1. Thực tập là gì?
Thực tập là quá trình gắn kết giữa lý thuyết chuyên ngành học trong nhà trường và môi trường làm việc thực tế ngoài xã hội. Giai đoạn này vừa giúp sinh viên nắm bắt yêu cầu công việc mà chuyên ngành mình hướng đến, vừa giúp làm quen trình tự triển khai công việc nơi công sở.
Thông thường thực tập sẽ được áp dụng vào năm cuối của chương trình đào tạo, nhưng một số trường đại học có thể yêu cầu sinh viên thực tập từ năm thứ 3 tại đơn vị do nhà trường chỉ định. Đây cũng là cơ hội tốt giúp sinh viên định hướng nơi xin thực tập vào năm cuối, đặc biệt là những ngành nghề mang tính đặc thù cao.
Đọc thêm: Thực tập sinh (Intern) là gì? Mức lương, cách xin thực tập, kỹ năng cần thiết
2. 4 công việc cần biết và làm khi đi thực tập
Tại nơi thực tập, sinh viên sẽ được hướng dẫn triển khai một số khía cạnh trong công việc thực tế. Do bí mật kinh doanh nên những nhiệm vụ mang tính chuyên sâu sẽ không được phân bổ cho sinh viên thực tập. Theo đó, dưới đây là những công việc là các bạn thực tập sinh sẽ làm, góp phần phục vụ cho việc hoàn tất báo cáo thực tập:
Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Đây là một phần bắt buộc trong báo cáo thực tập, bạn có thể hỏi ngay người hướng dẫn hoặc cập nhật từ website chính thức của doanh nghiệp. Biết được cơ cấu doanh nghiệp sẽ giúp bạn hiểu được có vị trí nào phù hợp với bạn hay không , có giúp bạn trau dồi thêm kinh nghiệm làm việc như chuyên nghành bạn học , để tìm được một doanh nghiệp thực tập phù hợp với bạn nhất.
Tiếp cận công việc chuyên môn
Phần việc chuyên môn giới thiệu đến bạn sẽ chỉ ở mức cơ bản nên bạn hoàn toàn an tâm về độ khó. Quan trọng là bạn hãy dành thời gian chủ động hỏi, thu thập thông tin phục vụ nội dung chuyên đề thực tập mà bạn đang hướng tới. Công việc chuyên môn giúp bạn thực hành được các kiến thức học trong trường học , tạo cho bạn sự thành thạo khi làm việc sau này.
Hỗ trợ công việc văn phòng
Những công việc từ phụ nghe điện thoại, photo tài liệu, giao văn kiện... thường sẽ nhờ các thực tập sinh hỗ trợ, đừng từ chối bạn nhé, đây cũng là cách giúp bạn hiểu hơn về quy trình hoạt động của doanh nghiệp.Tạo cho bạn nhiều kĩ năng trong công việc , giúp bạn sau khi hết thời gian thực tập thành thạo mọi việc. Môi trường làm việc tương lai sẽ thuận tiện hơn.
Hoàn tất báo cáo thực tập
Kết thúc kỳ thực tập sẽ là một bài luận báo cáo dài từ 15 trang trở lên, phản ánh thực tế công việc theo chuyên đề thực tập, có sự nhận xét đánh giá của doanh nghiệp nơi bạn thực tập. Việc có một báo cáo tốt sẽ giúp bạn có cơ hội tìm đươc việc làm một cách dễ dàng trong tương lai.
3. Mục đích của việc thực tập là gì?
Thực tập là một phần không thể thiếu của mỗi sinh viên, vậy các bạn đã bao giờ tự đặt câu hỏi là tại sao các trường đại học lại phải tổ chức những kỳ thực tập để làm gì trước khi sinh viên ra trường chưa?
Có thể gói gọn mục đích của việc thực tập sẽ bao gồm như sau: Sinh viên sẽ bắt đầu được làm quen với thực tế chứ không còn là lý thuyết sách vở nữa, đây là điều tối quan trọng để những sinh viên mới ra trường không bị ngợp bởi môi trường làm việc thực tại.
Thứ hai, thực tập sẽ mang đến cơ hội được thâm nhập vào trong môi trường làm việc bên ngoài xã hội. Mặt khác nữa là việc thực tập ngoài thực tế sẽ tạo điều kiện để cho các bạn sinh viên bắt đầu tự tạo cho mình tinh thần tự lập, tự giác với công việc, cập nhật được những thông tin mới về chuyên ngành mà các bạn đó đang theo đuổi.
Ngoài ra, thực tập giúp những bạn sinh viên có điều kiện được cọ xát, làm việc nhóm một cách thực tế trước khi chính thức bước chân vào môi trường công việc thực tế
Đọc thêm: Thực tập sinh nhân sự là gì? Một thực tập sinh nhân sự tốt cần có yếu tố, kĩ năng gì
4. Những lưu ý cần biết khi sinh viên đi thực tập
Thể hiện sự chuyên nghiệp
Bước vào môi trường chuyên nghiệp, bạn phải xây dựng cho mình tinh thần kỷ luật – tự giác ngay từ những việc nhỏ nhất. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của đơn vị thực tập, từ tác phong, đi đứng, ăn mặc, giờ làm việc… Cho dù chỉ là một sinh viên, thực tập ở vị trí không quan trọng, thì bạn cũng là một phần của tập thể nên đừng nghĩ mình thích làm gì thì làm.
Bạn càng nghiêm túc với công việc thì càng để lại ấn tượng tốt cho mọi người xung quanh. Đây là nhân tố giúp tăng điểm trong mắt đồng nghiệp và lãnh đạo để nhận được kết quả đánh giá thực tập tốt hơn.
Tìm người cố vấn và hỗ trợ
Đừng bao giờ ngại đưa ra các thắc mắc, quan trọng là bạn phải tìm được người có khả năng trả lời những thắc mắc của mình. Họ chính là cố vấn quan trọng, đưa ra các lời khuyên hỗ trợ quá trình thực tập của bạn thành công hơn.
Luôn tích cực học hỏi và nhận việc trong khả năng
Hãy thể hiện thái độ chủ động và tích cực trong công việc, đừng đợi người ta giao việc mới làm, hoặc lười biếng, chây ỳ trong công tác. Luôn chủ động tìm hiểu về công việc đang xử lý, về doanh nghiệp nơi mà bạn đang đi thực tập, tìm hiểu tri thức thực tế và quan sát môi trường xung quanh… Tất cả sẽ giúp bạn hiểu được đâu là cách giao tiếp hiệu quả với đồng nghiệp, cách đối xử với cấp trên, cách thuyết phục khách hàng, cách xác định mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Bạn sẽ học hỏi được rất nhiều trong quá trình quan sát.
Có định hướng rõ ràng trước khi tìm đơn vị thực tập
Bạn cần xác định rõ ngành nghề mà mình muốn gắn bó trong tương lai, từ đó, lựa chọn đơn vị thực tập có liên quan. Các kinh nghiệm trong thời gian thực tập sẽ là giá trị quan trọng để bạn điền vào CV xin việc cho sinh viên ra trường.
Sự tiếp xúc với công việc thực tế sẽ giúp bạn tích lũy được nhiều kinh nghiệm cho công việc mà sau này bạn quyết định sẽ gắn bó.
Đọc thêm: Virtual internship là gì? 6 bước để trở thành một thực tập sinh làm việc từ xa
5. Sinh viên nhận được điều gì sau khi đi thực tập?
Trong suốt quá trình thực tập, sinh viên sẽ được hướng dẫn hoàn thành các công việc một cách tốt nhất. Chính vì thế, sau các khóa thực tập, hầu hết các sinh viên đều có thể tích lũy thêm các kinh nghiệm thực tế, giúp họ có thêm các kỹ năng nghề nghiệp để phát triển bản thân.
Trải nghiệm thực tế ngành nghề đã chọn
Sau một thời gian ngồi trên ghế giảng đường, điều mà nhiều sinh viên mong muốn là được trải nghiệm thực tế ngành nghề đã lựa chọn. Qua đó, sinh viên có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về tính chất và yêu cầu của ngành, cũng như cải thiện kỹ năng và kinh nghiệm trong môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Đồng thời, thông qua những trải nghiệm thực tế sẽ giúp cho sinh viên biết được bản thân có thật sự phù hợp với công việc đó hay không. Qua đó đưa ra những quyết định chính xác trên con đường sự nghiệp.
ức về công việc, các hoạt động của doanh nghiệp, các công nghệ mới và quy trình làm việc. Ngoài ra, bạn có thể tích lũy thêm kinh nghiệm và kỹ năng mới khi làm việc nhóm, giải quyết vấn đề và quản lý thời gian.
Tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng
Trong quá trình thực tập, bạn có thể tích lũy kiến thBên cạnh đó, bạn còn có thể trau dồi kỹ năng giao tiếp, sử dụng công nghệ và các phần mềm cần thiết hỗ trợ cho công việc. Bạn còn có thể tích lũy kiến thức về các quy trình và hoạt động của công ty, cũng như hiểu rõ hơn về các nhu cầu và thách thức của thị trường. Tất cả những kinh nghiệm và kỹ năng này sẽ rất hữu ích khi tìm kiếm công việc và phát triển sự nghiệp sau này.
Tăng lợi thế cạnh tranh
Những kinh nghiệm và kỹ năng trong quá trình thực tập sẽ giúp bạn tăng lợi thế cạnh tranh khi phỏng vấn xin việc. Khi thực tập, bạn có cơ hội trải nghiệm thực tế, từ đó tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết cho công việc. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện khả năng làm việc và tăng cơ hội tìm kiếm công việc tốt hơn sau khi tốt nghiệp.
Ngoài ra, khi thực tập tại một công ty hoặc tổ chức, bạn còn có cơ hội mở rộng mạng lưới các nhà tuyển dụng, xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp. Biết đâu, những người này có thể giúp bạn tìm được công việc phù hợp trong tương lai.
Xác định ngành nghề lựa chọn có phù hợp với bản thân
Khi đi thực tập, bạn có cơ hội trải nghiệm và tìm hiểu thực tế về công việc, nền tảng kiến thức, kỹ năng và môi trường làm việc trong ngành nghề mà bạn đang quan tâm. Qua đó, bạn sẽ biết năng lực của bản thân có phù hợp với công việc hay không, ngành nghề đó đáp ứng nhu cầu của bản thân hay không và quan trọng hơn hết sẽ giúp bạn xác định rằng đây có phải công việc yêu thích hay không. Từ đó, bạn sẽ đưa ra quyết định tương lai của mình một cách chính xác hơn.
Xây dựng CV chất lượng
Khi thực tập, bạn có thể tạo mối quan hệ với các công ty, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm của người đi trước và tham gia xây dựng một dự án hay sản phẩm thực tế. Tất cả những kinh nghiệm này có thể giúp bạn tăng cơ hội tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Đồng thời, những gì bạn tích lũy được trong quá trình thực tập sẽ giúp bạn xây dựng một CV chất lượng hơn. Hãy cố gắng trình bày những kỹ năng, kinh nghiệm đã tích lũy được trong thời gian thực tập. Bởi CV chính là bước đầu tiên giúp bạn vượt qua vòng hồ sơ, đồng thời cũng là bước đệm giúp bạn tự tin ứng tuyển những vị trí có thu nhập cao hơn.
Đọc thêm: Thực tập sinh làm CV thế nào? Mẫu CV cho thực tập sinh đầy đủ, gọn gàng
Tạo dựng mối quan hệ
Trong quá trình thực tập, bạn sẽ xây dựng được mối quan hệ thông qua việc hợp tác và giao tiếp với đồng nghiệp, giáo viên hoặc người quản lý. Những mối quan hệ tốt sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến trong sự nghiệp của bản thân.
Có thu nhập
Hiện tại, nhiều công ty có chính sách hỗ trợ đối với sinh viên thực tập. Mức hỗ trợ này có thể không cao nhưng cũng đủ để bạn trang trải các chi phí xăng xe, ăn uống… và giúp bạn có nhận thức sớm về giá trị của đồng tiền, giá trị của sức lao động.
Bạn cũng có thể tăng thu nhập trong quá trình thực tập bằng cách làm tốt những công việc được giao và học hỏi kinh nghiệm từ các đàn anh, đàn chị đi trước. Tuy nhiên, mục đích chính của thực tập là học hỏi và trải nghiệm, không phải là kiếm tiền.
6. Ý nghĩa và lưu ý khi viết đơn xin thực tập
Ý nghĩa
- Muốn được thực tập tại một doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị nào đó thì đơn xin thực tập chính là chìa khóa mở cánh cửa này, để doanh nghiệp biết được mình là ai và có nhu cầu gì khi thực tập tại đây.
- Khi nhà trường không sắp xếp đơn vị thực tập mà sinh viên phải tự tìm kiếm, với số lượng lớn sinh viên đào tạo cùng chuyên ngành, có cùng nhu cầu vào một đơn vị thực tập thì việc lựa chọn, sàng lọc các ứng viên là điều tất yếu.
- Do vậy, đơn xin thực tập phải hay, phải ấn tượng mới có khả năng gây được sự chú ý của đơn vị và qua đó, đơn vị có thể đánh giá một cách cơ bản nhất về sinh viên để có sự lựa chọn chính xá
Lưu ý
Để tạo ấn tượng với cơ quan, doanh nghiệp xin thực tập, bạn cần lưu ý những điều sau khi viết Đơn:
- Trình bày hình thức rõ ràng, ngắn gọn;
- Cần đặc biệt lưu ý phần mục tiêu nghề nghiệp: bạn cần cho đơn vị đó thấy ý chí và mong muốn của bạn.
- Đưa vào các kỹ năng cần thiết phù hợp với vị trí thực tập đang xin thực tập: Dù không phải đơn xin việc, nhưng những điều này giúp bạn dễ dàng được nhận hơn.
Đọc thêm: Lưu ý khi Thực tập trái ngành cho sinh viên
Thực tập là quá trình làm việc tại các doanh nghiệp với tính chất học hỏi, áqua đó giúp sinh viên có được kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết phục vụ cho quá trình làm việc sau khi ra trường.…1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về các mẫu đơn xin thực tập chính xác . Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của các mẫu đơn xin thực tập chính xác và thực hành hiệu quả.