Mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp là gì? Tại sao cần tuyên bố mục tiêu và sứ mệnh

Sứ mệnh của doanh nghiệp là một cụm từ mô tả các mục đích và lý do mà doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì, phát triển hoặc tồn tại. Theo đó, sứ mệnh doanh nghiệp chính là một bản tuyên ngôn về các lợi ích, ý nghĩa và giá trị mà doanh nghiệp có thể làm được và đem lại cho khách hàng, xã hội.

1. Sứ mệnh doanh nghiệp

Sứ mệnh của doanh nghiệp là một cụm từ mô tả các mục đích và lý do mà doanh nghiệp có thể tiếp tục duy trì, phát triển hoặc tồn tại. Theo đó, sứ mệnh doanh nghiệp chính là một bản tuyên ngôn về các lợi ích, ý nghĩa và giá trị mà doanh nghiệp có thể làm được và đem lại cho khách hàng, xã hội.

Tuyên bố sứ mệnh là tuyên bố về mục đích hoạt động hay lý do tồn tại của công ty, doanh nghiệp. Tuyên bố này quyết định công ty bạn là ai và hoạt động như thế nào. Sứ mệnh là một tuyên bố nhằm xác định lý do tổ chức đó tồn tại và hoạt động. Sứ mệnh đồng thời cũng giới thiệu các sản phẩm hay mặt hàng cụ thể công ty sẽ cung cấp và hướng vào nhóm đối tượng nào và những thị trường đó.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Mục tiêu doanh nghiệp

Mục tiêu doanh nghiệp được hiểu gồm các đích đến, kết quả đạt được trong khoảng thời gian xác định. Khái niệm sẽ phát triển theo từng cá nhân, bộ phận, người quản lý và khách hàng tiềm năng.

Thông thường, các mục tiêu gắn liền với kế hoạch, dự án,…Chúng được triển khai, theo dõi, đánh giá và kiểm soát trên mỗi giai đoạn thường xuyên.

Việc đặt ra tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp sẽ giúp đơn vị đi đúng hướng. Tất cả như bức tranh ăn sâu vào tâm thức nhân viên, tạo nên động lực làm việc mạnh mẽ.

3. Ý nghĩa của sứ mệnh doanh nghiệp

Sứ mệnh là định hướng giúp doanh nghiệp phát triển: Sứ mệnh là một công cụ định hướng rất quan trọng cho doanh nghiệp trong tương lai. Bằng việc xác định cũng như tạo dựng sứ mệnh, doanh nghiệp sẽ hiểu rõ thêm về  những gì mà họ bạn phải cam kết thực hiện cho tổ chức và đội ngũ của mình.

Tuyên bố sứ mệnh gợi mở nhiều ý tưởng mới: Trong lúc doanh nghiệp đang thảo luận và xem xét tuyên bố sứ mệnh, quá trình đó có thể phát triển nhiều ý tưởng mới.

Đọc thêm: Bucket List là gì? 5 bước xây dựng danh sách mục tiêu

Tuyên bố sứ mệnh tạo dựng văn hóa công ty: Các tuyên bố về sứ mệnh không chỉ định hướng cách một tổ chức nên hành động như thế nào mà còn cả cách suy nghĩ của từng nhân viên về công việc của họ. Văn hóa công ty là một khía cạnh quan trọng đối với nhân viên cũng như doanh nghiệp. Tuyên bố sứ mệnh xác định rõ ràng hướng đi của doanh nghiệp, từ đó loại bỏ một số yếu tố không chắc chắn trong trong công việc bằng cách giải thích rõ ràng mục đích của công ty và các giá trị của doanh nghiệp. Nhân viên sẽ biết trước được rằng khi bắt đầu làm việc tại tổ chức họ sẽ nhận được những giá trị gì và mang lại gì cho khách hàng. Sau đó, họ có thể tùy chỉnh công việc của mình để phù hợp với sứ mệnh của doanh nghiệp và đạt được kết quả hiệu quả giữa các phòng ban khác nhau.

Tuyên bố sứ mệnh mang lại tính nhất quán trong hành động: Mọi người đều có quyền tìm hiểu về tuyên bố sứ mệnh của một doanh nghiệp. Sứ mệnh được xem định hướng khi đưa ra một quyết định quan trọng. Tuyên bố sứ mệnh có thể chứng minh rằng các bộ phận thành viên trong tổ chức của bạn đang hoạt động hợp tác với nhau. Để đảm bảo sự nhất quán này, những tuyên bố sứ mệnh phải rõ nhất có thể. Đảm bảo rằng không có chỗ cho việc hiểu sai định hướng, dẫn đến làm việc kém hiệu quả.

4. Ý nghĩa quan trọng mục tiêu doanh nghiệp

Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp mang ý nghĩa lớn, luôn hỗ trợ nhau. Đặc biệt là đối với sự phát triển lâu dài ở hiện tại và trong tương lai của một thương hiệu.

Mục tiêu của đơn vị có sự liên kết chặt chẽ với sứ mệnh. Bên cạnh đó mục tiêu còn thể hiện một số ý nghĩa quan trọng như:

  • Tạo ra đích đến cho một tổ chức thương hiệu.
  • Kết hợp sứ mệnh hoàn thành, đạt được kết quả phát triển mong muốn trong tương lai.
  • Giúp doanh nghiệp tìm ra ưu nhược điểm và biện pháp khắc phục tốt nhất.
  • Thúc đẩy sự liều lĩnh, tự tin và quyết đoán về hướng đi đường dài của công ty.
  • Trên thực tế, tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng. Trường hợp thiếu chúng, đơn vị sẽ mất phương hướng để đi lâu dài, cạnh tranh trên thị trường.

Đọc thêm: “Mục tiêu lâu dài của anh/chị là gì?” Gợi ý 5 ý tưởng trả lời thông minh

5. Điểm khác biệt giữa tuyên bố tầm nhìn và tuyên bố sứ mệnh

Về chức năng:

  • Sứ mệnh: sẽ có chức năng đưa ra bảng danh sách những mục đích chính để tạo dựng lên công ty. Hơn nữa, công dụng chủ yếu của sứ mệnh chính là đề xuất những biện pháp thành công cho doanh nghiệp. Mặt khác, tuyên bố sứ mệnh cũng có thể được định hướng riêng dành cho lãnh đạo, nhân sự hay những nhà cổ đông.
  • Mục tiêu: có chức năng phân tích danh sách để định vị được vị trí của doanh nghiệp ở đâu trong vài năm tiếp theo. Chúng sẽ là động lực thúc đẩy đội ngũ hoàn thành công việc. Ngoài ra, mục tiêu của doanh nghiệp cũng giúp toàn thể nhân viên biết rõ lý do để họ bắt đầu công việc tại đây.

Mục đích:

  • Mục đích của mục tiêu: Chúng ta đang hướng đến đâu ? Khi nào bạn muốn đạt được đích đến đó ? Chúng ta muốn làm nó như thế nào ?
  • Mục đích của Sứ mệnh: Chúng ta đang làm gì bây giờ ? Chúng ta làm cho ai ? Lợi ích là gì ? Nói cách khác, Tại sao chúng ta làm, Cái gì, Cho ai và Tại sao ?
  • Mục tiêu nói về tương lai. Làm rõ sự mơ hồ. Mô tả một tương lai tươi sáng (hy vọng); biểu đạt gắn kết và ghi nhớ; mong muốn thực tiễn, có thể đạt được của doanh nghiệp. Sứ mệnh nói về việc hướng đến tương lai.

Đọc thêm: Quản lý mục tiêu cá nhân là gì? 5 mẫu template hỗ trợ quản lý mục tiêu cá nhân

Sự thay đổi:

Mục tiêu hay sứ mệnh được đề ra là để giải thích nền tảng của doanh nghiệp. Do vậy nên hạn chế thay đổi mục tiêu. còn Sứ mệnh có thể thay đổi, nhưng phải luôn đi sát vào giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, nhu cầu của khách hàng và mục tiêu.

Bucket List là danh sách những mục tiêu, trải nghiệm mà một người muốn thực hiện trước khi qua đời. Để xây dựng một Bucket List. Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Trì hoãn từ đó có thêm nhiều những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!