1. Người tham chiếu trong CV là gì?
Người tham chiếu trong CV có thể hiểu đơn giản là đồng nghiệp cũ, cấp trên tại công ty cũ có thể là trưởng phòng bộ phận, quản lý, phó giám đốc hay giám đốc… Nói chung là, những người từng làm việc, cộng tác trong các kế hoạch, dự án nào đó với bạn trong một khoảng thời gian nhất định.
Đây là những người mà trong thời gian trước đây, sự nỗ lực làm việc của bạn được họ chứng kiến, ghi nhận để giờ đây họ trở thành “người bảo lãnh” năng lực cho bạn trong môi trường làm việc mới.
Mục người tham chiếu thường sẽ được đặt ở phần cuối của CV sau khi bạn đã trình bày hết thông tin về năng lực để nhà tuyển dụng say khi xem xét xong hết tiêu chí sẽ quay lại quyết định bằng việc đối chiếu cùng người tham chiếu.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Cách chọn người tham chiếu trong CV
Tiêu chuẩn chọn người tham chiếu
Người tham chiếu là những người hiểu rõ năng lực của bạn bằng chuyên môn nên để “bảo lãnh” được năng lực của bạn thì người đó cũng phải có năng lực tốt, kỹ năng chuyên môn sâu rộng. Bạn nên lựa chọn để đáp ứng được những tiêu chuẩn sau:
- Ưu tiên hơn có thâm niên làm việc nhiều năm: có trình độ chuyên môn tốt. Tiêu chí này khiến nhà tuyển dụng tin tưởng hơn qua những thông tin được họ xác minh.
- Nhờ người quen biết: Nên nhờ những người đồng nghiệp trước đây đã từng làm việc với bạn, hiểu rõ năng lực và cách làm việc của bạn, đồng thời họ cũng phải là người có năng lực để thông tin xác minh được tin tưởng hơn.
- Người có kĩ năng tốt: Người có kỹ năng giao tiếp tốt, văn phong tao nhã, phát ngôn rõ ràng đồng thời đáp ứng được hai yêu cầu trên, là người mà bạn không thể bỏ qua, nên xin thông tin và nhờ cậy tới sự giúp đỡ của họ.
Xin phép người tham chiếu trước khi điền vào CV
Để tránh gây phiền nhiễu cho người tham chiếu, đồng thời thể hiện sự tôn trọng từ họ, hãy đảm bảo nhận được sự đồng ý trước khi điền thông tin của họ vào CV của bạn. Bạn có thể liên hệ trước với đối tượng bạn nhờ tham chiếu để xin phép họ, điều này giúp bạn yên tâm hơn, người tham chiếu cũng cảm thấy sẵn sàng và thoải mái trả lời khi nhà tuyển dụng gọi tới.
Nên có buổi nói chuyện trước với người tham chiếu
Nếu họ sẵn lòng đồng ý giúp đỡ bạn, bạn nên có một buổi nói chuyện trước với người tham chiếu, nhằm trao đổi trước một số thông tin của bản thân để đảm bảo rằng đối phương hiểu rõ hơn về năng lực, đạo đức của bạn. Giúp kết nối và tạo điều kiện cho hai bên tiết kiệm thời gian trao đổi thông tin hơn.
Đọc thêm: Công việc Lead trong marketing là gì? Lộ trình trở thành Leader
3. Nhà tuyển dụng tìm hiểu gì từ người tham chiếu
Xác minh thông tin cung cấp trong CV
Chắc chắn khi bắt đầu, Nhà tuyển dụng sẽ hỏi về nhiệm vụ, chức năng của bạn đã cung cấp trong CV có chính xác hay không. Vừa để xác minh sự trung thực, vừa muốn xem khối lượng công việc trước đây của bạn, để dựa vào đó xem xét công việc đó có phù hợp với môi trường mới hay không. Đồng thời, qua cách trả lời của người tham chiếu nhà tuyển dụng có thể biết được ứng viên đó có thật sự đáng tin cậy hay không.
Tìm hiểu về năng lực làm việc của ứng viên
Thông qua câu hỏi này nhà tuyển dụng sẽ nắm bắt được KPI của bạn, dựa theo KPI mà người tham chiếu đưa ra nhà tuyển dụng cũng biết được đây có phải là một ứng viên có năng lực hay không? Nếu trong CV có một số thành tích bạn liệt kê thì lúc này cũng là lúc nhà tuyển dụng muốn xác nhận lại thông tin, xem những gì ứng viên đưa ra có chính xác hay không? Nếu được người tham chiếu công nhận, nhà tuyển dụng được yên tâm hơn khi đưa ra quyết định tuyển dụng bạn về công ty.
Tìm hiểu về mối quan hệ giữa ứng viên với đồng nghiệp cũ
Sau khi xác nhận về chuyên môn, nhà tuyển dụng tiếp tục xem xét đến kỹ năng, đặc biệt là kỹ năng phối hợp làm việc với đồng nghiệp, hay còn được gọi là kỹ năng làm việc nhóm. Kỹ năng này được quan tâm hàng đầu vì khi làm việc, công việc thường sẽ phải cần tới sự kết hợp giữa nhiều nhân viên. Vậy nên sự phối hợp và kỹ năng làm việc nhóm trong công việc là vô cùng cần thiết.
Tìm hiểu về đạo đức, kỷ luật khi làm việc của ứng viên
Chuyên môn và kỹ năng đã rõ, tiếp theo nhà tuyển dụng muốn tìm cho mình một ứng viên có thái độ tốt, kỷ luật và có trách nhiệm trong công việc. So với ứng viên có kinh nghiệm thì thái độ làm việc của ứng viên trong một số môi trường được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn.
Thái độ ứng viên có khiến người tham chiếu hài lòng
Với câu hỏi thái về thái độ làm việc của ứng viên trong công việc đôi khi nhà tuyển dụng sẽ nhận lại cái nhìn đa chiều từ người tham chiếu vì trước đây họ đã được chứng kiến ứng viên làm việc, đã trực tiếp giao việc cho ứng viên.
Đọc thêm: TOP những KOLs marketing về lĩnh vực ẩm thực
4. Những câu hỏi nhà tuyển dụng dành cho người tham chiếu
Vị trí công việc của ứng viên trước đó là gì ?
Mục đích của nhà tuyển dụng là để kiểm tra khối lượng công việc trước đây của ứng viên để đánh giá tính chất công việc đó có tương thích với vị trí doanh nghiệp đang tìm kiếm hay không. Người tham chiếu có thể liệt kê khối lượng công việc cụ thể của ứng viên theo ngày, tuần, tháng, năm.
Hiệu quả công việc của ứng viên như thế nào ?
Câu hỏi này giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được KPI của ứng viên và dựa vào đó để đánh giá sơ bộ về năng lực. Đồng thời, nhà tuyển dụng sẽ xác nhận tính chân thật về thành tích mà ứng viên liệt kê trong CV có chính xác không. Người tham chiếu nên liệt kê những con số thành tích mà ứng viên đã đạt được trong quá trình làm việc để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Kỹ năng làm việc nhóm của ứng viên như thế nào ?
Ngoài kiến thức chuyên môn, nhà tuyển dụng sẽ kiểm tra những kỹ năng cần thiết cho công việc như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian,…. Đối với câu hỏi về kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá ứng viên có thuộc tuýp người năng động và nhiệt huyết trong công việc hay không. Người tham chiếu nên cung cấp thông tin về sự nhiệt tình, hăng say làm việc và tinh thần tích cực sáng tạo của ứng viên trong quá trình làm việc. Đồng thời, nhà tuyển dụng có thể đưa ra một số hoạt động mà ứng viên tham gia tại công ty để ghi điểm trước mặt nhà tuyển dụng.
Ứng viên có chấp hành đầy đủ các quy định công ty không ?
Nhà tuyển dụng sẽ tìm hiểu thái độ, ý thức và tính kỷ luật của ứng viên trong công việc. Trong một vài trường hợp, một ứng viên tuy thiếu kinh nghiệm nhưng có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và tôn trọng những quy định của công ty sẽ được nhà tuyển dụng xem xét.
Bạn chưa hài lòng về ứng viên ở điểm nào ?
Đây là câu hỏi khó mà nhà tuyển dụng dành cho người tham chiếu, tuy nhiên nếu biết cách khéo léo trả lời sẽ giúp ghi điểm về cho ứng viên. Người tham chiếu có thể biến điểm yếu thành điểm mạnh như “Trong quá trình làm việc trước đây, tuy nhân viên A vẫn còn thiếu sót về khả năng xx nhưng bù lại rất ham học hỏi và tiếp thu nhanh.”
5. Những lưu ý khi chọn người tham chiếu vào CV
Khi lựa chọn người tham chiếu để viết vào CV, có một số điều cần lưu ý để đảm bảo rằng thông tin bạn cung cấp là chính xác và mang tính xác thực. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi chọn người tham chiếu để đưa vào CV:
- Liên quan đến vị trí công việc: Chọn những người tham chiếu có liên quan chặt chẽ đến vị trí công việc bạn đang ứng tuyển. Họ cần hiểu rõ về kỹ năng, kinh nghiệm và nhiệm vụ công việc mà bạn muốn thể hiện trong CV.
- Vị trí và cấp bậc: Chọn những người có vị trí càng cao càng tốt trong công ty hoặc tổ chức mà bạn đã làm việc. Những người có cấp bậc cao thường có cái nhìn rõ ràng hơn về khả năng và đóng góp của bạn.
- Mối quan hệ tốt: Chọn những người mà bạn có mối quan hệ tốt, họ biết về sự cống hiến và khả năng làm việc của bạn. Những người tham chiếu có thể cung cấp những ví dụ cụ thể về thành tích của bạn trong công việc.
- Xin ý kiến trước: Trước khi đưa tên người tham chiếu vào CV, hãy liên hệ với họ và xin ý kiến. Điều này đảm bảo rằng họ sẵn sàng và có thể cung cấp thông tin về bạn khi được nhà tuyển dụng liên hệ.
- Hỏi xin sự đồng ý: Nếu bạn quyết định sử dụng tên của người tham chiếu trong CV, hãy hỏi họ xem họ có thoải mái và đồng ý hay không. Sự đồng ý của họ là quan trọng để đảm bảo tính chính xác và đáng tin cậy của thông tin.
- Người có thể cung cấp thông tin chi tiết: Chọn những người tham chiếu có khả năng cung cấp thông tin chi tiết về công việc bạn đã làm, ví dụ về thành tựu và cách bạn đóng góp vào tổ chức.
- Không chọn người quá gần quá xa: Tránh chọn người tham chiếu quá gần với bạn như người thân hoặc bạn bè thân thiết, cũng như tránh chọn người mà bạn không có mối quan hệ thực sự. Lựa chọn cân đối giúp tạo ra một hình ảnh toàn diện về bạn.
Đọc thêm: Tổng hợp đầy đủ nhất đáp án Bộ câu hỏi phỏng vấn XKLĐ dễ hiểu
Các mục trong CV xin việc đều cần thiết trong đó có cả mục người tham chiếu vì đây là mục hỗ trợ thông tin đồng thời cho cả ứng viên và cả nhà tuyển dụng và cũng là một phần cơ hội để chứng minh năng lực ứng viên. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Người tham chiếu trong CV. HY vọng bạn hiểu rõ và áp dụng thành công !