Nghe chép chính tả tiếng Anh | Ứng dụng trong việc nâng cao kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh

1900.com.vn tổng hợp bài viết về Nghe chép chính tả tiếng Anh | Ứng dụng trong việc nâng cao kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh. Từ đó giúp bạn nắm vững kiến thức và học tốt Tiếng Anh hơn.

Nghe chép chính tả tiếng Anh | Ứng dụng trong việc nâng cao kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh

Định nghĩa về phương pháp nghe chép chính tả

Theo Từ điển Longman về giảng dạy ngôn ngữ và ngôn ngữ học ứng dụng (Richards, Platt, & Platt, 1992), “Nghe chép chính tả là một kỹ thuật được sử dụng trong cả giảng dạy ngôn ngữ và kiểm tra ngôn ngữ trong đó một đoạn văn được đọc to cho học sinh và trong những khoảng tạm dừng, học sinh phải cố gắng viết ra những gì họ nghe chính xác nhất có thể “.

Phương pháp này có thể được biến đổi theo nhiều cách khác nhau để phù hợp hơn với từng đối tượng người học.

Ở các nước nói tiếng Anh, giáo viên thường sẽ là người đọc to đoạn văn bản và học sinh sẽ nghe chép xuống, và trong nhiều trường hợp nghe chép chính tả được dùng như một phần của bài kiểm tra năng lực tiếng.

Trong cộng đồng học tiếng Anh ở Việt Nam và đặc biệt cộng đồng học IELTS thì phương pháp này có những điểm khác biệt sau:

-  Người đọc không phải giáo viên người Việt mà thay vào đó là một người bản xứ trong các video hoặc phim để người nghe có thể làm quen với giọng của người bản xứ.

Học sinh có thể tự ngừng đoạn video và tự chép xuống phần thông tin nghe được như một cách để luyện nghe tiếng Anh tại nhà. Trên lớp, học sinh sẽ chép theo khoảng ngừng mà giáo viên cho phép.

Nghe chép chính tả không thường được dùng để kiểm tra năng lực tiếng mà được sử dụng như một phương pháp luyện nghe tiếng Anh.

Tác dụng của nghe chép chính tả

Tăng khả năng ghi nhớ thông tin

Thứ nhất, những người tham gia trong nhóm thử nghiệm phải lắng nghe chăm chú hơn để hiểu được nội dung bài phát biểu nước ngoài. Trong mỗi lần nghe chép chính tả, người tham gia phải nhớ một đoạn thông tin cho đến khi họ có thể viết nó ra giấy và điều này có thể đã giúp tăng cường trí nhớ của họ.

Tăng khả năng nhận thức về hệ thống âm thanh và phát âm của tiếng Anh

Thứ hai, nghe chép chính tả với giọng tiếng Anh của người bản ngữ làm cho người học nhận thức được những khó khăn trong việc hiểu tiếng Anh của người bản ngữ so với tiếng Anh của các giáo viên người Iran. Tiếng Anh của người bản ngữ có nhiều điểm khác biệt so với tiếng Anh của giáo viên người Iran về phát âm, bao gồm phát âm một số âm thanh, nhịp điệu, trọng âm câu, ngữ điệu và liên kết. Kenworthy (1990) cũng đồng tình với về việc sử dụng giọng đọc của người bản địa trong nghe chép chính tả để làm cho người học nhận thức được những khía cạnh này của phát âm và do đó, có thể nhận thấy điểm yếu của mình và cố gắng nhiều hơn để cải thiện khả năng nghe hiểu. Việc sử dụng chính tả để làm cho học sinh nhận thức được các khía cạnh khác nhau của phát âm và hệ thống âm thanh của tiếng Anh cũng đã được Kenworthy (1990) và Celce-Murcia (1996) khuyên dùng.

Mặt hạn chế

Theo một bài báo từ Hội Đồng Anh thì điểm yếu lớn nhất của phương pháp nghe chép chính tả đó là sự thiếu tương tác giữa các người học, do đó, đôi khi sẽ gây ra sự nhàm chán và khiến người luyện tập phương pháp này nản lòng. Để hạn chế tình tình trạng này, người học nên bắt đầu với những video về chủ đề mình yêu thích trước, sau đó mới làm quen dần với những chủ đề học thuật thường gặp trong IELTS.

Cách áp dụng hiệu quả

Nghe chép chính tả có thể được sử dụng như một bài luyện tập trên lớp hoặc như một cách tự luyện kỹ năng nghe tại nhà. Nếu ở trên lớp, giáo viên sẽ là người chọn tài liệu nghe cũng như kiểm soát các khoảng ngừng và ngược lại, khi ở nhà, người học sẽ tự chọn tài liệu và chép theo tốc độ phù hợp với khả năng của bản thân.

Sau đây là các bước nghe chép chính tả hiệu quả tại nhà:

Tài liệu VietJack

[Infographic] Phương pháp nghe chép chính tả

Bước 1: Người học tìm một video hoặc một bản ghi âm có giọng đọc của người bản xứ theo chủ đề mà mình yêu thích. Độ khó của từ vựng và tốc độ cần phù hợp.

Bước 2: Người học nghe từng đoạn ngắn và ngừng video để chép thông tin nghe được xuống, có thể tua lại đoạn video hoặc đoạn ghi âm nếu cần.

Bước 3: Người học sau khi đã chép xong cả bài sẽ kiểm tra bản dịch (transcript) để biết được mình đã chép sai những phần nào và rút kinh nghiệm.

Bước 4: Người học không nhìn phụ đề hay những gì mình đã chép xuống mà chỉ tập trung nghe hiểu đoạn video/ghi âm không có khoảng ngừng nhằm luyện phản xạ nghe và xử lý thông tin trong đầu.

Bước 4 tuy là bước cuối cùng nhưng lại rất quan trọng vì nghe chép chính tả tập trung vào phát triển khả năng phân biệt âm là chủ yếu mà chưa cho người học nhiều cơ hội được luyện phản xạ xử lý thông tin.

Trong các tình huống nghe hiểu tiếng Anh nói chung và các bài nghe IELTS nói riêng thì lượng thông tin đề cập là khá nhiều và với tốc độ tương đối nhanh, do đó, người đọc cần có khả năng nghe và xử lý thông tin nhanh để bắt kịp với tốc độ của người nói.

Xem thêm các tài liệu Tiếng Anh hay, chi tiết khác:

TOP Việc làm "HOT" dành cho sinh viên:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!