1. Lead trong marketing là gì?
Lead được hiểu là người thể hiện sự quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của thương hiệu, điều này khiến người đó trở thành khách hàng tiềm năng. Mục tiêu chính của mọi công ty là tạo ra càng nhiều khách hàng tiềm năng càng tốt. Một công ty cần làm các hành động để biến khách hàng tiềm năng thành người mua hàng qua các nội dung và đề nghị có liên quan đến sản phẩm, dịch vụ.
Hơn thế nữa đây cũng phải là tệp có khả năng chuyển đổi cao hay còn gọi là Qualified Lead). Một công ty càng có nhiều Lead Marketing thì khả năng tạo ra doanh thu càng cao.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. 3 bước cơ bản tạo ra Lead trong Marketing
Xác định đối tượng mục tiêu
Điều này có nghĩa doanh nghiệp cần khắc hoạ chân dung người mua và đánh giá những khách hàng hiện tại để tìm hiểu lý do họ lựa chọn sản phẩm/dịch vụ. Xác định những nguồn khách hàng mang lại lợi ích cao nhằm giúp doanh nghiệp tiếp tục phát huy cách tiếp cận của mình và có những chiến lược đúng đắn hơn trong tương lai.
Trong quá trình này, hãy xem xét quy mô và vị trí, cũng như: tình huống sử dụng lý tưởng cho các sản phẩm; mức độ hiểu biết của Lead về sản phẩm của bạn (hoặc của đối thủ cạnh tranh); và các kênh truyền thông họ tham gia. Sau khi hoàn tất, doanh nghiệp nên update thông tin này lên công cụ CRM đã chọn.
Tạo một hệ thống tính điểm
Để định lượng mức độ “hứa hẹn” của lead, thông thường người ta sẽ gán cho mỗi người một lead scoring - thường là một giá trị số xác định. Doanh nghiệp cần có một khung chấm điểm khách hàng của riêng mình dựa trên chân dung khách hàng mục tiêu đã đặt ra.
Bắt đầu quá trình nuôi dưỡng
Doanh nghiệp tiến hành đẩy những Lead đạt điểm cao cho đội ngũ bán hàng hoặc chăm sóc khách hàng để họ có thể theo dõi. Từ đó, dựa trên sự khéo léo của sales, các leads sẽ dần chuyển hóa thành người tiêu dùng sản phẩm và đem lại doanh thu cho công ty.
Để nuôi dưỡng nguồn khách hàng tiềm năng này, doanh nghiệp chắc chắn cần các công cụ hỗ trợ. StringeeX chính là lựa chọn tối ưu với các phần mềm cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng đa kênh như Facebook Fanpage, Email, Hotline, Zalo OA,... nhằm giúp doanh nghiệp tăng tính tương tác với khách hàng, từ đó nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trên các kênh.
Bên cạnh đó, phần mềm StringeeX còn có APIs mở, giúp nhanh chóng tích hợp với các phần mềm CRM/ERP khác như AMIS CRM, Hubspot, Salesforce… phục vụ cho việc chăm sóc và quản lý dữ liệu khách hàng các giai đoạn.
Đọc thêm: Việc làm dành cho Leader Marketing mới nhất
3. Phân loại leads trong marketing thường gặp
Information qualified lead (IQL)
Loại khách hàng tiềm năng này còn được gọi là “cold lead”. Những khách hàng tiềm năng này sẽ được xếp loại thuộc giai đoạn đầu của quá trình và họ hoàn toàn chưa biết gì về sản phẩm, hay dịch vụ mà công ty sẽ mang đến.
Vì vậy, cần cung cấp thông tin cụ thể hữu ích về vấn đề mà khách hàng quan tâm để đổi lấy thông tin liên lạc
Marketing qualified lead (MQL)
Đối tượng này còn được gọi là “warm lead”. Sau giai đoạn đầu thì những khách hàng tiềm năng này được phân loại nằm ở giữa phễu marketing. Nói cách khác, họ đã biết và có mức độ tương tác nhất định với doanh nghiệp.
Sau khi các khách hàng tiềm năng xác định được sản phẩm, dịch vụ họ cần , các khách hàng này thường mong muốn được cung cấp thêm nhiều thông tin cụ thể hơn về mối quan tâm của họ.
Sales qualified lead (SQL)
Đối tượng này nằm ở dưới đáy của phễu marketing và bày tỏ trạng thái sẵn sàng mua hàng. Thông thường, họ được bộ phận marketing nghiên cứu và đánh giá, rồi mới được chuyển giao cho bộ phận bán hàng để cung cấp sản phẩm, dịch vụ. Họ còn được gọi là “hot lead”.
4. Cách thu hút lead trong marketing
Lựa chọn công cụ quảng bá
Lên kế hoạch và quyết định cách tiếp thị của công ty của bạn theo ngân sách của doanh nghiệp. Bạn có thể làm điều này thông qua các bài đăng trên phương tiện truyền thông xã hội như facebook, instagram hoặc tạo quảng cáo PPC (trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột) trên Google và các công cụ tìm kiếm khác.
Ý tưởng chính của việc tiếp thị quảng bá marketing trong giai đoạn này là để mọi người hiểu rằng một công ty có thể giải quyết các vấn đề của công ty mình.
Hãy nghĩ về những người có thể quan tâm đến dịch vụ của bạn và họ có nhu cầu gì. Chia sẻ các giải pháp của bạn với đối tượng mục tiêu với sự trợ giúp của các kênh quảng cáo phù hợp với kế hoạch kinh doanh và ngân sách của bạn.
Đọc thêm: Ambivert là gì? Nghề nghiệp phù hợp với Ambivert
Tạo content có giá trị
Cung cấp cho khách hàng tiềm năng của tệp Leads những thông tin hữu ích nhất, cho họ lời khuyên về cách khắc phục vấn đề của họ. Chia sẻ nội dung có liên quan và gây tiếng vang với khách hàng tiềm năng của bạn là cách tốt nhất để doanh nghiệp được chú ý và đánh giá cao.
Quảng cáo hiển thị sẽ dẫn mọi người đến trang web hoặc blog của bạn. Video trên YouTube là một cách khác để đem lại khách hàng tiềm năng. Bạn có thể chỉ ra cách giải quyết nhu cầu của khách hàng bằng cách sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty bạn.
Sử dụng các dạng subscription
Tạo các biểu mẫu đăng ký và đặt chúng trên trang web hoặc blog của doanh nghiệp để biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực tế. Tạo khách hàng tiềm năng với công cụ tạo biểu mẫu đăng ký.
Quyết định dữ liệu nào là quan trọng để chọn cách tiếp cận phù hợp với khách hàng và chia sẻ nội dung phù hợp nhất. Làm điều này một cách chính xác sẽ có khả năng khách hàng tiềm năng trên tệp Leads trong marketing thành khách hàng thực tế
Với trình tạo biểu mẫu này, doanh nghiệp có thể giao tiếp với khách hàng không chỉ qua email mà còn bằng cách sử dụng Facebook Messenger và Zalo. Thêm vào đó doanh nghiệp cũng có thể tạo biểu mẫu đa kênh.
5. Áp dụng các phương pháp thu hút lead
Tạo blog
Viết các bài báo thú vị với các liên kết đến sản phẩm của công ty sẽ tối ưu hóa và quảng bá sản phẩm, dịch vụ công ty. Trước hết, hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng. Hãy tưởng tượng hành trình của một người mua lý tưởng. Trên cơ sở này, hãy đưa ra một cái phễu, nơi khách hàng tiềm năng dễ dàng di chuyển xuống điểm mua.
Chuyển đổi khách hàng tiềm năng bằng dịch vụ tiếp thị nâng cao để tạo được mối quan hệ phù hợp với khách hàng của doanh nghiệp
Chuyển đổi từ lead sang sales thế nào?
Khi khách hàng trong tệp Leads được các nhân viên tiếp thị và nhóm bán hàng xếp vào ‘giai đoạn sẵn sàng’, họ sẽ được chuyển sang bộ phận bán hàng trực tiếp. Lúc này đội ngũ nhân viên Sales có thể được lên lịch sắp xếp và khách hàng sẽ sẵn sàng để tiếp nhận các thông tin về sản phẩm hơn bao giờ hết.
Khi tỷ lệ chuyển đổi tăng cao thì doanh nghiệp sẽ ít gặp tình trạng khách hàng từ chối, hay lừa đảo.
Để tăng tỉ lệ chuyển đổi từ leads trong Marketing sang Sales, doanh nghiệp cần dành thời gian phân loại khách hàng tiềm năng và thiết lập hệ thống đánh giá chính xác (sử dụng CRM). Ngoài ra, việc trao đổi và hợp tác giữa các phòng ban trước khi gửi liên hệ của khách hàng để tăng tỉ lệ chốt đơn của đội ngũ sales là vô cùng cần thiết.
Lead scoring
Lý do tại sao Lead scoring ra đời? Đó là vì để sắp xếp và phân loại các loại lead để tìm ra đâu là tệp khách hàng có tiềm năng nhất vì không phải tệp Lead nào cũng có chất lượng và tiềm năng giống nhau. Nói cách khác, lead scoring chỉ là một phương thức phân loại chất lượng của tệp lead dựa trên các đặc điểm riêng biệt.
Đầu tiên, lead được cho điểm theo một danh sách các tiêu chuẩn đề ra. Tiếp theo đội ngũ marketing sẽ sắp xếp theo thứ tự điểm số đánh giá. Những lead điểm cao sẽ hiện lên trên đầu. Từ đó nhân viên sales tập trung vào những lead tiềm năng này để tạo ra sự chuyển đổi từ lead sang khách hàng thực tế cao hơn. Hơn thế nữa, không phải doanh nghiệp nào cũng phù hợp với phương pháp này vì đây là một quá trình thử đầy thách thức.
Đọc thêm: Merchandiser (Nhân viên quản lý đơn hàng) là gì?
6. Cách chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng
Sử dụng dữ liệu hành vi
Một trong những bước đầu để chuyển đổi khách hàng thành công chính là tạo các chân dung người mua khác nhau dựa trên hành vi đối tượng mục tiêu của bạn. Những số liệu này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về cách di chuyển các nhóm khách hàng tiềm năng cụ thể từ đầu kênh bán hàng xuống cuối kênh.
Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng
Nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng là quá trình xây dựng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng và tiếp tục thúc đẩy các mối quan hệ đó trong toàn bộ quy trình bán hàng.
Để nuôi dưỡng nguồn khách hàng tiềm năng này, doanh nghiệp chắc chắn cần các công cụ hỗ trợ. OMICall chính là lựa chọn tối ưu với các phần mềm cung cấp dịch vụ chăm sóc khách hàng đa kênh như: Facebook Fanpage, Email, Hotline, Zalo OA,… nhằm giúp doanh nghiệp tăng tính tương tác với khách hàng, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi trên các kênh.
Chuyển đổi KH tiềm năng thành KH 1 cách suôn sẻ
Hãy cung cấp cho khách hàng 1 ưu đãi thật hấp dẫn. Đừng quên tận dụng tất cả các cơ hội bạn có để chốt được khách hàng.
Ví dụ: Trong những dịp ngày lễ, mọi người có xu hướng tiêu nhiều tiền hơn bình thường. Lúc này, bạn hãy đưa ra ưu đãi đặc biệt để hoàn thành hành trình mua hàng của họ.
Tận dụng các đánh giá và giới thiệu
Một nhược điểm mà bạn có thể phạm phải khi bán hàng là không tận dụng lợi thế của việc quảng cáo miễn phí. Nếu khách hàng của bạn đăng các bài đánh giá hấp dẫn trên mạng xã hội hoặc các trang web đánh giá, hãy thu thập chúng. Bởi vì, không có gì thuyết phục khách hàng tiềm năng mới bằng các đánh giá tích cực của khách hàng cũ.
Lead là một chỉ số quan trọng trong marketing. Nó không chỉ liên quan đến đội ngũ, hoạt động tiếp thị mà còn cả sales. Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Lead trong marketing. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Công việc Lead trong marketing và áp dụng hiệu quả !