Thực tập sinh làm CV thế nào? Mẫu CV cho thực tập sinh đầy đủ, gọn gàng
Bạn là sinh viên sắp ra trường có các thế mạnh trong tay nhưng lại không biết phải trình bày như nào trong CV xin thực tập. Vậy thì hãy cùng đồng hành với 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những mẫu CV cho thực tập sinh độc đáo, hút mắt nhà tuyển dụng nhé!
1. Thực tập là gì?
Thực tập là một giai đoạn chuyển tiếp giữa môi trường học tập với xã hội thực tiễn, là giai đoạn vừa làm vừa học của các bạn sinh viên. Quá trình thực tập sẽ giúp họ có nhiều trải nghiệm về công việc và môi trường làm việc sớm hơn, trước khi tốt nghiệp và ra trường mà bất cứ sinh viên nào cũng phải trải qua. Việc trở thanh thực tập sinhmang lại cho các bạn sinh viên những kinh nghiệm thực tế. Đồng thời nó cũng tăng khả năng được nhận làm nhân viên chính thức sau này. Nhưng xin thực tập cũng giống như xin việc chính thức, để được nhận, trước hết bạn phải gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng bằng CV của mình.
2. Những yêu cầu bắt buộc trong CV xin đi thực tập
Tiêu đề CV
Chúng ta thường sẽ gửi CV xin việc đến nhà tuyển dụng thông qua email. Vì vậy, việc đặt tiêu đề có file CV là điểm quan trọng bạn cần lưu ý giúp nhà tuyển dụng không cần phải tìm kiếm từng file khi xem mail. Điều này thể hiện được sự chuyên nghiệp, chỉn chu và tinh tế từ bạn. Bạn cần lưu CV với định dạng đúng yêu cầu của công ty. Trong trường hợp không có yêu cầu đặc biệt nào từ công ty thì bạn có thể đặt tiêu đề CV theo 1 trong 2 mẫu sau:
Mẫu 1: CV _[HỌ TÊN]_[VỊ TRÍ ỨNG TUYỂN]
Mẫu 2: CV _[VỊ TRÍ ỨNG TUYỂN]_[HỌ TÊN]
Thông tin cá nhân
Phần này bao gồm các thông tin cơ bản như họ tên, ngày tháng năm sinh, số điện thoại, email, ảnh chụp,…, đặc biệt là ảnh chụp khuôn mặt thì bạn nên chọn hình đẹp. Tất cả thông tin cá nhân đều rất căn bản nhưng bạn hãy điền thật chính xác. Bởi có không ít trường hợp nhà tuyển dụng không liên hệ được cho ứng viên vì sai số điện thoại.
Mục tiêu nghề nghiệp
Chính là nội dung quan trọng của một bản CV thực tập sinh. Việc nêu rõ ràng, chuẩn chỉnh và ngắn gọn ý muốn của bản thân chính là phương pháp hợp lý nhất để có cho mình một mục tiêu nghề nghiệp thu hút nhà tuyển dụng. Đa số sinh viên sắp hoặc mới ra trường thường bị lúng túng khi viết mục tiêu nghề nghiệp. Bởi vì các bạn còn trẻ và chưa hoặc không có kinh nghiệm làm việc thực tế. Việc định hướng phát triển nghề nghiệp cụ thể của bản thân cũng chưa thực sự rõ ràng.
Thành tích học tập
Khi liệt kê quá trình học tập của mình, bạn cần thể hiện rõ tàng và tuân theo trình tự mốc thời gian, với thứ tự ưu tiên là các sự kiện diễn ra gần nhất và lùi dần về sau.
Một số nội dung cần có :
Liệt kê tên các cơ sở đào tạo, trường, bằng cấp, niên khóa đào tạo.
Kinh nghiệm bất kỳ về Nhân sự, quản lý con người, làm việc nhóm đã làm khi đi học.
Có thể nêu thêm các dự án nghiên cứu của sinh viên đã tham gia.
Chứng chỉ/ chứng nhận của các tổ chức.
GPA không cần thiết ghi vào nhưng nếu điểm cao xuất sắc thì nêu ra cũng tốt.
Bạn cũng cần trình bày rõ ràng, ngắn gọn và có sự chọn lọc về những kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng dụng. . Đối với sinh viên đã bắt đầu tìm kiếm cơ hội thực tập tại các công ty từ những năm 2 hoặc năm 3. Ở mục này, bạn cần lưu ý trình bày kinh nghiệm làm theo dòng thời gian ngược. Bạn cần ưu tiên trình bày các kinh nghiệm ở vị trí gần với hiện tại nhất. Cần có sự chọn lọc các kinh nghiệm thực sự phù hợp với vị trí ứng tuyển tại công ty bạn đang muốn thực tập. Trong trường hợp, bạn chưa từng đi làm thêm hoặc thực tập tại bất kỳ công ty nào thì ở mục này có thể liệt kê các hoạt động xã hội, tình nguyện,thực hành một số dự án chuyên ngành mà bản thân đã tham gia trong quá trình học tập tại trường. Đồng thời rút ra các bài học hoặc kinh nghiệm có liên quan đến vị trí ứng tuyển
Kỹ năng
Phần này rất quan trọng, hỗ trợ đắc lực cho việc ghi điểm với nhà tuyển dụng. Bạn cần cân nhắc và chọn lọc kỹ các kỹ năng phù hợpdựa trên những yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đã cung cấp. Ví dụ: Viết CV cho sinh viên thực tập chuyên ngành du lịch thì bạn phải để các kỹ năng trong nhóm ngành như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình,…. Khi trình bày những kỹ năng bạn có trong CV thì ít nhất bạn cần phải thông thạo chúng. Các từ như “thành thạo”, “biết sử dụng”… thì tuyệt đối không dùng trong CV vì chúng sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ bạn đang cố cho thêm những kỹ năng này vào CV mà thôi.
Trừ khi họ ghi rõ rằng yêu cầu CV xin việc tiếng Anh (hoặc ngoại ngữ khác) hoặc công việc đó thuần túy dùng đến ngoại ngữ, nếu không, bạn hãy gửi CV tiếng Việt nhé. Khi chọn mẫu CV xin việc thực tập tiếng Việt, bởi vì bạn gần như chưa có bất kỳ trải nghiệm gì nên các phần trình độ, kỹ năng và hoạt động quan trọng hơn. Mẫu CV online cũng nên tươi sáng, gọn gàng.
Mẫu CV xin việc thực tập Tiếng Anh
Hãy gửi CV xin việc thực tập tiếng Anh khi được yêu cầu hoặc là khi ứng tuyển vào công ty nước ngoài, môi trường là các tổ chức phi chính phủ... Với các mẫu CV xin việc thực tập tiếng Anh, nguyên tắc lựa chọn ngoài việc có bố cục rõ ràng thì hãy chắc chắn rằng các phần chính của CV (tiêu đề CV) được viết chính xác.
Mẫu CV xin việc thực tập theo ngành nghề
Dĩ nhiên, ngoài việc chọn mẫu CV xin việc thực tập theo ngôn ngữ, bạn vẫn còn những lựa chọn khác, lý tưởng nhất là chọn theo ngành nghề. Ví dụ, bạn học khối ngành xã hội, hãy thử các mẫu CV thanh lịch, nhẹ nhàng; trong khi nếu theo tiếp thị - truyền thông thì CV màu sắc tươi sáng, có chút phá cách, thể hiện sự năng động và sáng tạo lại phù hợp hơn. Đối với các chuyên ngành kỹ thuật, CV theo phong cách đơn giản nhưng rõ ràng, màu sắc trầm hoặc tạo cảm giác mạnh mẽ là lựa chọn tốt nhất.
Biết cách viết CV là cả một nghệ thuật khởi đầu để làm nổi bật bản thân và chinh phục nhà tuyển dụng, nắm lấy tấm vế vào vòng trong. Qua bài viết này, 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp thêm đến bạn những thông tin hữu ích về cách viết CV cho thực tập sinh thật thu hút . Hy vọng qua đó, bạn có thể hiểu rõ và áp dụng hiệu quả!
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại1900.com.vn:
Phỏng vấn chính là buổi trao đổi có mục đích giữa ứng viên và nhà tuyển dụng với mục đích để HR khai thác thông tin từ ứng viên, cũng mang lại cơ hội để ứng viên hiểu rõ hơn về nhà tuyển dụng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những thông tin về kỹ năng phỏng vấn nhé!
Theo thống kê của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, có hàng trăm công ty kiểm toán độc lập đang cần tuyển dụng nhân sự cho vị trí kiểm toán viên. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về chứng chỉ CPA rất quan trọng với ngành kiểm toán nhé !
Ngành truyền thông rất rộng lớn và là một ngành học đa dạng, có tính ứng dụng thực tế cao. 1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết về ngành truyền thông giúp bạn nắm vững kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích trong công việc.