Khái niệm về Licensing
Licensing (Cấp giấy phép hay cấp phép) hiểu một cách đơn giản là hình thức hợp đồng nhượng quyền sở hữu trí tuệ hay nhượng quyền sử dụng sản phẩm trí tuệ để tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nước ngoài.
Cấp phép thực chất là hoạt động giao dịch về sản phẩm trí tuệ, theo đó, bên cấp phép chấp thuận cho bên nhận sử dụng/thuê các quyền đối với phần sở hữu trí tuệ được bảo vệ hợp pháp từ người cấp phép trong một thời gian nhất định; đó có thể là một vật liệu; một tài năng vô hình hay hữu hình… đã được đăng ký bảo hộ.
Quyền sử dụng những sản phẩm trí tuệ này thường là: Bằng sáng chế phát sinh (Patent); quyền tác giả hay tác quyền (Copyrights); các qui trình công nghệ (Technological Process); nhãn hiệu thương mại (Trademarks)…
Chi phí, giá cả mua bán, cấp phép được hình thành và biến động theo quan hệ cung cầu của thị trường sản phẩm và phụ thuộc vào mức lợi nhuận từ việc kinh doanh, mua bán sản phẩm mang lại.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất năm 2024
Đặc điểm của Licensing
Licensing là chiến lược kinh doanh quốc tế rất được ưa chuộng, thường diễn ra giữa các công ty quốc tế và các công ty quốc gia. Vậy đặc điểm của Licensing là gì?
- Licensing là một phương thức tiếp thị và mở rộng thương hiệu, được sử dụng rộng rãi từ các tập đoàn lớn đến các doanh nghiệp nhỏ. Các lĩnh vực thường được cấp phép dễ dàng gồm có giải trí, thể thao, thời trang… vì đây là những lĩnh vực phổ biến và dễ tiếp cận người tiêu dùng.
- Licensing là cách thức phù hợp với yêu cầu của bên chủ thể kinh doanh quốc tế (cũng là bên cấp phép). Đây thường là các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia sở hữu những sản phẩm trí tuệ. Sau một thời gian sử dụng, họ mong muốn khai thác chúng triệt để hơn bằng cách cấp phép cho các công ty quốc gia, các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác sử dụng và kinh doanh để tăng lợi nhuận.
- Thông qua cấp phép sản phẩm cũ, chủ thể kinh doanh có điều kiện để đầu tư, làm mới sản phẩm trí tuệ khác nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường.
- Bên được cấp phép (Licensee) thường là các công ty quốc gia và có nhiều hạn chế về mặt công nghệ, kỹ thuật. Nhờ được cấp phép từ bên công ty quốc tế, họ có thể tiếp cận với các sản phẩm công nghệ tiên tiến hơn với chi phí tài chính vừa phải, phù hợp với điều kiện cụ thể nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định và ngày càng mở rộng.
Đọc thêm: Quy trình CI/CD là gì? Ưu, nhược điểm của CI/CD
- Chi phí cấp phép thường thấp và nhìn chung không lớn. Lý do là bởi bên cấp phép đã sử dụng sản phẩm trí tuệ trong một thời gian nhất định.
- Như trên đã nói, bên nhận cấp phép là những doanh nghiệp đi sau về công nghệ, do vậy việc cấp phép rất thích hợp với chi phí thấp và trình độ quản lý không quá cao của các doanh nghiệp vừa và nhỏ này.
- Licensing được coi là chiến lược bổ sung cho quá trình sản xuất và xuất khẩu sản phẩm trí tuệ chứ không phải là chiến lược duy nhất để tiếp cận thị trường thế giới.
Sự khác nhau giữa nhượng quyền thương mại và cấp phép Licensing
1. Giống nhau
Đều là hình thức hợp đồng nhượng quyền sở hữu trí tuệ như nhượng quyền sử dụng bằng sáng chế, thương hiệu, sản phẩm trí tuệ, bí quyết kỹ thuật…
2. Khác biệt
- Trong NQTM, bên giao được gọi là bên nhượng quyền (franchisor), bên nhận là bên nhận quyền (franchisee); còn với Cấp phép là bên cấp phép (licensor) và bên nhận phép (licensee).
- NQTM thường kèm theo đặc quyền kinh doanh trong khi Licensing không có nội dung này. Đặc quyền kinh doanh ở đây là quyền được sản xuất và bán sản phẩm của công ty mẹ như: quyền được sử dụng thương hiệu, kiểu dáng sản phẩm, quyền sử dụng bao bì chuẩn, chương trình quảng cáo, bí quyết quản lý… trong một thời gian nhất định và tại một thị trường nhất định.
- Về phía bên nhận Cấp phép và NQTM, thì Cấp phép chỉ thực hiện sau khi bạn đã từng kinh doanh, lấy một phần danh tiếng của bên Cấp phép để quảng bá; còn với NQTM, khi bắt đầu kinh doanh thì bạn đã được nhận trọn vẹn các yếu tố của bên giao như thương hiệu, công nghệ, bao bì sản phẩm… cũng như danh tiếng của họ ngay sau khi mở cửa hàng.
- Với NQTM, thông thường bên được nhượng quyền thường được yêu cầu phải có đất với kích thước tối thiểu, đường đi, vị trí để làm cơ sở trưng bày… trong khi Cấp phép thường không có yêu cầu bắt buộc về vấn đề này.
Đọc thêm: Tầm nhìn doanh nghiệp là gì?Cách để xây dựng tầm nhìn doanh nghiệp
Ví dụ về Licensing ở Việt Nam
- Trong lĩnh vực kinh doanh thực phẩm, các doanh nghiệp cần có giấy phép sản xuất kinh doanh thực phẩm do Bộ Y tế cấp.
- Đối với việc xây dựng, các công ty cần có giấy phép xây dựng do Sở Xây dựng cấp.
- Trong lĩnh vực y tế, các bác sĩ cần có giấy phép hành nghề do Bộ Y tế cấp.
Các ví dụ trên chỉ ra rằng việc có giấy phép (licensing) là quan trọng trong việc hoạt động kinh doanh và nghề nghiệp tại Việt Nam.
Đọc thêm: PoD là gì? Những điều cần biết về PoD trong Marketing
Licensing là gì? Ví dụ về Licensing ở Việt Nam sẽ giúp bạn phát huy được nhiều khía cạch bộc lộ năng lực tốt. 1900 - tin tức việc làm hy vọng đã cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng, hữu ích về phúc lợi tuyệt vời khi có suy nghĩ đột phá và các giá trị của tinh thần học hỏi.
Được cập nhật 24/10/2024
36 lượt xem