lưu ý
Chương 5: Chuỗi cung ứng điện tử, thuơng mại hợp tác và cổng thông tin
1. Chuỗi cung ứng điện tử
2. Các vấn đề và giải pháp cho chuỗi cung ứng
3. RFID - Chìa khoá quản lý chuỗi cung ứng
4. Thương mại hợp tác
5. Hệ thống CPFR,APS, và PLM
6. Hoạt động tích hợp chuỗi cung ứng
7. Cổng thông tin doanh nghiệp
8. Môi trường hợp tác và công cụ
9. Những vấn đề cần lưu ý
Chương 6: Hệ thống thanh toán điện tử
1. Cuộc cách mạng trong thanh toán
2. Thẻ thanh toán trực tuyến
3. Thẻ thông minh
4. Thẻ nạp tiền
5. Các khoản thanh toán nhỏ lẻ
6. Séc điện tử
7. Thanh toán điện tử giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp
8. Những vấn đề cần lưu ý
Chương 7: Hành vi khách hàng và marketing trên internet
1. Hành vi của khách hàng trực tuyến
2. Quy trình ra quyết định mua hàng của khách hàng trực tuyến
3. Marketing đại chúng, phân khúc thị trường và one - to - one marketing
4. Marketing cá nhân và marketing hành vi khách hàng
5. Sự trung thành mức độ hài lòng và sự tin cậy của khách hàng trong EC
6. Nghiên cứu thị trường trong thương mại điện tử
7. Internet marketing
8. Các phương thức quảng cáo trực tuyến
9 Chiến lược quảng cáo và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
10. Những vấn đề liên quan tới quảng cáo trực tuyến
11. Những vấn đề cần lưu ý
Xem thêm
Bài giảng học phần Thương mại điện tử
Đề thi học phần Thương mại điện tử
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh Marketing
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh thương mại điện tử mới nhất
Mức lương của thực tập sinh thương mại điện tử là bao nhiêu?