Kỹ thuật máy tính: TOP 10 cơ hội việc rộng mở

Ngành Kỹ thuật máy tính có liên quan tới mọi yếu tố kỹ thuật, có cả kiến thức phần cứng và phần mềm cùng với sự khéo léo khi kết hợp chúng lại với nhau. Dưới đây là toàn bộ những chia sẻ về ngành kỹ thuật máy tính của chúng tôi. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này sẽ giải đáp hết được các thắc mắc của bạn về chuyên ngành Kỹ thuật máy tính để có thể đưa ra lựa chọn đúng và phù hợp với bản thân mình.

1. Khái quát về chuyên ngành Kỹ thuật máy tính (Computer Engineering)

1.1. Ngành Kỹ thuật máy tính là ngành gì?

Đây là một ngành khá đặc biệt trong nhóm ngành Công nghệ thông tin, kết hợp kiến thức cả 2 ngành Điện tử và Công nghệ thông tin, nghiên cứu các nguyên lý, phương pháp để thiết kế và phát triển các hệ thống phần cứng và những phần mềm. Ngành này được đề cập trong nhiều lĩnh vực của máy tính như thiết kế các mạch điện tử đơn giản, thiết kế vi xử lý, máy tính cá nhân và kể cả các siêu máy tính. Đặc biệt trong việc thiết kế các hệ thống nhúng dùng trong hầu hết các thiết bị điện – điện tử như các bộ điều khiển trong các máy móc, điện thoại di động, xe hơi, các robot công nghiệp…

1.2. Kỹ thuật máy tính học những gì?

Chương trình đào tạo ở mỗi trường đại học khác nhau nhưng nhìn chung khung chương trình đào tạo cho sinh viên ngành kỹ thuật máy tính như sau:

- Trước tiên các bạn sẽ được đào tạo kiến thức toán cơ bản ngành Công nghệ thông tin nói chung và ngành kỹ thuật máy tính nói riêng để giải quyết các bài toán kỹ thuật. 

- Làm quen với các môn cơ sở ngành và học các môn chuyên ngành kỹ thuật máy tính, làm việc thực tế trong những khóa thực tập và thực hiện đồ án khóa luận tốt nghiệp tại các công ty, doanh nghiệp.

- Kỹ năng lập trình cơ bản trên máy tính, smartphone,.. bằng các ngôn ngữ như C, C++, C#, Java, PHP,…

- Kỹ năng phân tích, thiết kế, xây dựng hệ thống phàn cứng và phần mềm hệ thống trong các lĩnh vực như: công nghệ thiết kế chip, công nghệ robot, hệ thống nhúng, hệ thống điều khiển tự động,…

- Học kỹ năng tham mưu – tư vấn với tư cách là một chuyên viên công nghệ thông tin.

2. Top 10 cơ hội việc làm và mức lương tiềm năng khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật máy tính

2.1. Cơ hội việc làm rộng mở

Ứng viên tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ thuật máy tính có cơ hội được tiếp cận với nhiều vị trí việc làm đa dạng. Mỗi sinh viên ra trường có đầy đủ kiến thức và kỹ năng sẽ đảm nhận các vị trí sau đây: 

- Kỹ sư quản trị hệ thống máy tính: với các công việc như thiết kế, lắp đặt, vận hành máy tính và mạng máy tính, cứu hộ dữ liệu máy tính, bảo mật an ninh dữ liệu, sửa chữa, lắp ráp, cài đặt, tối ưu hệ thống máy tính.

- Kỹ sư lập trình viên hệ nhúng: Lập trình với các hệ điều hành nhúng trên điện thoại như Android, Tizen, Windows Phone, RTOS,…

- Kỹ sư thiết kế và chế tạo các hệ nhúng mới, viết chương trình nhúng lõi điều khiển trong các hệ nhúng cho: Điện thoại, tivi, tủ lạnh, robot tự động

- Kỹ sư quản lý và vận hành hệ thống điều khiển bằng máy tính, các hệ thống dùng vi điều khiển và PLC tại những nhà máy xí nghiệp có sử dụng các dây truyền tự động hóa, điều khiển tự động.

- Kỹ sư đảm nhiệm công việc về CNTT nói chung trong cơ quan, doanh nghiệp

- Kỹ sư thiết kế mạch điện – điện tử.

- Kỹ sư hệ thống mạng máy tính

- Kỹ sư an toàn an ninh mạng truyền thông số liệu

- Kiểm thử viên

- Các cán bộ nghiên cứu, giảng dạy

Những địa chỉ tin cậy sau khi tốt nghiệp các bạn có thể xin vào để làm việc và phát triển bản thân:

Các tập đoàn viễn thông: Samsung, FPT, Nokia, Viettel, Mobile Phones,…

Các đơn vị, hành chính sự nghiệp nhà nước, các công ty, doanh nghiệp có sử dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Các doanh nghiệp, tập đoàn sản xuất các thiết bị gia dụng như: LG Electronics, Toshiba, Panasonic…

Các nhà máy sản xuất, lắp ráp máy tính của Mỹ như Intel, Dolphin tại Việt Nam 

Viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực Công nghệ Kỹ thuật máy tính.

2.2. Mức lương tiềm năng

Theo số liệu thống kê vào những năm gần đây thì 90% các kỹ sư sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật máy tính ra trường có việc làm trong vòng 1 năm trở lại đây. Dữ liệu tổng hợp từ các vị trí việc làm cho thấy:

Lương thấp nhất: 5.000.000 VNĐ/tháng

Lương bậc thấp: 5.500.000 VNĐ/tháng

Lương trung bình: 8.000.000 VNĐ/tháng

Lương bậc cao: 12.000.000 VNĐ/tháng

Lương cao nhất: 20.000.000 VNĐ/tháng

Nhìn chung, thu nhập trung bình của người có kinh nghiệm làm việc trên 1 năm thường lên tới 9 – 20 triệu đồng/tháng.

- Với sinh viên mới tốt nghiệp: Đối với thực tập sinh hoặc sinh viên tốt nghiệp ra trường, lương ngành khoa học máy tính ở Việt Nam chỉ trong khoảng 5 – 7 triệu VNĐ/tháng. Đây là thời gian mà các bạn trẻ cần nỗ lực trau dồi chuyên môn và kinh nghiệm, tích cực tham gia các dự án để nâng cao tay nghề về thu nhập.

- Với nhân sự có kinh nghiệm 1-4 năm: Sau khi đã có kinh nghiệm nhất định ở vị trí tương đương, người lao động thường đạt được mức lương trung bình hơn 12 triệu đồng/ tháng. Con số hấp dẫn này đứng ở vị trí thứ 7 trong Top 10 ngành có mức lương cao.

- Với nhân sự > 5 năm kinh nghiệm: Nhân sự vượt quá 5 năm kinh nghiệm, lương ngành kỹ thuật máy tính thường đạt mức lương trung bình 18,9 triệu đồng/tháng, đứng vị trí thứ 3 trong Top 10 ngành có lương cao. Với những kỹ năng tích lũy được, người lao động hoàn toàn có cơ hội nhận thêm nhiều job ngoài để làm thêm, nâng cao thu nhập thực tế của mình.

- Với vị trí quản lý: Không chỉ yêu cầu trình độ tay nghề cao, kinh nghiệm phong phú và người ngồi ở vị trí quản lý phải có các kỹ năng lãnh đạo nhất định. Họ phải chịu trách nhiệm cho năng suất và hiệu quả công việc của cả đội nhóm. Do đó, mức lương trung bình đạt con số khá cao, hơn 24,6 triệu đồng/ tháng.

3. Theo học chuyên ngành Kỹ thuật máy tính ở trường nào?Chuyên ngành Kỹ thuật máy tính có mã ngành: 7480106 với các tổ hợp môn xét tuyển đa dạng: C01 (Ngữ văn – Toán – Vật lý); B00 (Toán – Hóa học – Sinh học); D07 (Toán – Hóa học – Tiếng Anh); D90 (Toán – Khoa học tự nhiên – Tiếng Anh); D01 (Ngữ văn – Toán – Tiếng Anh); A01 (Toán – Vật lý – Tiếng Anh); A00 (Toán – Vật lý – Hóa học).

Tùy vào phương thức xét tuyển của mỗi địa phương và trường Đại học riêng biệt, điểm chuẩn có thể dao động khá lớn, trong khoảng 14 – 24 điểm. Các sĩ tử có thể tham khảo các cơ sở đào tạo ngành Kỹ thuật máy tính uy tín sau đây:

- ĐH Bách khoa Hà Nội: Đây là cái tên uy tín trong lĩnh vực đào tạo kỹ thuật máy tính. Người học sẽ được đào tạo những kiến thức cơ bản về toán, cơ sở dữ liệu, kỹ thuật điện tử, giải thuật, phân tích, thiết kế hệ thống thông tin và kết hợp với kiến thức chuyên ngành về hệ thống máy tính, hệ thống nhúng, truyền thông dữ liệu, an toàn an ninh thông tin.

- ĐH Công nghệ thông tin – ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh: Kỹ thuật máy tính là một trong 9 ngành đào tạo của trường, hướng tới mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực công nghệ thông tin chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu không chỉ cho thị trường trong nước mà cho cả thị trường quốc tế.

- ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội: Ngành kỹ thuật máy tính được coi là thế mạnh đào tạo của trường, trong đó chương trình đào tạo cử nhân trang bị cho sinh viên những kiến thức và thực hành thiết kế hệ thống dựa trên nền tảng máy tính; phát triển sự hiểu biết, áp dụng khoa học cơ bản, toán học, tin học và khoa học điện, điện tử vào thực tiễn ngành kỹ thuật máy tính; phát triển kiến thức và các kỹ năng cần có cho nghề nghiệp tương lai.

- ĐH Công nghiệp Hà Nội: Đến với ngành kỹ thuật máy tính tại Đại học Công nghiệp Hà Nội, các bạn sinh viên được trang bị 3 nhóm kiến thức chính gồm: lập trình nhúng, thiết kế phần cứng hệ thống và thiết kế, triển khai các hệ thống mạng.

- ĐH Công nghệ thông tin & truyền thông Thái Nguyên: Tại đây, sinh viên theo học ngành kỹ thuật máy tính được đào tạo chuyên sâu về một trong hai lĩnh vực là lập trình hệ thống nhúng hoặc quản trị hệ thống máy tính. Với chương trình đào tạo từ 4 – 4,5 năm, 100% sinh viên ra trường đã có việc làm phù hợp sau 06 tháng tốt nghiệp.

4.Tố chất cần có của sinh viên ngành Kỹ thuật máy tính

Nếu bạn yêu và muốn tìm việc làm công nghệ, luôn tìm hiểu và sử dụng các công nghệ mới nhất, thì xin chúc mừng, bạn đã có được 50% tố chất để thành công trong ngành này. Bên cạnh đó, bạn cũng cần trau dồi và phát triển thêm những kỹ năng sau, thì sẽ không bao giờ phải băn khoăn đặt ra câu hỏi ngành kỹ thuật máy tính ra làm gì.

- Tư duy logic: Vì là ngành kỹ thuật nên đòi hỏi bạn phải có tư duy logic và khả năng toán học tốt. Nếu bạn học kém Toán, Vật Lý thì nên cân nhắc.

- Làm việc lâu dài với máy móc: Nếu bạn là người năng động, thích sôi nổi hoạt náo thì cần phải xem xét kỹ nếu muốn gắn bó với máy móc, bởi thời gian và công việc của bạn gần như dành hết cho cỗ máy mà thôi.

- Ham học hỏi, cập nhật xu hướng: Vì nghề này có tính đào thải cao, nếu bạn không chịu tiếp thu, tìm tòi những kỹ thuật và công nghệ mới thì việc bạn thất nghiệp chỉ là sớm muộn.

- Có trình độ ngoại ngữ: Hầu hết những kiến thức về công nghệ đều được viết bằng tiếng Anh nên bạn phải có một vốn ngoại ngữ nhất định. Bên cạnh đó, nếu giao tiếp tốt, bạn có thể làm việc trong các công ty nước ngoài, lương thưởng có thể cao hơn rất nhiều lần.

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh lập trình

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh IT

Mức lương của thực tập sinh IT là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!