Làm sao để biết mình có phù hợp với công việc hay không?
1. Làm sao để biết mình có phù hợp với công việc hay không?
Dựa vào kỹ năng bạn có
- Nắm giữ nhiều kỹ năng quan trọng giúp ích cho việc chuyển từ ngành này sang ngành khác dễ dàng. Một báo cáo của Burning Glass chỉ ra rằng, kỹ năng nghiên cứu luôn được xếp hạng cao trong top 10 kỹ năng quan trọng nhất của hầu hết các ngành công nghiệp khác nhau; từ tiếp thị và PR đến chăm sóc sức khỏe và CNTT.
- Hãy suy nghĩ rộng ra và xem xét kỹ năng cứng và mềm; cùng kinh nghiệm làm việc trước đó của bản thân; có thể ứng dụng cho một ngành công nghiệp khác hay không. Ví dụ, bạn luôn yêu thích âm nhạc, nhưng lại có tông điếc. Thay vì học guitar, bạn học thiết kế và sử dụng các kỹ năng đó cho việc thiết website của các ban nhạc; hoặc hãng thu âm.
- Hay với người làm trong lĩnh vực F&B, bạn không nấu ăn ngon và không đủ tài chính để mở hàng quán của chính mình; thì việc trở thành phóng viên; biên tập viên chuyên mục “Ẩm thực” cũng là lựa chọn thú vị. Vì bạn có khả năng viết lách và chụp ảnh món ăn thu hút chẳng hạn.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
Điểm mạnh, hạn chế của bạn
- Bạn sinh ra để làm những thứ bạn giỏi, không phải những thứ bạn thích. Đừng tin vào những lời như con người không có giới hạn, hay bạn có thể trở thành bất kỳ ai bạn muốn. Sự thực, con người không phải thần thánh. Chúng ta luôn có những giới hạn không thể vượt qua. .
- Không phải tự nhiên các nhà khoa học phân biết người thiên não trái, não phải. Họ cũng không thừa thời gian nghiên cứu và đưa ra hệ thống 16 loại tính cách con người. Chưa kể hằng hà sa số các bài test IQ, EQ – 2 chỉ số được rất nhiều các công ty lớn đang ngày ngày dùng để tuyển nhân sự. Những công cụ này được sinh ra để giúp bạn xác định điểm mạnh, điểm yếu và hướng đi phù hợp cho mỗi người.
- Hãy theo đuổi những việc bạn có khả năng thực hiện. Người có IQ thấp, không cẩn thận nhưng đam mê làm bác sĩ. Liệu họ có thể theo học những kiến thức y học phức tạp đến thế. Chưa kể chẳng ai muốn đặt sức khỏe, tính mạng của mình cho một bác sĩ như vậy.
Nói chuyện với nhiều người và tìm hiểu về công việc của họ
- Không phải ai cũng có cơ hội để trải nghiệm tất cả các công việc để biết mình muốn làm gì.
- Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, hãy bắt đầu bằng cách nói chuyện với những người làm việc trong các lĩnh vực mà bạn quan tâm để tìm hiểu về con đường sự nghiệp của họ và nhận lời khuyên để lựa chọn nghề nghiệp.
- Đó có thể là bạn bè, hoặc người thân quen của bạn. Hoặc bạn cũng có thể tham gia các hội nhóm tìm việc làm trên mạng xã hội, lập các chủ đề để thu hút mọi người đưa ra ý kiến và trao đổi thêm nếu thấy cần thiết.
Đọc thêm: Những bước để cải thiện kĩ năng tập trung hữu ích
Thấu hiểu bản thân, thay đổi tư duy
- Cố giáo sư Warren Bennis – một chuyên gia về lãnh đạo quản lý đã từng chia sẻ, thấu hiểu bản thân đến nay vẫn là vấn đề khó khăn nhất của đời người. Làm được điều đó, bạn sẽ có thể đạt được thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào.
- Hiện nay, nhiều công ty sử dụng những bài trắc nghiệm tính cách khi tuyển dụng. Những bài trắc nghiệm tưởng như đơn giản này thực chất lại rất phức tạp. Đó là kết quả của rất nhiều nghiên cứu về tâm lý học tổng hợp lại. Mục đích của nhà tuyển dụng khi sử dụng cách này để nhằm xác định ứng viên có phù hợp với môi trường làm việc hay không. Đây cũng là một công cụ hay ho và hữu ích cho bạn để bước đầu tìm hiểu nhiều hơn về bản thân.
- Tuy nhiên, điểm mạnh, điểm yếu hay tính cách cũng không quan trọng bằng tư duy của bạn. Muốn tìm được công việc mình giỏi, lại phù hợp với mình không hề đơn giản. Tự dối lòng và thói quen “đổ lỗi” chính là 2 nguyên nhân lớn nhất dẫn việc ta không thể chạm đến những khả năng tuyệt vời của mình. Vì thế, hãy thay đổi nhé!
Đọc thêm: Thực tập là gì? Làm thế nào để viết đơn xin thực tập đẹp và đầy đủ
Lập danh sách các công việc muốn thử sức
- Sau khi hiểu hơn về tiềm năng của bản thân và có được ý kiến trao đổi từ nhiều người, đây là lúc bạn dần hình dung được công việc mà mình muốn theo đuổi
- Hãy liệt kê hết ra mọi chức vụ, những công ty và lĩnh vực mà bạn thực sự quan tâm, hay một mô tả công việc mà bạn muốn làm.
- Có rất nhiều nguồn công việc khác nhau để bạn lựa chọn nghề nghiệp khi không biết mình thích nghề gì.
- Đơn cử như từ các mối quan hệ xung quanh, nghiên cứu thêm trên Internet về các lĩnh vực đang có nhu cầu nhân sự cao, nghía qua các trang tin tuyển dụng để xem nhu cầu tuyển người của các công ty ra sao.
- Hãy nhớ rằng không phải lúc nào bạn cũng sẽ tìm được một công việc đáp ứng được mọi nhu cầu bản thân đã đề ra. Chúng có thể sẽ khác biệt đôi chút về chức danh hay mô tả công việc.
- Vì vậy, hãy luôn có một tư duy linh hoạt khi lên danh sách công việc này nhé.
Bồi đắp kiến thức và kỹ năng
- Không ít người tìm thấy công việc đúng đam mê nhưng không đủ trình độ để đón nhận nó. Nếu xác định được mình thích gì, bạn phải ý thức mình cần chứng minh được bản thân phù hợp với nó. Hãy học hỏi, trau dồi kỹ năng, thậm chí “nằm gai nếm mật” sẵn sàng cống hiến cho đam mê đó.
2. Những lưu ý khi lựa chọn ngành nghề
- Biết cách cân bằng giữa sở thích và nhu cầu xã hội. Dù đưa ra rất nhiều quan điểm nhưng nhìn chung, hy vọng bạn sẽ cân bằng được các yếu tố. Việc bạn đam mê, bạn muốn làm nên là việc tạo ragiá trị tích cực cho xã hội, cho cuộc sống.
- Không nên chạy theo xu hướng nghề “hot”. Như đã nói phía trên. Ngành nghề hot chưa chắc đã phù hợp với bạn. Thậm chí cũng không phải yếu tố đảm bảo bạn sẽ tìm được việc nếu như không có đủ năng lực.
- Hãy chỉ coi cha mẹ, bạn bè, người thân là một nguồn tham khảo. Đừng chịu sự áp đặt hay ảnh hưởng quá nhiều từ người khác. Hãy tự quyết định và làm chủ tương lai của mình nhé.
Đọc thêm: 10 cuốn sách cho người khởi nghiệp
Nắm giữ nhiều kỹ năng quan trọng giúp ích cho việc chuyển từ ngành này sang ngành khác dễ dàng. Hãy suy nghĩ rộng ra và xem xét kỹ năng cứng và mềm; cùng kinh nghiệm làm việc trước đó của bản thân; có thể ứng dụng cho một ngành công nghiệp khác hay không.1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về làm sao để biết mình có phù hợp với công việc hay không. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng và thực hành hiệu quả.