Công việc của Thực Tập Sinh là gì?

Thực tập sinh là người tham gia làm việc thực tế tại các doanh nghiệp để học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm về ngành nghề mà mình đã được đào tạo tại trường lớp. Thực tập sinh thường là vị trí dành cho những bạn sinh viên mới tốt nghiệp hoặc những bạn đang là sinh viên năm cuối. Công việc chính ở vị trí này là sẽ hỗ trợ công việc khác nhau cho công ty tùy vào từng vị trí và theo sự hướng dẫn của doanh nghiệp. Tuy không phải là công việc chính thức nhưng là cơ hội để các bạn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp nhằm tích lũy kinh nghiệm. Đây cũng là môi trường mang tính cạnh tranh cao đòi hỏi các ứng viên Thực tập sinh phải có nền tảng kiến thức vững chắc. Các vị trí Thực tập sinh phổ biến phải kể đến như Thực tập sinh tuyển dụng, Thực tập sinh marketing, Thực tập sinh chăm sóc khách hàng,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự. 

Mô tả công việc Thực tập sinh

Thực tập sinh sẽ làm những công việc khác nhau tùy vào lĩnh vực và quy mô của tổ chức. Nhìn chung, công việc của một TTS sẽ bắt đầu từ những việc cơ bản. Những công việc này mang tính chất tiếp cận và làm quen với công việc chính thức. Trong thời gian thực tập, bạn cũng phải tìm hiểu về doanh nghiệp. Ví dụ các thông tin như: quy mô; lĩnh vực hoạt động; cơ cấu tổ chức; chức năng nhiệm vụ các phòng ban… 

Hỗ trợ các công việc giấy tờ

Vì là những thực tập sinh nên lúc này kinh nghiệm của họ không nhiều, chủ yếu được phân công đảm nhiệm các công tác liên quan đến hành chính, giấy tờ, văn bản,... Ngoài ra, Thực tập sinh cũng có thể phụ trách cập nhật, theo dõi dữ liệu hay hỗ trợ xử lý các đầu việc cơ bản, lập các báo cáo và tham gia vào các hoạt động kiểm tra, đối chiếu,...

Tài liệu VietJack

Hỗ trợ các dự án

Tuy không thể trực tiếp tham gia vào các dự án lớn nhưng Thực tập sinh vẫn có thể hỗ trợ các công tác vòng ngoài như thu thập số liệu, phân tích dữ liệu cho các dự án; tham gia xây dựng các báo cáo, thuyết trình cho các dự án hay hỗ trợ thực hiện các công việc theo hướng dẫn của chuyên viên,...

Hỗ trợ khách hàng

Dưới sự hướng dẫn của các chuyên viên có kinh nghiệm, Thực tập sinh cũng có thể hỗ trợ tư vấn cho khách hàng về những vấn đề cơ bản liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của công ty hay các thủ tục giấy tờ liên quan. Bên cạnh đó, họ cũng có thể hỗ trợ khách hàng trong phạm vi khả năng của mình. 

Bằng cấp Không yêu cầu
Công việc/Cuộc sống
3,6 ★
Khoảng lương năm 39 - 65 M
Cơ hội nghề nghiệp
3,7 ★
Số năm kinh nghiệm 0 - 1 năm

Thực Tập Sinh có mức lương bao nhiêu?

39 - 65 triệu /năm
Tổng lương
36 - 60 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
3 - 5 triệu
/năm

Lương bổ sung

39 - 65 triệu

/năm
39 M
65 M
13 M 156 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Thực Tập Sinh

Tìm hiểu cách trở thành Thực Tập Sinh, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Thực Tập Sinh
39 - 65 triệu/năm
Nhân viên
91 - 130 triệu/năm
Quản lý
216 - 195 triệu/năm
Thực Tập Sinh

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
82%
2 - 4
18%
5 - 7
0%
8+
0%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thực Tập Sinh?

Yêu cầu tuyển dụng của Thực tập sinh

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn

  • Bằng cấp: Là sinh viên mới ra trường hoặc năm 3, năm 4 đang theo học tại các trường Đại học/Cao đẳng các ngành liên quan đến lĩnh vực mà mình thực tập.
  • Kiến thức chuyên môn: Thực tập sinh tài chính phải có kiến thức chuyên môn cơ bản về lĩnh vực mà mình muốn thực tập. Họ cũng phải là những người có khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá,... các vấn đề liên quan đến chuyên môn ngành học của mình. 

Tài liệu VietJackYêu cầu về kỹ năng 

  • Kỹ năng giao tiếp: Thực tập sinh là một công việc đặc thù với nhiệm vụ học hỏi, trao đổi nhiều với người hướng dẫn. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn trong quá trình học tập kinh nghiệm từ các chuyên viên giàu kinh nghiệm hơn. 
  • Kỹ năng phân tích, đánh giá: Công việc của Thực tập sinh sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ liên quan đến lĩnh vực của mình. Chính vì thế kỹ năng phân tích và đánh giá là vô cùng quan trọng đối, giúp họ nhạy bén hơn trước những vấn đề, những công việc trong tương lai. 
  • Kỹ năng lắng nghe: Là một "tay mơ" nên Thực tập sinh phải luôn trong trạng thái biết lắng nghe và sẵn sàng học hỏi. Lắng nghe sẽ giúp học tiếp thu những thông tin, học hỏi những kinh nghiệm từ những nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm hay lãnh đạo. Giúp làm vững chắc hơn kiến thức chuyên môn của mình.

Các yêu cầu khác

  • Có các kỹ năng tin học văn phòng như Word, Excel, Power Point,...
  • Biết sử dụng các công cụ hỗ trợ trong lĩnh vực của mình
  • Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác

Lộ trình nghề nghiệp của Thực tập sinh

Kinh nghiệm Vị trí Mức lương
0 - 1 năm Thực tập sinh 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
1 - 3 năm Nhân viên 5.000.000 - 10.000.000 đồng/tháng
3 - 7 năm Quản lý 15.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng

Mức lương trung bình của Thực tập sinh và các ngành liên quan:

1. Thực tập sinh

Mức lương: 2 - 4 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm 

Vị trí thực tập sinh là một bước đầu trong sự nghiệp, nơi bạn có cơ hội học hỏi và làm quen với công việc trong lĩnh vực tương lai mà mình muốn theo đuổi. Thực tập sinh thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ các công việc hành chính cơ bản và học hỏi từ những người giàu kinh nghiệm trong công ty.

>> Đánh giá: Thực tập sinh là vị trí dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực của mình trong tương lai và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì đây là vị trí cơ bản nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức.

>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh mới cập nhật

2. Nhân viên

Mức lương: 5 - 10 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm 

Nhân viên là người được tuyển dụng thông qua nhiều hình thức khác nhau bởi người có nhu cầu sử dụng lực lượng lao động để thực hiện một công việc gì đó mang tính chất đặc thù. Vì thế, có thể hiểu nhân viên chính là người lao động.

>> Đánh giá: Nhân viên đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của một công ty hay doanh nghiệp. Họ không chỉ là người lao động thực hiện các công việc được phân công mà còn có tác động đến tổ chức và hoạt động của công ty, giúp cho công ty hoạt động hiệu quả hơn. Nhân viên đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh, quản lý và phát triển của công ty diễn ra thuận lợi và ổn định. 

>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên mới cập nhật

3. Quản lý

Mức lương: 15 - 30 triệu/ tháng 

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 7 năm 

Quản lý là người giám sát giám sát các thành viên trong nhóm trong một bộ phận nhất định để đảm bảo bộ phận đó hoạt động hiệu quả. Nhiệm vụ chính của họ bao gồm tuyển dụng và đào tạo nhân viên, tạo và thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

>> Đánh giá: Người quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lãnh đạo, hướng dẫn và động viên nhân viên. Họ phải tạo ra một môi trường làm việc tích cực, định hướng cho nhân viên và thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Chức năng lãnh đạo cũng bao gồm việc đặt ra mục tiêu, định hình giá trị và văn hóa tổ chức, định rõ hướng đi chiến lược của công ty.

>> Xem thêm: Việc làm Quản lý mới cập nhật

5 bước giúp Thực tập sinh thăng tiến nhanh trong công việc

Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm

Là một Thực tập sinh dù ở bất kỳ lĩnh vực, khả năng chuyên môn là điều vô cùng cần thiết. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức vững chắc, bạn cơ sở, nền tảng để hoàn thành các công việc được giao phó từ người hướng dẫn. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn, cụ thể hơn là được giữ lại và trở thành nhân viên chính thức sau khi kết thúc kỳ thực tập. 

Trau dồi kỹ năng giao tiếp

Đặc thù công việc của Thực tập sinh là phải học hỏi từ các nhân viên chính thức có nhiều năm kinh nghiệm và các nhà lãnh đạo. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp là điều vô cùng cần thiết giúp bạn trao đổi, đặt câu hỏi với người có kinh nghiệm hơn để tìm về những bài học thực tiễn quý giá cho bản thân mình. Giao tiếp tốt cũng giúp Thực tập sinh xây dựng được nhiều mối quan hệ. Có nhiều mối quan hệ và khách hàng thân thiết sẽ là một lợi thế rất lớn trên con đường thăng tiến của Thực tập sinh. 

Có khả năng phân tích, đánh giá 

Công việc của Thực tập sinh sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ liên quan. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. Bạn nên thường xuyên xem xét và phân tích những biểu đồ, số liệu để nâng cao khả năng phân tích của mình.

Kỹ năng lắng nghe

Nếu muốn thành công và được khách hàng, lãnh đạo ghi nhớ, ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, bạn cũng nên lắng nghe quan điểm, ý kiến của khách hàng. Khi bạn lắng nghe, bạn được nhiều hơn mất. Biết đâu những điều mà khách hàng, lãnh đạo nói sẽ cho bạn một góc nhìn mới về vấn đề nào đó. Lắng nghe ngoài việc giúp bạn thấu hiểu khách hàng còn giúp Thực tập sinh nắm bắt suy nghĩ và yêu cầu của lãnh đạo, từ đó giúp cho việc thăng tiến thuận lợi hơn.

Đạo đức nghề nghiệp 

Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp. 

>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh Truyền thông mới nhất

>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh Cung ứng hiện nay

>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh kinh doanh đang tuyển dụng

Đánh giá, chia sẻ về Thực Tập Sinh

Các Thực Tập Sinh chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Thực Tập Sinh

Hỏi technical related tới project mình sẽ join, có hỏi thêm 1 số bài toán để xem problem-solving của anh em. - Java Core- Spring- OOP- Alogirthm- Relational database- 1 số thứ về html, css, js (cái này tùy người pv)- 1 số câu check IQ, problem-solving
3.7 ★
ELCA Informatique
Thực Tập Sinh
Q: Hỏi technical related tới project mình sẽ join, có hỏi thêm 1 số bài toán để xem problem-solving của anh em. - Java Core- Spring- OOP- Alogirthm- Relational database- 1 số thứ về html, css, js (cái này tùy người pv)- 1 số câu check IQ, problem-solving
29/03/2024
Không có câu hỏi nào thêm cả.
3.3 ★
Oxfam
Thực Tập Sinh
Q: Không có câu hỏi nào thêm cả.
26/11/2023
Hỏi tiếng anh và test IQ.
3.3 ★
TMA Solutions
Thực Tập Sinh
Q: Hỏi tiếng anh và test IQ.
26/11/2023
Không có phần câu hỏi thêm nào.
4.8 ★
NGƯỜI BẠN VÀNG
Thực Tập Sinh
Q: Không có phần câu hỏi thêm nào.
26/11/2023

Câu hỏi thường gặp về Thực Tập Sinh

Công việc chính của Thực tập sinh là sẽ hỗ trợ công việc khác nhau cho công ty tùy vào từng vị trí và theo sự hướng dẫn của doanh nghiệp.

Mức lương trung bình của Thực tập sinh ở Việt Nam dao động từ khoảng 3 - 5 triệu đồng/ tháng. 

Một số câu hỏi phỏng vấn Thực tập sinh thường gặp:

  • Có thể kể cho chúng tôi biết về kinh nghiệm làm việc của bạn trong lĩnh vực văn phòng và cách bạn đã đóng góp cho tổ chức trước đây?
  • Bạn đã từng xử lý một tình huống khó khăn hoặc xung đột ở nơi làm việc trước đây không? Nếu có, bạn đã làm thế nào để giải quyết?
  • Kỹ năng giao tiếp là một phần quan trọng của Thực tập sinh. Bạn có thể chia sẻ một trường hợp khi bạn đã phải làm việc trong một nhóm hoặc tương tác với khách hàng hoặc đối tác không?
  • Làm thế nào bạn quản lý thời gian và ưu tiên công việc để đảm bảo bạn hoàn thành các nhiệm vụ đúng hạn?

Lộ trình thăng tiến của Thực tập sinh bao gồm các vị trí sau:

  • Thực tập sinh
  • Nhân viên
  • Trưởng nhóm
  • Trưởng phòng
  • Senior Manager
  • Phó giám đốc
  • Giám đốc miền
  • Giám đốc vùng
  • Giám đốc chi nhánh
  • Giám đốc trung tâm

Đánh giá (review) của công việc Thực tập sinh được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc.

Bài viết xem nhiều