MẪU PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
1. Thăm dò ý kiến khách hàng là gì?
Ý kiến khách hàng là những suy nghĩ, cảm nhận của khách hàng về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó mà họ đang sử dụng hoặc đang quan tâm. Đó cũng có thể là ý kiến phản hồi của họ dành cho một sản phẩm của một doanh nghiệp nào đó.
Thăm dò ý kiến khách hàng chính là một hình thức thu thập những suy nghĩ, ý kiến đó của khách hàng. Việc thăm dò ý kiến khách hàng được xem là một điều cần thiết trong quá trình bán hàng của doanh nghiệp.
2. Tại sao cần phải thăm dò ý kiến khách hàng?
- Ra quyết định quản lý khách hàng và kinh doanh tốt hơn
Việc thu thập ý kiến khách hàng là một bước quản lý cực kỳ quan trọng trong quản lý khách hàng. Khi thu thập ý kiến bạn có thể thu thập được thông tin cá nhân, địa chỉ, thông tin liên hệ của họ và những thông tin sẽ trở nên rất có ích trong việc quản lý kinh doanh và marketing sản phẩm sau này.
- Đưa ra những cải tiến phù hợp cho sản phẩm và dịch vụ
Ý kiến khách hàng chính là chìa khào giúp bạn hoàn thiện sản phẩm của mình hơn. Một sản phẩm khi đưa ra thị trường luôn gặp phải những ý kiến hai chiều, có người thích và có người không hợp. Ý kiến của khách hàng hài lòng nghĩa là bạn nên duy trì đặc điểm đó của sản phẩm. Còn với nhũng ý kiến không hài lòng, bạn sẽ biết được điểm yếu của sản phẩm ở đâu sau đó cải tiền lại cho phù hợp hơn.
- Đánh giá sự hài lòng của khách hàng
Việc khảo sát ý kiến khách hàng tạo cảm giác cho khách hàng là bạn thực sự quan tâm đến cảm nhận của họ và họ được bạn trân trọng. Hầu hết khi khách hàng mua sản phẩm dịch vụ nào đó, người bán hàng sẽ không quan tâm đến cảm nhận sau này của họ dành cho sản phẩm đó. Thu thập ý kiến khách hãng cũng như bạn đang lắng nghe họ và điều này thực sự quan trọng trong việc chăm sóc khách hàng. Đồng thời, thu thập khảo sát bạn cũng có thể biết được mức độ hài lòng của họ dành cho sản phẩm, dịch vụ của bạn.
- Tìm hiểu những khách hàng tiềm năng
Một đối tượng tiêu dùng trên thị trường đều có khả năng trở thành khách hàng của bạn. Cho nên việc thu thấp ý kiến khách hàng cho biết họ có đang để ý hoặc quan tâm đến một sản phẩm nào đó không. Nếu kết quả cho thấy họ đang quan tâm đến sản phẩm tương tự mà bạn đang cung cấp, hãy biến họ trở thành khách hàng tiềm năng của mình
- Tăng sự trung thành và tin tưởng của khách hàng
Như đã nói ở trên, việc xin ý kiến khách hàng vừa đánh giá sự hài lòng của họ với sản phẩm của bạn vừa cho thấy bạn đang rất quan tâm và trân trọng cảm nhận của khách hàng của mình. Và như vậy, khách hàng sẽ yêu thích và tin tưởng sản phẩm của bạn cho lần mua hàng tiếp theo.
3. Quy trình xây dựng bảng câu hỏi khảo sát ý kiến khách hàng hiệu quả nhất
Bước 1: Xác định mục đích và đưa ra câu hỏi nghiên cứu
Điều này là cần thiết cho nhà nghiên cứu để đảm bảo rằng tất cả câu hỏi được nêu ra trong bảng là hoàn toàn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và giúp trả lời những câu hỏi của mục tiêu nghiên cứu, đảm bảo rằng tất cả các câu hỏi trong bảng câu hỏi sẽ giúp thu thập dữ liệu thích hợp: tránh những câu hỏi không cần thiết.
Bước 2: Xác định đối tượng và mẫu khảo sát
Mỗi nghiên cứu sẽ có những đối tượng nghiên cứu riêng của mình, vì vậy không thể dùng 1 bảng câu hỏi cho nhiều đối tượng khác nhau. Học tập xác định các đối tượng chính xác giúp bạn tiếp cận mục tiêu rõ ràng.
Bước 3: Xác định trước cách thu thập dữ liệu
Có 2 cách đẻ thu thập dữ liệu bằng cách sử dụng bảng câu hỏi: gián tiếp và trực tiếp
- Với kênh trực tiếp: sẽ gặp trực tiếp đối tượng và yêu cầu họ trả lời bản câu hỏi của bạn. Phái mất nhiều thời gian, công sức hơn nhưng có thể có hiệu quả ngay lập tức với số câu hỏi được trả lời và nguồn dữ liệu thường tin cậy hơn
- Với kênh gián tiếp, bạn có thể gửi câu hỏi trực tuyến cho các đối tượng được khảo sát qua email hoặc diễn đàn và yêu cầu họ trả lời. Bằng cách này bạn có thể tiết kiệm thời gian nhưng dữ liệu phản hồi thường ít và kém chất lượng.
Bước 4: Đặt thích hợp các câu hỏi trong bảng câu hỏi
Một khi các câu hỏi được xác định. Thứ tự của các câu hỏi cần phải hợp lý để cho cấu trúc bảng hợp lý hơn, tránh những khó khăn khi trả lời các câu hỏi và người điều tra.
Bước 5: Khảo sát thử và tham khảo ý kiến chuyên gia
Đây là một bước rất quan trọng. Một bảng câu hỏi được thiết kế “phiên bản đầu” thường gặp một số lỗi nhỏ nên việc khảo sát thử và hỏi ý kiến chuyên gia là rất cần thiết. Điều này giúp bạn hoàn thiện bảng câu hỏi của mình một cách chuyên nghiệp và chỉnh xác nhất có thể.
4. Các mẫu phiếu thăm dò ý kiến
Mẫu số 1
...
Mẫu số 2
...
Mẫu số 3
...
Mẫu số 4
...
Mẫu số 5
...
Được cập nhật 17/08/2023
108 lượt xem