Kỹ năng Counter – Argument là gì? | Cách sử dụng Counter – Argument Essay trong IELTS Writing Task 2

1900.com.vn tổng hợp và giới thiệu bài viết Kỹ năng Counter – Argument là gì? | Cách sử dụng Counter – Argument Essay trong IELTS Writing Task 2 giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Tiếng Anh.

Kỹ năng Counter – Argument là gì? | Cách sử dụng Counter – Argument Essay trong IELTS Writing Task 2

Counter – Argument trong bài IELTS Writing Task 2 là gì?

Counter – Argument hay ‘phản đề’ là một dạng kĩ năng viết nâng cao sẽ được dạy ở các khóa học IELTS Online, trong đó người viết thừa nhận quan điểm đang đi ngược lại với quan điểm của người viết nhưng đồng thời đưa ra lập luận phản biện lại quan điểm trái ngược trên. 

Tại sao nên dùng Counter – Argument trong IELTS Writing Task 2?

Việc đặt Counter – Argument trong bài viết sẽ giúp tăng tính thuyết phục, cải thiện điểm cho tiêu chí Task Response và Coherence & Cohesion vì:

  • Chúng ta chỉ ra được những lỗ hổng của luận điểm kia
  • Chúng ta đã xem xét vấn đề một cách đa chiều 

Tài liệu VietJack

Và đây là một giải pháp hay để kéo dài bài viết, đảm bảo số chữ mà vẫn bám sát chủ đề của bài. Đồng thời việc luyện tập viết Phản đề là một phương pháp hiệu quả để rèn luyện tư duy phản biện, không chỉ phục vụ cho việc luyện thi IELTS mà cho mục đích sử dụng ngôn ngữ ở các môi trường học thuật khác. 

Cách viết Counter – Argument trong bài IELTS Writing Task 2

1. Lưu ý khi sử dụng phản đề

  • Chỉ khi nào quan điểm của bạn đứng về một phía, bạn mới nên sử dụng Counter – Argument. Bởi vậy nên áp dụng phương pháp này với bài dạng Strong opinion. 
  • Đây là lối viết nâng cao, phù hợp với band 6.5+, nên chỉ sử dụng khi ta quá bí ý hoặc ta có lập luận phản biện hợp lý, có tính thuyết phục cao. Bạn có thể ứng dụng Counter – Argument với cấu trúc cơ bản sau:

2. Giới thiệu ý kiến trái chiều của phía bên kia

Phần này thường được bắt đầu như sau:

  • Proponents/Supporters/The other side may argue / support their opinion / reinforce their view that …
  •  Those who support / disagree with this view may put forward / bring up …

Sau đó chúng ta sẽ nêu ngắn gọn lập luận cho ý kiến trái chiều ở câu tiếp theo

3. Đánh giá ý kiến trái chiều

Chúng ta có các hướng đánh giá sau:

  • Đồng ý một phần. Chúng ta có thể viết như sau: “This argument/idea is only true to a certain extent …”
  • Hoàn toàn không đồng ý. Chúng ta có thể viết như sau: “This argument/idea is totally false/invalid … “

Một số cách diễn đạt khác:

Tài liệu VietJack

4. Đưa ra ý kiến phản biện

Đây là phần chúng ta sẽ phản biện lại để làm nổi bật quan điểm mình theo hơn. Thông thường thì phần này sẽ có hai phần là: 

  • Nêu thiếu sót/khuyết điểm của ý kiến trái chiều
  • Đối chiếu, so sánh và nêu lên điểm hay ở quan điểm của mình

Ví dụ: 

I believe the notion that local history is more valuable than world history should be rejected (1). Some people may claim that insights into local historical values are completely sufficient for one to know. (2) Their claim could have been true a few decades ago when most interpersonal communications were between people of the same race and origin. (3) However, this view is now outdated, as the world has become globalised and international business and migrant workers have made any community a global village. In this context, an understanding of a foreign country’s history would enable future local workers to reinforce the relationship between them and the expatriates from that country.

Ta thấy cấu trúc rất rõ ràng như sau: 

(1) Giới thiệu ý kiến trái chiều từ phía bên kia và tóm tắt ngắn gọn lập luận 

(2) Đưa ra quan điểm đánh giá ý kiến trái chiều kia 

(3) Đưa ra lập luận phản biện ý kiến trên, cụ thể là chỉ ra khuyết điểm của ý kiến phía bên kia và nêu cụ thể hơn lý do phản biện của mình.

Một số lưu ý khi viết Counter – Argument 

1. Các lỗi liên quan tới tiêu chí Task response

Để phát huy tác dụng của lối viết counter – argument, cũng như tránh lỗi lập luận không rõ ràng/ lệch trọng tâm, ta nên sử dụng những ý phản biện tương đối phổ biến, hợp lý và có tính thuyết phục cao.

2. Các lỗi liên quan tới tiêu chí Coherence & Cohesion

  • Cần sử dụng hiệu quả các cụm từ nối để phân biệt rõ ý kiến mình muốn phản biện với ý kiến mình đồng tình
  • Paragraphing – chia đoạn cần hợp lý và cân bằng, tránh viết quá dài cho đoạn Counter – Argument khiến tổng thể bố cục bài văn mất cân đối
  • Phần giới thiệu ý kiến trái chiều cần được viết khát quát và súc tích vì trọng tâm của đoạn là đưa ra quan điểm phản biện lại

Xem thêm các tài liệu Tiếng Anh hay, chi tiết khác:

TOP Việc làm "HOT" dành cho sinh viên:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!