Hội chứng People Pleaser là gì? Dấu hiệu, tác hại và cách thoát khỏi tình trạng này

Đã có lúc nào bạn cảm thấy để có được cảm tình của người khác hoặc để sống “dĩ hoà vi quý” mà bạn đang quên đi chính quyền lợi của bản thân mình chưa? Nếu đã từng thì trong bài viết dưới đây hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về hội chứng People Pleaser nhé !

1. Hội chứng People Pleaser là gì ?

Hội chứng People Pleaser nghĩa là người muốn làm hài lòng người khác, kể cả nếu họ phải hy sinh lợi ích của bản thân. Nếu bạn là một People Pleaser, bạn thường cảm thấy phải đặt yêu cầu của người khác lên trên mong muốn của mình, thậm chí không sống thật với bản thân chỉ vì sợ làm người khác phật ý.

Ví dụ: Bạn có thể đồng ý làm hộ việc mà người khác nhờ dù bạn đang bận sẵn rồi. Điều phân biệt rạch ròi tính cách này với sự nhiệt tình vừa đủ là bạn sẽ không bao giờ từ chối khi bị nhờ vả. Bạn cũng có thể ít phản bác ý kiến của người khác chỉ vì sợ sẽ gây ra xung đột.

2. Dấu hiệu của hội chứng People Pleaser

Bỏ qua cảm xúc và nhu cầu thật sự của bản thân 

Người mắc hội chứng People Pleaser thường không chú trọng cảm xúc và mong muốn thật sự của bản thân mà sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của người khác đến mức không cần thiết. Nhiều khi chẳng phải việc của mình và dù đang ngập đầu trong núi công việc, nhưng họ vẫn nhúng tay vào giải quyết bởi người khác nhờ vả. 

Họ từ bỏ sở thích cá nhân, hiếm khi đưa ra yêu cầu gì và nhún nhường phó mặc theo ý kiến của người khác vì cho rằng ý kiến của mình cũng không quan trọng mấy hoặc sợ làm tổn thương người khác. 

Tử tế với những sai lầm, khuyết điểm của người khác

Họ luôn tìm cách đồng cảm, thấu hiểu và chấp nhận những sai lầm, khuyết điểm của người khác. Những người này cho rằng việc giữ cho mọi người xung quanh cảm thấy hạnh phúc và hài lòng là trên hết. Do đó việc tránh xảy ra mâu thuẫn hoặc căng thẳng trong các mối quan hệ thường được họ ưu tiên, cho dù điều đó có thể gây tổn thương cho chính bản thân họ. 

Trong công việc, họ có thể làm việc quá giờ, làm việc không được trả lương hoặc dành quá nhiều thời gian hỗ trợ công việc của người khác thay vì tập trung vào nhiệm vụ của bản thân. Ngoài ra, người mắc hội chứng People Pleaser cũng có xu hướng chấp nhận sự bất công và cố gắng giảm thiểu sự phàn nàn nếu bị đối xử không công bằng.

Đặt giá trị của bản thân vào cảm nhận của người khác

Người bị People Pleaser thường đặt quá nhiều tâm huyết vào việc làm hài lòng người khác, đôi khi đến mức bỏ qua hoặc hạ thấp giá trị bản thân. Họ dựa vào phản hồi của người khác để đánh giá bản thân, thay vì tự tin và chủ động định hình cho chính mình. 

Những người này dành quá nhiều thời gian để cố gắng hoàn hảo trong mọi việc và luôn thận trọng trong lời nói, hành động, kể cả lời nói đùa. Cảm giác tự ti và áp lực khi đối diện với sự phản đối hay chỉ trích từ người khác là điều rất phổ biến đối với họ. Vì vậy, họ luôn cố gắng tránh các sai lầm, thậm chí là những lỗi nhỏ nhất. 

Hành động trong khuôn khổ đạo đức nhất định

Người bị People Pleaser thường cố gắng hành động theo đúng chuẩn mực và quy tắc đạo đức nhất định, không cho phép có vết tì trong tính cách. Họ bị ràng buộc trong khuôn khổ và quy tắc của người khác thay vì tự tạo ra quy tắc cho bản thân. Việc thể hiện những cảm xúc tiêu cực như nổi giận, bực tức,… sẽ khiến hình tượng tử tế của họ rạn nứt và lo sợ mọi người đánh giá không tốt. Chính điều đó khiến họ hy sinh cảm xúc cá nhân và khư khư giữ cho những khuôn khổ đức hạnh áp đặt lên lời nói, hành động,… Một số định kiến xã hội có thể khiến họ khó lòng thoát ra hình ảnh tử tế được xây dựng cố định đó.

Đọc thêm: 9 dấu hiệu của Overthinking là gì?

3. Nỗi khổ của việc phải làm hài lòng người khác

Dễ bị stress và áp lực tâm lý dẫn đến trầm cảm

Người mắc Hội chứng People Pleaser thường phải đối mặt với những suy nghĩ tiêu cực trong sâu thẳm trái tim thay vì những mặt hoàn hảo bên ngoài. Việc này gây ra cảm giác căng thẳng, lo lắng và sợ hãi trong việc giữ vững hình ảnh tích cực trước mắt người khác. Phiên bản suy nghĩ “phản diện” có thể đấu tranh mỗi giây mỗi phút để nhường chỗ cho hành động, lời nói “chính diện”. Điều này có thể gây ra tình trạng căng thẳng tâm lý, cảm giác mệt mỏi, stress, thiếu hứng thú trong cuộc sống và dẫn đến trầm cảm.

Bỏ rơi lập trường cá nhân

Hội chứng People Pleaser có thể khiến họ mất đi lập trường, thiếu kiểm soát, hình thành sự yếu đuối và thiếu quyết đoán do luôn thay đổi bản thân thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của người khác. Họ cảm thấy mất cân bằng và lạc lõng trong các quan hệ xung quanh, luôn lo lắng mình bị bỏ lại phía sau. 

Đánh mất cơ hội phát triển bản thân

Người bị People Pleaser thường rơi vào vòng xoáy thấp thỏm khi không thể tập trung vào những gì thực sự quan trọng, do đó họ đánh mất cơ hội phát triển bản thân một cách toàn diện. Bên cạnh đó, việc dành hầu hết thời gian và năng lượng cho việc làm hài lòng người khác, bỏ qua nhu cầu của bản thân khiến họ bỏ rơi các hoạt động như học tập, nghỉ ngơi và giải trí. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển nghề nghiệp, gia đình và các mối quan hệ thực sự trân quý.

Thiếu tự tin 

Họ dễ cảm thấy tự ti vì cho rằng giá trị của bản thân phụ thuộc vào việc làm người khác thấy hài lòng. Họ thường không có đủ lòng tin vào khả năng của mình và sợ bị phán xét, sợ sai, sợ xung đột, sợ người khác chú ý. 

4. 6 nguyên tắc để không còn là một People Pleaser

Không cần làm hài lòng tất cả mọi người

Bạn hãy nhớ rằng không phải ai cũng coi trọng sự cố gắng của bạn. Dù bạn làm gì, thậm chí sẵn sàng hy sinh quyền lợi của mình để giúp đỡ họ, có khi họ lại coi đó là chuyện đương nhiên và không quý trọng những gì bạn đã làm.

Vì vậy, dù chúng ta có tâm lý “cho đi không cần nhận lại”, nhưng bạn cần ưu tiên những người thật sự quan trọng với mình, những người coi trọng công sức và sự tồn tại của bạn.

Giúp đỡ có chừng mực

Một điều nữa mà bạn nên hiểu là bạn nên đặt ra giới hạn và biết rõ khi nào nên tiếp tục hoặc ngừng giúp đỡ người khác. Khi đi quá sự giới hạn, bạn sẽ dễ bị kiệt sức và mất thời gian hoàn thành những chuyện cá nhân. Bạn có thể lắng nghe và đưa ra lời khuyên, nhưng hãy học cách từ chối khi cần, đặc biệt là khi họ có dấu hiệu lợi dụng bạn để trục lợi cho bản thân (ví dụ như nhờ bạn làm việc hộ quá nhiều, vay tiền mãi không trả, v.v.)

Với vấn đề này, bạn nên học cách trở nên tự tin và biết cách bảo vệ lập trường của mình hơn. Hãy nói thẳng, tránh biện minh hoặc giải thích lòng vòng tại sao bạn không thể ra tay giúp đỡ khi họ nhờ vả, vì làm thế sẽ cho họ cơ hội vặn vẹo bạn thêm mà thôi.

Cân bằng các mối quan hệ

Một lần nữa, “cho đi không cần nhận lại” là phong cách sống rất đáng khen. Tuy nhiên câu nói này chỉ đúng một phần. Trong bất kỳ mối quan hệ nào, việc cân bằng giữa sự cho đi và nhận lại là rất quan trọng.

Nếu chỉ một người hy sinh và chu cấp trong khi người còn lại không quý trọng hoặc quá nhỏ nhen thì mối quan hệ sẽ đi đến ngõ cụt. Vì vậy, dù là trong mối quan hệ bạn bè, đồng nghiệp hay tình cảm, một mối quan hệ mà hai bên cùng chia sẻ, cùng nâng đỡ và giúp nhau sửa đổi mới có thể đi đoạn đường dài.

Bạn hãy cố gắng phân biệt thế nào là mối quan hệ độc hại, thế nào là mối quan hệ cân bằng, từ đó tự vây quanh mình với nguồn năng lượng tích cực nhé.

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh tâm lý mới nhất

5. Các bước tìm lại chính mình của người mắc hội chứng People Pleasure 

Thiết lập ranh giới

Hãy thiết lập giới hạn rõ ràng và cho đối phương biết rõ phạm vi mà bạn có thể hỗ trợ. Nếu ai đó yêu cầu vượt qua giới hạn của bạn, hãy cho họ biết rằng việc đó ngoài khả năng và bạn không thể giúp đỡ được. Chẳng hạn như bạn chỉ nhận điện thoại từ cấp trên vào những thời điểm nhất định thay vì thâu đêm suốt sáng cho những nhiệm vụ không cấp bách.

Đặt mục tiêu mà bản thân cần ưu tiên

Hãy xem xét thời gian của mình và đưa ra quyết định khi nhận đề nghị hỗ trợ từ người khác. Người cần sự giúp đỡ của bạn là ai? Bạn giúp đỡ người ấy vì mục tiêu gì? Công việc ấy họ có thể giải quyết không? Ưu tiên của bạn đang là gì?…. Xác định mục tiêu ưu tiên của bản thân rõ ràng sẽ giúp bạn đưa ra quyết định dễ dàng hơn. Nếu việc đó chiếm quá nhiều thời gian và công sức, hãy từ chối lịch sự và làm những việc thực sự quan trọng.

Đánh giá yêu cầu

Hãy xác định liệu đối phương đang thực sự cần bạn giúp đỡ hay đang cố gắng lợi dụng sự hào phóng và tốt bụng của bạn. Hãy dành thời gian để đánh giá tình huống và quyết định cách xử lý yêu cầu của đối phương. Với những người biết rõ điểm yếu của bạn và luôn đòi hỏi giúp đỡ, hãy kiên quyết nói không rõ ràng.

Trì hoãn quá trình quyết định

Khi ai đó yêu cầu giúp đỡ, thay vì đồng ý ngay, hãy nói với họ rằng bạn cần thời gian để suy nghĩ. Khi dành thời gian để suy nghĩ và đánh giá yêu cầu giúp đỡ đó như việc này sẽ mất bao lâu, bạn có thực sự muốn làm không, bạn có thời gian để làm điều này không và sẽ thế nào nếu bạn đồng ý?

Đừng quên khích lệ bản thân khi mắc phải hội chứng people pleaser

Nếu bạn bắt đầu cảm thấy bị áp đảo hoặc nảy sinh cám dỗ đầu hàng việc làm hài lòng người khác, hãy xây dựng quyết tâm cho mình bằng những lời động viên tích cực. Điều này sẽ nhắc nhở rằng bạn xứng đáng với những điều tốt đẹp và không ai có thể bắt buộc bạn tốn thời gian, công sức thậm chí là tiền bạc vào những việc không mang lại cho bạn niềm vui.

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm nhân viên quản lý cộng đồng mới nhất

Dưới áp lực của xã hội hiện đại, nhiều người bỏ quên tiếng nói trong sâu thẳm bản thân và bị cuốn vào cảm giác phải làm hài lòng người khác. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nâng cao chất lượng cuộc sống. Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng hiêu quả ! 

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!