Resume là gì? Phân biệt CV và Resume

Resume là gì? Đây có phải là cách gọi khác của CV (Curriculum Vitae) hay không? Chắc hẳn sẽ là thắc mắc của nhiều bạn khi bắt tay vào làm hồ sơ xin việc. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm đi tìm hiểu rõ hơn về Resume và xem nó khác gì so với CV nhé !

1. Khái niệm Resume

Resume là một bản tóm tắt về trình độ chuyên môn, những kỹ năng và phẩm chất trong công việc của bạn. Những thông tin mà bạn cung cấp cho nhà tuyển dụng sẽ giúp họ xác định được ứng viên phù hợp cho công việc mà họ đang tìm kiếm và sẽ quyết định bạn được vào vòng phỏng vấn trực tiếp hay không. Loại tài liệu này chỉ tập trung liệt kệ khả năng hoàn thành công việc, quá trình học tập, người giới thiệu… của bạn.

Để gây được ấn tượng đầu tiên, thông tin trong bộ hồ sơ xin việc cần được viết rõ ràng, súc tích, gọn gàng và có hệ thống với những nội dung liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.

KỸ NĂNG MỀM - NHỮNG KỸ NĂNG BẮT BUỘC ĐỂ THÀNH CÔNG - 02

2. Phân biệt giữa Resume và CV

Độ dài

Đối với CV, dựa theo cách dịch cụm từ này ra tiếng Anh thì chúng ta có thể hiểu đây là một tài liệu chi tiết tổng hợp mọi sự kiện quan trọng xảy ra trong cuộc đời của mỗi người. Vì lý do này nên độ dài của CV… không xác định. Nếu bạn học lên càng cao, càng trải qua nhiều công việc và càng có nhiều thành tựu thì CV của bạn sẽ càng dài. CV của một sinh viên mới tốt nghiệp thông thường có thể dài từ 2 đến 3 trang nhưng CV của một nhà nghiên cứu lâu năm có thể dài lên đến 10 trang hoặc hơn.

Khác với CV, Resume là bản tóm tắt ngắn gọn học vấn và kỹ năng của bạn. Chính vì vậy nên độ dài của nó càng ngắn càng tốt, lý tưởng nhất là từ 1 đến 2 trang là đủ. Bạn không nên liệt kê tất cả mọi thứ bạn đã trải qua trong Resume mà chỉ lọc ra những thành tích hoặc thành tựu có liên quan và nổi bật nhất của mình.

Mục đích

CV thường được dùng để nộp hồ sơ cho các học bổng du học, những khóa tu nghiệp sinh/ nghiên cứu sinh hoặc các vị trí giảng dạy tại trường đại học. Ban tuyển sinh của các loại hình này thường đánh giá ứng viên dựa trên một quá trình dài nên họ mới yêu cầu bản hồ sơ lý lịch chi tiết như CV chứ không phải ngắn gọn như Resume. Thông thường qua thời gian, bạn sẽ chỉ cần thêm những mục mới vào CV chứ không cần phải bỏ mục cũ nào.

Ngược lại, Resume lại thường được dùng để nộp hồ sơ xin việc. Chính vì vậy nên bạn không thể liệt kê tất tần tật những thứ không liên quan đến vị trí bạn đang muốn ứng tuyển vào Resume. Tùy vào từng vị trí khác nhau, bạn sẽ phải tự điều chỉnh Resume của mình như thêm mục này và bớt mục kia để nội dung của Resume bật lên được bạn là người phù hợp với vị trí công việc này nhất.

Cách trình bày

CV có thể được xem là "lịch sử cá nhân" của mỗi người nên cách trình bày cũng phải theo thứ tự thời gian. Trình tự trình bày của các mục thường không đổi như sau: thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm nghiên cứu, giải thưởng hoặc học bổng, thành viên của tổ chức nào, các hoạt động cộng đồng, thông tin liên lạc của người bảo đảm (references),… Bố cục của CV không cần thiết phải có sự sáng tạo.

Ngược lại, bố cục Resume có thể tùy biến dựa vào mục đích và yêu cầu của thông tin tuyển dụng. Thông thường chúng ta nên đặt mục kinh nghiệm làm việc lên đầu còn lịch sử học vấn ở cuối vì các nhà tuyển dụng thường quan tâm đến kinh nghiệm của ứng viên hơn cả. Thậm chí bạn còn có thể tự thiết kế Resume của mình theo một bố cục hoàn toàn mới mà không cần phải trình bày đơn điệu trên Word. Đối với những người muốn tìm việc trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật thì họ sẽ phải tự thiết kế cho mình một Resume riêng để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Vai trò ở các quốc gia khác nhau

Mặc dù trên lý thuyết CV và Resume có mục đích khác nhau nhưng tại nhiều nơi trên thế giới, CV vẫn có thể được dùng để nộp hồ sơ xin việc và Resume vẫn có thể là tài liệu để xin học bổng. Nhưng nhìn chung thì CV thường được dùng để xin học bổng lẫn xin việc tại Vương quốc Anh, Ireland và New Zealand. 

Trong khi đó, Resume thường được dùng để nộp hồ sơ xin việc tại Mỹ và Canada. Người Mỹ và Canada chỉ dùng CV để nộp hồ sơ xin học bổng hoặc xin việc ở nước ngoài. Một số quốc gia nhất định như Úc, Ấn Độ, Nam Phi đều chấp nhận CV và Resume cho cả hai mục đích.

Đọc Thêm: Ikigai là gì? 3 bước để áp dụng ikigai vào công việc

3. Các quy tắc cần tuân thủ khi viết Resume

Nội dung ngắn gọn, xúc tích

Nên chỉ vừa vặn trong một trang giấy (tối đa là trang thứ 2). Bạn ưu tiên liệt kê các thông tin quan trọng trong trang đầu tiên. Ví dụ khi bạn liệt kê các nơi đã từng làm việc thì bạn nên ưu tiên nơi bạn làm nhân viên chính thức, chỗ làm uy tín…

Trình bày hút mắt nhà tuyển dụng

sẽ giúp thu hút ngay từ cái nhìn đầu tiên của nhà tuyển dụng. Bạn có thể in đậm hoặc tô nghiêng các ý quan trọng mà bạn muốn nhấn mạnh, tuy nhiên tránh lạm dụng quá mức vì như thế sẽ gây cảm giác nhiều chữ, làm hoa mắt người đọc. Ngoài ra, chữ viết cũng phải ngay hàng thẳng lối bạn nhé.

Tránh lỗi câu, chính tả

Hãy chú ý văn phạm và lỗi chính tả. Bạn nên kiểm tra 2 – 3 lần để chắc chắn là không có một lỗi chính tả nào; nên sử dụng từ ngữ trong sáng, dễ hiểu; tránh những từ viết tắt, không dùng tiếng lóng và cần phân biệt giữa từ chỉ người và từ chỉ vật… Nếu bạn viết bằng tiếng Anh thì nên cẩn thận kiểm tra lại cả cấu trúc câu. (Một mẹo dành cho bạn, đó là bạn có thể nhờ một người khác đọc thử trước khi gửi).

Nêu bật thế mạnh của bản thân

Khi trình bày thông tin, bạn nên nhấn mạnh về kinh nghiệm thực tế, những kỹ năng mềm trước. Bên cạnh đó, bạn hãy tóm tắt các điểm mạnh, thành tích, kinh nghiệm liên quan đến công việc đang ứng tuyển mà bạn có. Chúng không chỉ giúp hồ sơ của bạn ngắn gọn, xúc tích nhất mà còn là cách cung cấp thông tin trực diện đến những nhu cầu mà nhà tuyển dụng quan tâm, tìm kiếm.

4. Cấu trúc đầy đủ của một bản Resume hoàn chỉnh

Tiêu đề (Header)

Thông tin phải bao gồm tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, địa chỉ email, đường link các trang mạng xã hội chuyên nghiệp (như Linked In, Facebook…) nếu muốn đề cập.

Tóm tắt (Summary) hoặc Mục tiêu nghề nghiệp (Objective)

Một đoạn tường thuật/trình bày ngắn cung cấp cho nhà tuyển dụng cái nhìn tổng quan hoặc ý tưởng về tính cách, mục tiêu, lý tưởng trong nghề nghệ và những đóng góp tiềm năng của bạn cho công ty.
Kinh nghiệm làm việc (Work Experience)

Như đã đề cập, hãy sử dụng trình tự thời gian ngược để trình bày lí lịch. Bắt đầu từ công việc hiện tại hoặc ưu tiên cho công việc gần đây nhất rồi kể ngược về trước. Nhưng nếu lịch sử công việc của bạn có nhiều “khoảng lặng” hoặc gián đoạn thì hãy chuyển sang dùng định dạng chức năng. Nếu bạn đang nhắm đến mục tiêu chuyển ngành nghề thì nên cân nhắc định dạng kết hợp để có kết quả tốt nhất.

Thành tựu giáo dục (Education Attainment) 

Một lần nữa, định dạng thời gian ngược sẽ hoạt động tốt nhất. Hãy nêu bật những kết quả, thành tích, chứng nhận và bằng khen nhận được trong quá trình học tập và đào tạo từ các cấp cao hơn.
Kỹ năng và khả năng (Skill & Abillities): Hãy xác định và thể hiện các kỹ năng và khả năng của bạn có liên quan đến công việc.

Mối quan tâm và sở thích (Interests & Hobbies)

Một đoạn tóm tắt về cuộc sống của bạn bên ngoài công việc. Trình bày sở thích một cách khéo léo với các chi tiết phù hợp có thể giúp bạn chứng minh rằng mình phù hợp với văn hoá của tổ chức.

Khi viết Resume, hãy chắc rằng bạn đang sử dụng chính xác các từ khoá và cụm câu từ thích hợp. Cách đơn giản để xác định các từ khoá là dựa vào nội dung tin tuyển dụng hoặc truy cập trang web công ty.

Resume sẽ giúp bạn tạo ra bản hồ sơ xin việc phù hợp với mục tiêu tìm việc của mình gây ấn tượng đối với nhà tuyến dụng nếu bạn biết cách sử dụng nó.Qua bài viết 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích vể Resume. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Resume và áp dụng hiệu quả!

Đọc Thêm:

Ikigai là gì? 3 bước để áp dụng ikigai vào công việc

UI UX là gì? Công việc của một UI/UX designer

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh Content Marketing

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh Marketing

Mức lương của thực tập sinh Marketing là bao nhiêu?

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!