Engagement Marketing là gì? 5 loại Engagement Marketing tương tác bạn cần biết

Engagement marketing có vai trò vô cùng quan trọng tạo ra mối quan hệ tốt hơn giữa khách hàng và thương hiệu và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những thông tin chi tiết về nó nhé !

1. Engagement marketing là gì?

Engagement là quá trình tương tác hai chiều giữa các khách hàng với doanh nghiệp. Những tương tác có ý nghĩa này sẽ khuyến khích các khách hàng tìm hiểu và trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ. Engagement được tính theo số lượng like, số bình luận, số lượng share những nội dung và những liên kết mà bạn đã post lên. Thậm chí, nếu bạn click vào một bài đăng, xem video, … cũng được tính là một tương tác. Đây là một yếu tố quan trọng đối với một chiến dịch facebook.

Engagement Marketing (Tiếp thị tương tác) là quá trình chuyển từ trạng thái tương tác một chiều sang tương tác hai chiều giữa thương hiệu và khách hàng mục tiêu bằng các nội dung hấp dẫn để nhằm tạo ra các tương tác có ý nghĩa. Đây một loại hình Marketing mà bạn khuyến khích hoặc dẫn dắt khách hàng tham gia vào trải nghiệm thương hiệu.

Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. 5 loại Engagement Marketing tương tác bạn cần biết

Active engagement

Với hình thức này, mục đích chính là thu hút những tương tác tích cực của công chúng với các kênh của thương hiệu. Chẳng hạn, thương hiệu khuyến khích người dùng chia sẻ trải nghiệm sử dụng sản phẩm, hoặc chia sẻ sản phẩm mới đến bạn bè. Đối với Active engagement, thương hiệu cần xác định và giải thích chính xác những điều mà mình mong muốn khách hàng thực hiện.

Ví dụ: khi bạn yêu cầu khách hàng cung cấp phản hồi sau khi sử dụng sản phẩm hoặc chia sẻ sản phẩm mẫu cùng với bạn bè.

Ethical engagement

Đạo đức của thương hiệu là điều mà nhiều người tiêu dùng quan tâm. 73% khách hàng thuộc gen Y cho biết, họ sẵn sàng chi tiêu cho các thương hiệu kinh doanh có đạo đức.

Ethical Engagement về cơ bản là việc thương hiệu thể hiện cam kết của mình với nhân viên, khách hàng, cộng đồng. Đó có thể là một hoạt động bảo vệ môi trường, cam kết tạo ra các sản phẩm an toàn với môi trường, khuyến khích nhân viên sống life balance v.v. Qua đó, giúp khách hàng trở nên gắn kết với thương hiệu nhiều hơn.

Contextual engagement

Contextual engagement là một hình thức tương tác mà doanh nghiệp có thể nhận ra qua các phân tích hành vi của người tiêu dùng. Thông tin được rút ra thường được sử dụng để tạo nội dung và thiết kế nhằm thu hút đối tượng khách hàng này.

Ví dụ: bạn có thể tiếp cận khách hàng bằng thông báo đẩy về một mặt hàng bổ sung cho sản phẩm mua gần đây của họ.

Đọc thêm: Content Marketing là gì? 7 dạng Content Marketing hấp dẫn

Convenient engagement

Convenient engagement mang lại cho khách hàng sự tiện lợi và thuận tiện nên họ có thể mua nhiều hơn, tương tác với thương hiệu nhiều hơn.

Bằng cách tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch và đơn giản khi khách hàng chỉ cần nhấn nút Dash khi họ muốn mua lần lại sản phẩm, đây được coi là một ví dụ điển hình cho hình thức này.

Nút Dash của Amazon là một ví dụ điển hình, nó được thiết kế để giúp Amazon – người đi đầu trong lĩnh vực mua sắm – bằng cách tạo ra trải nghiệm mua sắm liền mạch và dễ dàng khi chỉ cần nhấn nút Dash khi họ muốn mua lại.

Emotional engagement

Trong marketing, cảm xúc đóng một vai trò quan trọng để một chiến dịch đạt hiệu quả. Cảm xúc giúp tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và đi sâu vào tâm trí của công chúng, thúc đẩy họ ra quyết định mua hàng. Do đó, sự gắn kết về mặt cảm xúc là quá trình xây dựng và củng cố các mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng. Ví dụ, doanh nghiệp có thể tặng một đôi vớ cho mỗi đôi giày khách hàng mua.

Emotional engagement là hoạt động xây dựng và củng cố mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Engagement trong Marketing là gì? - Inbound Marketing Agency - ONESE  Holdings

Đọc thêm: Performance marketing là gì? Vì sao nên sử dụng Tiếp thị dựa trên hiệu suất?

3. Lợi ích của engagement trong marketing 

Tăng uy tín thương hiệu

Nếu doanh nghiệp hoạt động với một chiến lược Content Marketing, thì làm thế nào để bài viết của mình nằm trong kết quả ưu tiên của Google là một thách thức lớn. 

Một trong những cách thực hiện điều này là sử dụng kỹ thuật SEO – Tối ưu công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimization) để làm “hài lòng” thuật toán của Google, thuật toán này thiết lập xếp hạng thông qua các tiêu chí khác nhau.

Một trong số đó là quyền hạn của miền và được xác định bởi một chuỗi các yếu tố như external links, lượt kết nối, lượng truy cập. Bằng việc tập trung vào sự tương tác của khách hàng tiềm năng, bạn có thể tạo ra một cơ chế giúp tăng quyền hạn của miền và nâng cao vị trí của bài viết. Để nó được hoạt động, doanh nghiệp cần thúc đẩy tương tác trên tất cả các kênh của mình như: mạng xã hội, blog cá nhân, v.v.

Cung cấp kiến thức về chân dung khách hàng

Để thực hiện một chiến lược truyền thông và marketing hiệu quả thì việc hiểu rõ các đặc điểm của công chúng mục tiêu là điều đặc biệt quan trọng.

Khi công chúng tương tác với nội dung của bạn, họ mở ra một cuộc hội thoại hai chiều. Những hành động này sẽ là “tài sản” của doanh nghiệp giúp họ thấu hiểu hơn về insight, hành vi của công chúng mục tiêu.

Cho phép tối ưu hóa chiến lược

Kết quả của việc hiểu chân dung người mua là việc giúp bạn tối ưu hóa chiến lược của mình. Từ đó, bạn có thể áp dụng A/B test để tìm ra yếu tố nào hiệu quả nhất trong việc thu hút sự chú ý của công chúng. Tiếp theo, bạn chỉ cần thực hiện điều chỉnh để gia tăng tỷ lệ thành công.

Ví dụ về hình thức tiếp cận bằng email marketing, nếu bạn chèn các liên kết email gửi đến khách hàng mục tiêu, bạn có thể đo lường chiến dịch nào nhận được nhiều lượt click nhất.

Tăng khả năng tiếp cận của thương hiệu một cách tự nhiên

Nhiều người suy nghĩ rằng digital marketing giống như việc nó được một lượng lớn đầu từ từ quảng cáo. Nhưng các chiến lược như Inbound Marketing chứng minh rằng điều này hoàn toàn không có thực.

Nếu như bạn nhận được một tỷ lệ tương tác lớn, điều này sẽ giúp bạn gia tăng lượt tiếp cận tự nhiên cận trên các kênh của bạn, nâng cao vị trí của bài viết trên các công cụ tìm kiếm, tương tác với khách hàng thường xuyên chia sẻ những trải nghiệm tích cực tới bạn bè của họ, v.v.

Digital Marketing Engagement | Launch Marketing

Đọc thêm: Việc làm dành cho Content Marketing mới nhất

4. Áp dụng engagement marketing như thế nào?

Tùy chỉnh trải nghiệm

Cá nhân hóa dịch vụ là nền tảng để đưa khách hàng đến gần với thương hiệu hơn và tạo dựng sự uy tín của thương hiệu. Qua đó, tạo ra sự tương tác hai chiều giữa hai bên.

Tập trung vào việc phân khúc công chúng, nắm rõ nhu cầu của họ là cách làm hiệu quả để kích thích các chiến dịch và thông điệp trở nên hiệu quả hơn.

Đầu tư vào content marketing

Content marketing càng chất lượng, thu hút và có ấn tượng tốt sẽ giúp thương hiệu dễ dàng tiếp cận và nhận được sự tương tác từ công chúng. Marketing nội dung dựa trên các thói quen SEO và tạo ra nguyên liệu chất lượng cho từng giai đoạn của phễu bán hàng.Từ đó, bạn có thể xây dựng những cuộc trò chuyện chất lượng với khách hàng, thấu hiểu và giải quyết các vấn đề của họ.

Để tối đa hóa tương tác, việc bổ sung yếu tố Call to Action sẽ giúp người tiêu dùng thực hiện các hành động cụ thể và tăng thời gian khách truy cập các kênh của thương hiệu. Nếu chiến lược nâng cao cấp độ tương tác của công chúng trong trung hạn, thì trong một bức tranh tổng thể, content marketing giúp bạn củng cố uy tín thương hiệu của mình.

Cân nhắc tới interactive marketing

Interaction Marketing tập trung vào việc sử dụng tính tương tác trong sản xuất nội dung. Nội dung mang tính tương tác sẽ đem lại tỷ lệ tiếp cận và tương tác lớn hơn so với nội dung tĩnh. 

Bằng việc hiểu rõ tính cách của công chúng sẽ giúp tạo ra các interactive content ấn tượng, thu hút. Điều này, giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông nói chung và tương tác với công chúng nói riêng.

Chú ý tới phản hồi và đo lường kết quả

Trong quá trình triển khai chiến dịch engagement marketing, bạn cần chú ý tới mọi phản hồi của công chúng. Bạn có thể tạo ra các cuộc thăm dò, câu hỏi, v.v .để theo dõi phản hồi của họ. Bên cạnh đó, bạn cũng cũng cần phân tích dữ liệu thu thập được để thực hiện điều chỉnh kịp thời (nếu có). 

Đọc thêm: Công việc Business Consultant là gì? Yêu cầu, cơ hội việc làm với chuyên viên tư vấn kinh doanh

Để có mức engagement cao và hiệu quả, bạn cần đầu tư nhiều thời gian và công sức và đương nhiên chúng sẽ đem lại hiệu quả xứng đáng. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Engagement Marketing. Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng hiệu quả !

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!