1. Chức danh công việc là gì?
Chức danh công việc chính là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của nhân sự trong từng lĩnh vực nghề nghiệp; được sử dụng làm căn cứ để thực hiện công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân viên hiệu quả hơn cho mỗi doanh nghiệp. Bạn có thể là một trợ lý hành chính, những công việc bạn đang thực sự làm thực tập sinh bảo hiểm. Hoặc bạn đang là người trông nom nhà cửa, nhưng một người làm công việc tương tự lại có chức danh quản lý cơ sở vật chất.
Cũng theo Điều 2 bộ Luật viên chức sửa đổi 2019, khái niệm “chức danh nghề nghiệp” chỉ có tính hợp pháp về mặt pháp lý dành cho các đối tượng là viên chức. Ngoài ra, khái niệm này góp phần thể hiện kỹ năng, trình độ và trách nhiệm của cá nhân tương ứng.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Tầm quan trọng của chức danh công việc
Đối với người lao động
Một chức danh cao và phù hợp có thể khiến người đảm nhận cảm thấy bản thân thật tuyệt vời, nâng cao phẩm giá của mình và cố gắng phấn đấu để xứng đáng với chức danh đó. Hơn nữa, họ cũng cảm thấy mình có chỗ đứng trong mắt các sếp và đồng nghiệp.
Đồng nghiệp và khách hàng sẽ tôn trọng người lao động trong doanh nghiệp của bạn hơn nếu chức danh công việc nghe “vĩ đại” một chút. Và đặc biệt là tạo uy tín của công ty với nhiều người chỉ muốn làm việc với nhân viên cấp cao hoặc quản lý.
Người đảm nhận chức danh công việc cao hơn sẽ cảm thấy hào hứng hơn khi mở ra những cơ hội mới. Chẳng hạn như, nếu một nhà tuyển dụng có hàng trăm sơ yếu lý lịch để tìm kiếm và loại trừ, một chức danh tốt có lẽ là thứ duy nhất ngăn lý lịch của bạn khỏi máy hủy tài liệu.
Đối với doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, chức danh còn xác định rõ vị trí và công việc cần thực hiện của mỗi một nhân viên. Giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể trực quan và quản lý tốt hơn trong việc nhận xét, đánh giá khả năng hoàn thành công việc của một nhân viên hoặc phân bổ công việc, nhiệm vụ phù hợp đến từ vị trí hay bộ phận.
Cuối cùng, việc phân tích và xác định chức danh công việc sẽ cho ta các thông tin về điều kiện môi trường làm việc, giúp ta biết những chỗ nào là nguy hiểm và có biện pháp đề phòng, loại trừ hoặc giảm bớt những nguy cơ tai nạn và bệnh nghề nghiệp có thể xảy ra cho người thực hiện công việc. Không những thế nó còn cung cấp các thông tin để có thể thực hiện công tác quản lý vệ sinh và an toàn lao động một cách khoa học và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.
Đọc thêm: Operations Supervisor – Giám sát vận hành. Yêu Cầu Công Việc Giám Sát Vận Hành
3. Các chức danh công việc thường gặp hiện nay
Trong doanh nghiệp
Đối với công ty cổ phần
- Đại hội đồng cổ đông: Đây là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần, trong đó toàn thể cổ đông đều có quyền biểu quyết.
- Hội đồng quản trị: Đây được xem là cơ quan quản lý của một công ty cổ phần.
- Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty: Đây là những người điều hành công việc kinh doanh của công ty.
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn
- Hội đồng thành viên: Đây là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cao nhất của công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Chủ tịch Hội đồng thành viên: Đây là người được bầu trong hội đồng thành viên, có thể kiêm vị trí Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để đưa ra những quyết định chiến lược quan trọng.
- Tổng giám đốc hoặc Giám đốc: Đây được xem là người điều hành mọi hoạt động của một công ty trách nhiệm hữu hạn.
Đối với công ty tư nhân
- Chủ doanh nghiệp: Đây thường là người chủ sở hữu doanh nghiệp.
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: Đây là người điều hành tất cả hoạt động kinh doanh của một công ty tư nhân.
Trong hệ thống chính trị
- Tổng Bí thư: Đây là người đứng đầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, chủ trì công việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư,…
- Chủ tịch Quốc hội: Đây là người đứng đầu Ủy ban Thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội.
- Chủ tịch nước: Đây là nguyên thủ quốc gia của một nước, là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại.
- Thủ tướng: Đây là nhân vật chính trị đứng đầu ngành hành pháp của một Quốc gia.
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam: Đây là người đứng đầu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với nhiệm kỳ trong vòng 5 năm.
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao: Đây là người đứng đầu Tòa án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu.
- Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Đây là những thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ: Đây là người đứng đầu và lãnh đạo bộ, cơ quan ngang bộ, đồng thời phụ trách một số công tác của Chính phủ.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân: Đây là người đứng đầu, lãnh đạo và quản lý các công việc tại Hội đồng nhân dân.
Đọc thêm: 7 điều nên làm ở trường đại học để có công việc tốt sau tốt nghiệp
4. Phân biệt chức danh với chức vụ
Xét về sự công nhận
Chức danh được sự công nhận nói chung của xã hội, là tên gọi cho một nhóm người có trình độ chuyên môn, kỹ năng nào đó. Còn chức vụ không chỉ nhận sự công nhận của xã hội, mà quan trọng hơn là phải có sự công nhận của tổ chức, cơ quan mà người này đang quản lý. Bởi lẽ, sự công nhận của tổ chức giúp người có chức vụ có đầy đủ quyền hạn để làm các công việc quản lý họ đang nắm giữ.
Nhiệm vụ với công việc
Chức danh của cá nhân gắn với nhiệm vụ làm việc chuyên môn, thí dụ như kỹ sư làm công việc thiết kế, chế tạo; giáo viên giảng dạy học sinh;… Người có chức vụ là người đóng vai trò quan trọng trong tổ chức, đảm nhiệm các công việc gắn với quyền quản lý, lãnh đạo.
Đơn vị quản lý
Người có một chức danh có thể có hoặc không chịu sự quản lý của các tổ chức, cơ quan. Trái lại, chức vụ bắt buộc cá nhân phải đang làm việc tại cơ quan, tổ chức nào đó. Để giúp bạn đọc có cái nhìn trực quan về chức danh và chức vụ, sau đây ta sẽ xét đến ví dụ cụ thể. Trong trường học, có các vị trí giáo viên, kế toán viên, nhân viên y tế, hiệu trưởng, hiệu phó, tổng phụ trách,… Vậy đây là chức danh hay chức vụ? Dựa trên các tiêu chí phân biệt được đưa ra ở phần trên đây, ta dễ dàng nhận thấy:
- Chức danh bao gồm giáo viên, kế toán viên, nhân viên y tế; bởi những nhân viên này đảm nhận những công việc đúng theo chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp. Giáo viên giảng dạy học sinh, nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe cho giáo viên và học sinh, kế toán viên làm công việc sổ sách thu chi của nhà trường.
- Hiệu trưởng, hiệu phó, tổng phụ trách là những chức vụ của nhà trường, chịu trách nhiệm lãnh đạo, quản lý được công nhận ở một tổ chức.
Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về Chức danh công việc và tầm quan trọng của nó. Hi vọng nó sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu.
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn:
Review các công ty hàng đầu
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất
Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến
Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực