Khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn là gì? TOP 5 chuyên ngành KHXH & NV "hot" nhất hiện nay

Trước sự bùng nổ thông tin và công nghệ hiện nay, . Khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn trở nên cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Hãy cùng 1900 - tin tức việc làm tìm hiểu 5 chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn hot nhất hiện nay nhé!

1. Ngành khoa học xã hội và nhân văn là gì?

Khoa học xã hội và nhân văn là một lĩnh vực khá rộng, bao gồm toàn bộ các môn khoa học nghiên cứu về các vấn đề, phương diện của con người trên thế giới. “Nhân văn” hay còn được gọi là “nhân văn học” là các ngành chủ yếu nghiên cứu chủ yếu về văn hóa con người thông qua các phương pháp chủ yếu là phân tích, lập luận, hoặc suy đoán, và có thêm yếu tố lịch sử trong đó. Điều này cũng cho thấy sự khác biệt với những cách tiếp cận chủ yếu dựa trên thực nghiệm của các ngành khoa học tự nhiên .

Để hiểu rõ hơn về con người và xã hội, các nhà nghiên cứu trong ngành này sử dụng các phương pháp như lập luận, phân tích, suy đoán và có những yếu tố lịch sử. Điều này là điểm khác biệt so với cách tiếp cận chủ yếu dựa trên thực nghiệm của các ngành khoa học tự nhiên.

Trường THPT chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn tăng chỉ tiêu lớp 10 | ĐẠI  HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

2. Học phí của khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn

Khoa học xã hội và nhân văn là một lĩnh vực quan trọng trong nền khoa học của hầu hết mọi quốc gia, có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển của nhân loại nói chung cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của các cộng đồng, quốc gia nói riêng. Nó có mức học phí tương đối rẻ, không quá cao phù hợp với điều kiện nhiều sình viên. Cụ thể ở trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn TP.HCM, mức học ohis tham khảo cho các ngành học như sau: 

  • Các ngành có mức học phí 16.000.000 đồng/năm học: Triết học, Tôn giáo học, Lịch sử, Địa lý, Thông tin - thư viện, Lưu trữ học (Trong năm học 2022-2023, ngành này sẽ được Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ 35% học phí nên sinh viên sẽ đóng học phí là 13.000.000 đồng);
  • Các ngành có mức học phí 18.000.000 đồng/năm học: Giáo dục học, Ngôn ngữ học, Văn học, Văn hóa học, Xã hội học, Nhân học, Đông Phương học, Việt Nam học, Quản trị văn phòng, Công tác xã hội, Quản lý giáo dục, Tâm lý học giáo dục, Quản lý thông tin, Đô thị học;
  • Các ngành có mức học phí 20.000.000 đồng/năm học: Quan hệ quốc tế, Tâm lý học, Báo chí, Truyền thông đa phương tiện

3. TOP 5 chuyên ngành KHXH & NV "hot" nhất hiện nay

Ngành Xã hội học

Xã hội học (Sociology) là ngành học nghiên cứu về các mối quan hệ xã hội và các thể chế xã hội của con người. Ngành này sử dụng phương pháp điều tra thực nghiệm, phân tích, phê bình để tìm hiểu về trật tự xã hội, các vấn đề cũng như những thay đổi trong xã hội. Chủ đề của xã hội học rất đa dạng, bao gồm nhiều phạm trù từ tội phạm đến tôn giáo, từ gia đình đến Nhà nước, từ sự phân chia chủng tộc và tầng lớp xã hội đến niềm tin chung của một nền văn hóa chung, và từ sự ổn định đến sự thay đổi căn bản trong toàn xã hội. 

Cơ hội việc làm của ngành Xã hội học (Sociology):

  • Nhân viên Xã hội học trong các tổ chức xã hội: Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể trở thành nhân viên xã hội học trong các tổ chức xã hội. Nhân viên xã hội học chịu trách nhiệm lên kế hoạch và thực thi các hoạt động, chiến dịch của tổ chức hướng tới nhiều mục đích xã hội khác nhau.
  • Công tác tư vấn trong các tổ chức chính phủ: Với kiến thức chuyên môn sâu rộng về xã hội và nhân chủng học, sinh viên ngành xã hội học có thể trở thành các chuyên gia xã hội học làm việc trong các tổ chức chính phủ. Các chuyên gia xã hội học phụ trách tham vấn, xây dựng các chính sách xã hội cũng như kế hoạch triển khai chúng một cách hiệu quả.
  • Công tác nghiên cứu ở các trường học, trung tâm, viện nghiên cứu: Một lựa chọn khác cho sinh viên ngành xã hội học là công tác tại các trường học, trung tâm, viện nghiên cứu về xã hội học sau khi ra trường. Công việc này phù hợp cho những ai có niềm đam mê với chuyên ngành, đồng thời yêu thích việc giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho mọi người.
  • Phóng viên, biên tập viên trong các cơ quan truyền thông: Kiến thức chuyên sâu về xã hội học sẽ là một công cụ đắc lực nếu bạn lựa chọn làm phóng viên, biên tập viên cho các cơ quan truyền thông. Sự hiểu biết phong phú về hành vi xã hội của con người chắc chắn sẽ giúp bạn hoàn thành công việc liên quan đến lĩnh vực truyền thông một cách xuất sắc.

Ngành Nhân học

Nhân học hay còn gọi là Nhân chủng học (Anthropology) là chuyên ngành khoa học xã hội nghiên cứu về loài người cùng sự đa dạng trong gen, nguồn gốc, lịch sử phát triển, tổ chức chính trị xã hội, tôn giáo, ngôn ngữ, nghệ thuật qua nhiều thời kì khác nhau. Nhân học thể hiện sự pha trộn giữa nhân văn, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, được xếp vào nhóm ngành Khoa học Nhân văn. 

Cơ hội việc làm của ngành Nhân học:

  • Nhà khảo cổ học: Với bằng cử nhân, bạn có thể bắt đầu như một kỹ thuật viên thực địa. Bcó thể khảo sát đất đai để tìm tài nguyên khảo cổ học bất cứ khi nào có sự kiện đào mặt đất - chẳng hạn như lắp đặt đường cao tốc hoặc đường ống dẫn dầu cùng việc tuân thủ chuyên môn và hợp đồng.
  • Giảng viên đại học: Nếu việc đào tạo thế hệ tiếp theo của các nhà nhân chủng học khiến bạn quan tâm, thì học thuật là một con đường nghề nghiệp phổ biến tiếp theo. Một số trường cao đẳng và đại học cung cấp các chương trình nhân chủng học độc lập, trong khi những trường khác nhóm các khóa học trong các khoa lịch sử hoặc địa lý.
  • Nhà nhân chủng học môi trường: Nếu quan tâm đến khoa học môi trường, bạn có thể cân nhắc việc làm trong Dịch vụ Công viên Quốc gia hoặc Văn phòng Chất lượng Môi trường của Bộ Ngoại giao, Cơ quan Cá và Động vật hoang dã cũng như các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế.
  • Nhà nhân chủng học y tế: Đây là một hình thức nhân học ứng dụng kết hợp các nguyên tắc cơ bản của nhân học và sự hiểu biết về các vấn đề sức khỏe và ngành y tế. Các nhà nhân chủng học y tế có thể giúp phát triển các chính sách và quy trình quan trọng để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho các nhóm dân cư đa dạng.
  • Chuyên viên phụ trách bảo tàng: Nếu quan tâm đến khảo cổ học, bạn có thể cân nhắc vai trò của người phụ trách bảo tàng. Những người thẩm định thu mua, lưu trữ và tạo ra các cuộc triển lãm cho các hiện vật, thường tập trung vào một lĩnh vực thích hợp như tác phẩm nghệ thuật hoặc lịch sử tự nhiên. 

Ngành Văn học

Ngành văn học (Literature) đây là ngành học cung cấp những kiến thức chuyên môn cho sinh viên về lí luận văn học, kiến thức phổ biến về văn hoá, ngôn ngữ cũng như văn học Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Để dễ hiểu hơn, ngành văn học giúp sinh viên có ý thức và trách nhiệm cao trong việc xây dựng đời sống văn học lành mạnh với các phẩm chất, giá trị nhân văn tốt đẹp của dân tộc ta, đất nước ta

Cơ hội việc làm của ngành Văn học:

  • Giảng dạy và nghiên cứu về văn học: Trở thành thầy cô giáo tại các trường đại học, cao đẳng, trung học, trung cấp nghề, các viện và các trung tâm nghiên cứu; hoặc giảng dạy  môn Ngữ văn tại trường THPT, THCS.
  • Phóng viên, biên tập viên: Tham gia biên tập bài viết, viết bài cho cơ quan báo chí, truyền thông truyền hình, sáng tác kịch bản phim, kịch bản chương trình, làm MC...
  • Quản lý văn phòng: Làm hành chính văn phòng, quản trị nhân sự, quản trị văn phòng, quản lý, soạn thảo văn bản hay làm thư ký, trợ lý...
  • Biên dịch, xuất bản: Làm công tác biên tập, biên dịch sách giáo khoa, sách tham khảo, truyện tranh, thơ, văn... tại những công ty phát hành sách, truyện.
  • Sáng tác trong lĩnh vực văn học nghệ thuật: Sáng tác văn, thơ, tham gia phê bình văn học, viết lời bình cho truyện.
  • Truyền thông Marketing: Tham gia các hoạt động ngoại giao, đàm phán, quảng cáo, tiếp thị...
  • Quản lý nhà nước: Chuyên viên tại các cơ quan thông tin, truyền thông cấp tỉnh, thành phố, huyện, xã (như cán bộ chức năng trong các cơ quan quản lý báo chí, xuất bản hoặc thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi những kiến thức cơ bản, hệ thống về truyền thông và nghiệp vụ báo chí như các cơ quan văn hoá – tư tưởng, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị xã hội, kinh tế, ngoại giao,...). Tham gia đề xuất, lên kế họah ý tưởng về chính sách văn học, văn hóa, chính sách dân tộc, chính sách bảo tồn bảo tồn ngôn ngữ và văn hoá dân tộc.

Ngành Lịch sử

Ngành Lịch sử là ngành học cung cấp những kiến thức chuyên sâu về lịch sử nói chung và Lịch sử Việt Nam nói riêng; trang bị cho người học những kỹ năng nghiên cứu, phân tích chuyên sâu về các vấn đề lịch sử: tiến trình lịch sử, khảo cổ, ý nghĩa của lịch sử đối với xã hội hiện tại,...Cử nhân tốt nghiệp ngành học này có đủ kiến thức và kỹ năng làm việc trong các lĩnh vực có liên quan đến lịch sử, chính trị, văn hóa…

Cơ hội việc làm của ngành Lịch sử:

  • Cán bộ Nhà nước: Công tác nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu Quốc gia, các cơ quan nhà nước, đoàn thể xã hội có yêu cầu chuyên môn liên quan trực tiếp đến kiến thức về lịch sử.
  • Giảng dạy bộ môn Lịch sử: Tại các trường đại học, cao đẳng, trường nghề, trường phổ thông trung học, trường THCS trên khắp cả nước.
  • Quản lý các khu du tích: Làm công tác quản lý các tư liệu lịch sử, quản lý bảo tàng, khu di tích lịch sử ở Trung ương và các địa phương.
  • Biên tập, nhà văn, khảo cứu: Làm biên tập viên tại các cơ quan báo chí, tạp chí ngành, công ty xuất bản, phát hành sách, truyện tranh... Hay tham gia viết văn, truyện ngắn cho các nhà xuất bản văn, thơ, truyện...
  • Hướng dẫn viên du lịch: Tại các khu du lịch nổi tiếng, bảo tàng văn hóa, bảo tàng dân tộc học, làng cổ,…
  • Nhà lưu trữ: Chuyên về thu thập, lưu giữ và tổ chức các tài liệu có ý nghĩa lịch sử và cung cấp cho những người cần chúng. Bạn có thể làm việc tại các viện bảo tàng, trường cao đẳng, Chính phủ và các tổ chức khác.

Ngành Triết học 

Ngành Triết học (Philosophy) là ngành học nghiên cứu về những vấn đề xoay quanh cuộc sống của chúng ta như: con người, sự tồn tại, quy luật, kiến thức, thế giới quan, giá trị, ý thức, ngôn ngữ,…Sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về triết học, giúp họ nắm vững lập trường và quan điểm của Chủ nghĩa Mác Lê, tư tưởng Hồ Chí Minh và thế giới quan duy vật biện chứng. Không chỉ vậy, ngành triết học còn giúp sinh viên trau dồi kỹ năng như: Phân tích, phán đoán, thuyết phục, đàm phán, lựa chọn.
Cơ hội việc làm của ngành Triết học:

  • Cán bộ giảng dạy: giảng dạy bộ môn Triết học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề, hay giảng dạy chuyên ngành ngữ văn, giáo dục công. 
  • Chuyên gia nghiên cứu: ngành Triết học tạo cơ hội cho bạn có thể trở thành chuyên gia nghiên cứu về triết học, cố vấn về tôn giáo cho Đảng, Nhà nước về đường lối phát triển đất nước dân ở các trường THPT, THCS. Hoặc bạn cũng có thể mở lớp dạy thêm chuyên ngành Triết học tại nhà.
  • Biên tập viên: àm việc tại các cơ quan báo chí, tạp chí truyền thông, biên tập các chuyên mục về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội hay giáo dục tại các báo ngành.
  • Nghiên cứu, biên dịch: làm việc trong ngành xuất bản, phát hành sách, tranh, truyện, văn thơ...
  • Hành chính văn phòng: với những kỹ năng học được trong nhà trường, bạn có thể đảm nhận công việc phân tích, thương lượng, đàm phán, lên kế hoạch hoạt động hay soạn thảo hợp đồng, văn bản cho công ty, doanh nghiệp.
  • Việc làm ngành luật: Nhân viên pháp lý, thư ký cho các công ty chuyên về luật.

Lĩnh vực Tổ chức sự kiện: Nền tảng kiến thức từ Trường ĐH Khoa học Xã hội  và Nhân văn là vô cùng quý giá

>> Tìm hiểu thêm về các công việc ngành KHXH&NV:

Việc làm Giáo viên Văn

Việc làm Hướng dẫn viên du lịch

Việc làm Biên tập viên

Việc làm Truyền thông Marketing

4. Các trường đào tạo khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn

Khu vực miền Bắc

  • Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn  ĐHQGHN
  • Trường Đại học Hải Phòng
  • Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
  • Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
  • Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên

Khu vực miền Trung

  • Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
  • Trường Đại học Duy Tân
  • Trường Đại học Quy Nhơn
  • Trường Đại học Quảng Nam
  • Trường Đại học Khoa học – Đại học Huế

Khu vực miền Nam

  • Trường Đại học Cần Thơ
  • Trường Đại học Tây Đô
  • Trường Đại học Sư phạm TPHCM
  • Trường Đại học Văn Lang
  • Trường Đại học Văn Hiến
  • Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn TP.HCM
  • Trường Đại học An Giang

Tài liệu VietJack

5. Những tố chất cần có ở khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn

  • Tư duy nhạy bén: Ngành khoa học xã hội do đó đòi hỏi người học có sự nhạy cảm với các sự kiện, vấn đề xã hội. Có niềm đam mê nghiên cứu, vận dụng được các công cụ, kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích, đánh giá các sự kiện xã hội. 
  • Hiểu biết sâu rộng về văn hóa, xã hội, lịch sử: Văn học luôn gắn liền với các môn lịch sử, xã hội trong và ngoài nước vì vậy việc hiểu rõ lịch sử giúp chúng ta cảm nhận được văn bản văn học tốt hơn và nắm bắt chúng một cách nhanh chóng.
  • Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin: Đây là một kỹ năng vô cùng quan trọng cho việc viết và đăng tin tại các tòa soạn báo, cơ quan truyền thông. Giúp bạn phân tích nội dung, hình thức, giá trị nghệ thuật, tư tưởng của tác phẩm văn học một cách khoa học. Khi thực hiện các đề tài nghiên cứu, kỹ năng này giúp bạn tìm kiếm thông tin chính xác nhanh chóng và tránh lãng phí thời gian và công sức. Thực tế, khi làm việc ở lĩnh vực báo chí, thu thập thông tin và xử lý thông tin tốt sẽ giúp bạn tạo ra những bài viết có tính xác thực cao với dữ liệu uy tín được sắp xếp logic.
  • Kỹ năng tổ chức công việc: Chính là khả năng quản lý, sắp xếp công việc, thời gian và nguồn lực một cách có hệ thống nhằm đạt được mục tiêu cụ thể. Điều này bao gồm khả năng sắp xếp thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ, lên kế hoạch, quản lý thời gian hiệu quả. Với kỹ năng tổ chức tốt, thời gian không còn là vấn đề đáng lo ngại. Kỹ năng này đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống và công việc, thúc đẩy tăng hiệu suất và giảm căng thẳng, mệt mỏi.
  • Suy nghĩ sâu sắc, độc lập, sáng tạo: Người sâu sắc không đưa ra kết luận về bất cứ ai hay bất cứ việc gì nếu chưa suy nghĩ kỹ và đánh giá sâu về điều đó. Thay vì áp đặt những kinh nghiệm hay quan sát cũ kỹ lên người khác, họ luôn có thói quen ghi chép lại mọi thứ, từ các xu hướng, kiểu mẫu hay sự kiện có tác động đến hành vi của con người. Do đó, họ rất giỏi trong việc đưa ra lời nhận xét khách quan và không thiên vị. 

Các ngành học của ngành xã hội và nhân văn khá đa dạng với cơ hội việc làm cao.Vậy nên, khi quyết tâm theo đuổi, các bạn cần xác định rõ lộ trình học tập và làm việc để thành công cũng như cống hiến những điều tốt đẹp cho xã hội.Hy vọng 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn!

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!