Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thực Tập Sinh?
Thực tập sinh là người tham gia làm việc thực tế tại các doanh nghiệp để học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm về ngành nghề mà mình đã được đào tạo tại trường lớp. Thực tập sinh thường là vị trí dành cho những bạn sinh viên mới tốt nghiệp hoặc những bạn đang là sinh viên năm cuối. Công việc chính ở vị trí này là sẽ hỗ trợ công việc khác nhau cho công ty tùy vào từng vị trí và theo sự hướng dẫn của doanh nghiệp. Các vị trí Thực tập sinh phổ biến phải kể đến như Thực tập sinh tuyển dụng, Thực tập sinh marketing, Thực tập sinh chăm sóc khách hàng,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.
Lộ trình nghề nghiệp của Thực tập sinh
Số năm kinh nghiệm |
0 - 1 năm |
1 - 3 năm |
3 - 7 năm |
Vị trí |
Thực tập sinh |
Nhân viên |
Quản lý |
Mức lương trung bình của Thực tập sinh và các ngành liên quan:
- Thực tập sinh kế toán: 3.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng
- Thực tập sinh kinh doanh quốc tế: 2.000.000 - 4.000.000 đồng/tháng
1. Thực tập sinh
Mức lương: 2 - 4 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 0 - 1 năm
Vị trí thực tập sinh là một bước đầu trong sự nghiệp, nơi bạn có cơ hội học hỏi và làm quen với công việc trong lĩnh vực tương lai mà mình muốn theo đuổi. Thực tập sinh thường được giao nhiệm vụ hỗ trợ các công việc hành chính cơ bản và học hỏi từ những người giàu kinh nghiệm trong công ty.
>> Đánh giá: Thực tập sinh là vị trí dành cho sinh viên hoặc người mới bắt đầu muốn tìm hiểu về lĩnh vực của mình trong tương lai và trau dồi kinh nghiệm thực tế trong môi trường làm việc chuyên nghiệp. Vì đây là vị trí cơ bản nên mức lương cho vị trí này không cao, nhưng nguồn nhân lực thì lại vô cùng dồi dào cũng khá cạnh tranh để có thể trở thành Nhân viên chính thức.
>> Xem thêm: Việc làm Thực tập sinh mới cập nhật
2. Nhân viên
Mức lương: 5 - 10 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm
Nhân viên là người được tuyển dụng thông qua nhiều hình thức khác nhau bởi người có nhu cầu sử dụng lực lượng lao động để thực hiện một công việc gì đó mang tính chất đặc thù. Vì thế, có thể hiểu nhân viên chính là người lao động.
>> Đánh giá: Nhân viên đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của một công ty hay doanh nghiệp. Họ không chỉ là người lao động thực hiện các công việc được phân công mà còn có tác động đến tổ chức và hoạt động của công ty, giúp cho công ty hoạt động hiệu quả hơn. Nhân viên đảm bảo việc sản xuất, kinh doanh, quản lý và phát triển của công ty diễn ra thuận lợi và ổn định.
>> Xem thêm: Việc làm Nhân viên mới cập nhật
3. Quản lý
Mức lương: 15 - 30 triệu/ tháng
Kinh nghiệm làm việc: 3 - 7 năm
Quản lý là người giám sát giám sát các thành viên trong nhóm trong một bộ phận nhất định để đảm bảo bộ phận đó hoạt động hiệu quả. Nhiệm vụ chính của họ bao gồm tuyển dụng và đào tạo nhân viên, tạo và thực hiện các chiến lược kinh doanh cũng như phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.
>> Đánh giá: Người quản lý đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lãnh đạo, hướng dẫn và động viên nhân viên. Họ phải tạo ra một môi trường làm việc tích cực, định hướng cho nhân viên và thúc đẩy sự phát triển cá nhân. Chức năng lãnh đạo cũng bao gồm việc đặt ra mục tiêu, định hình giá trị và văn hóa tổ chức, định rõ hướng đi chiến lược của công ty.
>> Xem thêm: Việc làm Quản lý mới cập nhật
5 bước giúp Thực tập sinh thăng tiến nhanh trong công việc
Nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm
Là một Thực tập sinh dù ở bất kỳ lĩnh vực, khả năng chuyên môn là điều vô cùng cần thiết. Chỉ khi có chuyên môn và kiến thức vững chắc, bạn cơ sở, nền tảng để hoàn thành các công việc được giao phó từ người hướng dẫn. Đạt được nhiều thành tựu cũng chính là chìa khóa dẫn đến cơ hội thăng tiến cao hơn, cụ thể hơn là được giữ lại và trở thành nhân viên chính thức sau khi kết thúc kỳ thực tập.
Trau dồi kỹ năng giao tiếp
Đặc thù công việc của Thực tập sinh là phải học hỏi từ các nhân viên chính thức có nhiều năm kinh nghiệm và các nhà lãnh đạo. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp là điều vô cùng cần thiết giúp bạn trao đổi, đặt câu hỏi với người có kinh nghiệm hơn để tìm về những bài học thực tiễn quý giá cho bản thân mình. Giao tiếp tốt cũng giúp Thực tập sinh xây dựng được nhiều mối quan hệ. Có nhiều mối quan hệ và khách hàng thân thiết sẽ là một lợi thế rất lớn trên con đường thăng tiến của Thực tập sinh.
Có khả năng phân tích, đánh giá
Công việc của Thực tập sinh sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ liên quan. Khả năng này thông thường sẽ được rèn luyện ở giảng đường đại học với những bài tập thực tế. Tuy nhiên, để lượng kiến thức mà bạn học được trở nên có ý nghĩa thì hãy học cách ứng dụng nó vào công việc của mình. Bạn nên thường xuyên xem xét và phân tích những biểu đồ, số liệu để nâng cao khả năng phân tích của mình.
Kỹ năng lắng nghe
Nếu muốn thành công và được khách hàng, lãnh đạo ghi nhớ, ngoài việc đưa ra những ý kiến và nhận định của bản thân, bạn cũng nên lắng nghe quan điểm, ý kiến của khách hàng. Khi bạn lắng nghe, bạn được nhiều hơn mất. Biết đâu những điều mà khách hàng, lãnh đạo nói sẽ cho bạn một góc nhìn mới về vấn đề nào đó. Lắng nghe ngoài việc giúp bạn thấu hiểu khách hàng còn giúp Thực tập sinh nắm bắt suy nghĩ và yêu cầu của lãnh đạo, từ đó giúp cho việc thăng tiến thuận lợi hơn.
Đạo đức nghề nghiệp
Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp.
Yêu cầu tuyển dụng của Thực tập sinh
Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn
- Bằng cấp: Là sinh viên mới ra trường hoặc năm 3, năm 4 đang theo học tại các trường Đại học/Cao đẳng các ngành liên quan đến lĩnh vực mà mình thực tập.
- Kiến thức chuyên môn: Thực tập sinh tài chính phải có kiến thức chuyên môn cơ bản về lĩnh vực mà mình muốn thực tập. Họ cũng phải là những người có khả năng phân tích dữ liệu, đánh giá,... các vấn đề liên quan đến chuyên môn ngành học của mình.
Yêu cầu về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Thực tập sinh là một công việc đặc thù với nhiệm vụ học hỏi, trao đổi nhiều với người hướng dẫn. Do đó, giao tiếp chính là chìa khóa giúp bạn tự tin hơn trong quá trình học tập kinh nghiệm từ các chuyên viên giàu kinh nghiệm hơn.
- Kỹ năng phân tích, đánh giá: Công việc của Thực tập sinh sẽ không tránh khỏi việc phải phân tích và đánh giá các số liệu, biểu đồ liên quan đến lĩnh vực của mình. Chính vì thế kỹ năng phân tích và đánh giá là vô cùng quan trọng đối, giúp họ nhạy bén hơn trước những vấn đề, những công việc trong tương lai.
- Kỹ năng lắng nghe: Là một "tay mơ" nên Thực tập sinh phải luôn trong trạng thái biết lắng nghe và sẵn sàng học hỏi. Lắng nghe sẽ giúp học tiếp thu những thông tin, học hỏi những kinh nghiệm từ những nhân viên có nhiều năm kinh nghiệm hay lãnh đạo. Giúp làm vững chắc hơn kiến thức chuyên môn của mình.
Các yêu cầu khác
- Có các kỹ năng tin học văn phòng như Word, Excel, Power Point,...
- Biết sử dụng các công cụ hỗ trợ trong lĩnh vực của mình
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh cơ bản hoặc các ngôn ngữ khác
Các trường đào tạo Thực tập sinh tốt nhất Việt Nam hiện nay?
Bất kỳ ai cũng có thể trở thành Thực tập sinh, vì đây là vị trí bắt buộc phải trải qua khi muốn trở thành nhân viên chính thức của một công ty. Dưới đây là một số trường đại học hàng đầu Việt Nam hiện nay:
- Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đại học Quốc gia TP. HCM.
- Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM.
- Đại học Quốc gia Đà Nẵng.
- Đại học Ngoại thương.
- Đại học Tài chính - Marketing.
- Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
- Học viện Hành chính Quốc gia.
Mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có những chương trình đào tạo khác nhau, chia thành chuyên ngành riêng hoặc đào tạo chung. Tùy vào định hướng nghề nghiệp, việc làm sau này mà bạn sẽ lựa chọn cho mình chuyên ngành phù hợp nhất.
Nghề nghiệp liên quan
Dưới đây là những nghề nghiệp liên quan với các kỹ năng của Thực Tập Sinh. Khám phá một số quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của Thực Tập Sinh phổ biến nhất, cùng với các kỹ năng tương đương.