1. Công nghệ Sinh học là gì?
Công nghệ Sinh học là ngành học có sự kết hợp giữa sinh học và công nghệ, lĩnh vực đa ngành và liên ngành, gắn kết với nhiều lĩnh vực trong sản xuất và cuộc sống như: chọn tạo giống cây trồng vật nuôi mang các đặc tính mới (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản); chế biến và bảo quản thực phẩm; sản xuất các chế phẩm sinh học sử dụng trong nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật; ứng dụng trong y học và dược phẩm, chẩn đoán bệnh; xử lý ô nhiễm môi trường, rác thải…
Ngành Công nghệ Sinh học có hệ đào tạo đa dạng phù hợp với mọi nhu cầu như chương trình cấp chứng nhận, chứng chỉ, bằng Cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ. Ngành này còn cho phép bạn học trực tuyến nhưng đây thường là lựa chọn của những người đã làm việc lâu năm có mong muốn bổ sung kiến thức để ứng dụng ngay vào công việc đang có.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. 4 thành tựu của công nghệ sinh học trong các lĩnh vực hiện nay
Với sự bùng nổ của công nghệ 4.0, nền công nghệ sinh học đã phát triển vượt bậc và mang lại nhiều thành tựu công nghệ sinh học đáng chú ý.
Trong y học
Trong lĩnh vực y học, giúp cải thiện chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa nhiều loại bệnh tật nguy hiểm. Dưới đây là một số thành tựu đáng chú ý của công nghệ sinh học trong y học:
- Giải mã gen: Công nghệ giải mã gen đã cho phép các nhà khoa học tìm hiểu về các gen lặn/trội và cơ chế di truyền của bệnh tật. Điều này giúp cho việc phát hiện và điều trị các bệnh di truyền trở nên dễ dàng hơn.
- Y tế tùy chỉnh phù hợp với từng người bệnh: Nhờ vào khả năng phân tích dữ liệu gen của bệnh nhân, công nghệ sinh học giúp cho các nhà y tế dễ dàng tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho từng trường hợp cụ thể.
- Tế bào gốc: Công nghệ tế bào gốc đang được sử dụng để chữa trị các bệnh ung thư, bệnh tim mạch và các bệnh khác. Các tế bào này có khả năng tự tái tạo và biến đổi thành các tế bào khác trong cơ thể.
- Công nghệ sinh học 3D: Công nghệ in 3D đã được sử dụng để tạo ra các mô học và các bộ phận cơ thể nhằm giúp các bác sĩ phát hiện và điều trị các bệnh tật một cách chính xác hơn.
- Vaccine: Công nghệ sinh học giúp cho việc nghiên cứu và phát triển các loại vaccine phòng bệnh trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn. Các vaccine này đã góp phần quan trọng ngăn ngừa nhiều loại bệnh truyền nhiễm điển hình như COVID-19 cứu sống hàng triệu người trên thế giới.
Đọc thêm: Việc làm dành cho Công nghệ sinh học mới nhất
Trong nông nghiệp
Trong lĩnh vực nông nghiệp, giúp tăng năng suất và hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường và nâng cao giá trị sản phẩm. Dưới đây là một số thành tựu đáng chú ý của công nghệ sinh học trong nông nghiệp:
- Tạo giống mới: Công nghệ sinh học cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu về gen của các loài cây và động vật để cải thiện chất lượng và sản lượng như mong muốn: siêu nạc, nhiều sữa, nhiều hoa... mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, các loại cây và động vật được tạo ra bằng công nghệ gen thường có khả năng chịu đựng tốt hơn đối với môi trường và bệnh tật.
- Nuôi cấy tế bào: Công nghệ nuôi cấy tế bào đang được sử dụng để sản xuất các loại thực phẩm và sản phẩm nông nghiệp không cần đất, nước và ánh sáng mặt trời. Từ đó góp phần làm giảm thiểu sự lãng phí tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Vaccine vật nuôi: Nhờ vào công nghệ sinh học, các nhà nghiên cứu đã phát triển được nhiều loại vaccine phòng tránh và điều trị một số loại bệnh trên vật nuôi, giảm nguy cơ bệnh và tiết kiệm được chi phí chăn nuôi cho người nông dân.
- Thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học: Nhiều chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học được ứng dụng rộng rãi để trừ sâu khoang, sâu xanh hại rau màu. Những chế phẩm này giúp người nông dân hạn chế tác hại của sâu bệnh, chuột… và cải thiện năng suất, chất lượng cây trồng.
Trong làm đẹp
Trong lĩnh vực làm đẹp, cải thiện chất lượng và hiệu quả của các sản phẩm làm đẹp, đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe của con người.
- An toàn cho da: Mỹ phẩm công nghệ sinh học hướng đến việc làm đẹp bền vững từ bên trong, tái cấu trúc và phục hồi chức năng của tế bào, mang lại khả năng ưu việt trong việc sửa chữa thương tổn trên da. Đồng thời, mỹ phẩm sinh học cũng được đánh giá cao nhờ quy tắc 5 KHÔNG: Không chất bảo quản, không Silicone, không dầu khoáng, không chất nhũ hóa, không màu và hương thơm nhân tạo.
- Công nghệ tế bào gốc: Công nghệ tế bào gốc đang được sử dụng để sản xuất các sản phẩm làm đẹp có khả năng tái tạo và tái sinh da. Các sản phẩm này giúp cải thiện độ đàn hồi và độ mịn của da, giảm thiểu nếp nhăn và cho làn da trẻ trung hơn.
- Công nghệ gen: Công nghệ gen đã cho phép các nhà nghiên cứu tìm hiểu về các gen liên quan đến làn da và tóc. Các sản phẩm làm đẹp được tạo ra bằng công nghệ gen thường có khả năng chống lão hóa và tăng cường sức khỏe cho tóc và da.
- Duy trì sinh thái tự nhiên: Công nghệ sinh học sử dụng các quá trình sinh học và lên men vi sinh vật từ nguyên liệu thiên nhiên, tảo, enzyme, vi khuẩn và nấm men để sản xuất ra mỹ phẩm. Các thành phần này mang tính tái tạo, duy trì tính bền vững của hệ sinh thái.
Trong bảo vệ môi trường
Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, giúp giảm thiểu tác động tiêu cực của con người đến môi trường tự nhiên và bảo vệ các nguồn tài nguyên quý giá trên hành tinh. Dưới đây là một số thành tựu đáng chú ý của công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường:
- Xử lý nước thải: Sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học được sử dụng để xử lý nước thải và giảm thiểu chất độc hại có trong nước. Các hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học có thể giúp giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường và bảo vệ các nguồn tài nguyên nước.
- Công nghệ sinh học tái chế: Công nghệ sinh học tái chế giúp giảm thiểu lượng rác thải được sản xuất và tạo ra các sản phẩm tái chế từ các vật liệu tái sử dụng. Điều này giúp giảm thiểu tác động của rác thải đến môi trường, đồng thời giảm thiểu sự lãng phí tài nguyên.
- Tận dụng chất thải: Phụ phẩm là phân vật nuôi heo, gà, bò, rác thải sinh hoạt… được tận dụng để làm khí đốt Biogas; rác thải, than bùn... đã qua xử lý bằng công nghệ sinh học được tận dụng làm phân bón cho cây trồng; từ đó, tiết kiệm được rất nhiều chi phí và sử dụng có hiệu quả nguồn chất thải, góp phần bảo vệ môi trường.
Đọc thêm: Tại sao sinh viên phải học những môn đại cương: Bí quyết học là gì?
3. Kỹ năng mềm được chú trọng
Trong thời gian theo học ngành Công nghệ Sinh học, bạn sẽ được trau dồi các kỹ năng mềm sau:
Kĩ năng giao tiếp
Những phát kiến dựa vào nghiên cứu của bạn chỉ thực sự có hiệu quả khi bạn có thể giải thích công trình của mình một cách đơn giản và dễ hiểu cho tất cả mọi người, từ đồng nghiệp cho đến người tiêu dùng. Đó là lý do ngành học này rất đề cao kỹ năng đọc hiểu, viết lách và trình bày trước công chúng.
Kĩ năng tra cứu
Bạn sẽ được trang bị các cách thức để thu thập dữ liệu và đưa ra kết quả nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu trong học tập cũng như làm việc sau này.
Kĩ năng tư duy kinh doanh khởi nghiệp
Các công việc liên quan đến Công nghệ Sinh học thường đến từ những công ty khởi nghiệp muốn phát triển sản phẩm mới để tung ra thị trường. Vậy nên bạn sẽ được học thêm một số khía cạnh liên quan đến kinh doanh để tạo ra được sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
4. Top 8 trường đạo tạo tốt nhất hiện nay
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM
Trường có khoa sinh học – công nghệ sinh học được được thành lập và phát triển với nhiệm vụ đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học cũng như chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sinh học và tạo ra những sản phẩm tinh hoa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Ở ngành công nghệ sinh học có những chương trình sau:
- Chương trình Đại trà
- Chương trình Chất lượng cao
- Chương trình liên kết ngành SH-CNSH
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ:227 Nguyễn Văn Cừ,P4,Q5,TP HCM
- Email: [email protected]
- Điện thoại: 0286 2884 499 | 0287 3089 899
Đọc thêm: C Suit là gì? Nhân sự cấp C có vai trò quan trọng như thế nào?
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG HN
Tại đây, trang bị cho sinh viên những kiến thức đại cương về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, những kiến thức cơ bản về các nguyên lý và quá trình sinh học, phân tích các số liệu, các phương pháp thu thập mẫu, về sinh học thực nghiệm.
Ngành sinh học bao gồm:
- Công nghệ sinh học (CTDT Chuẩn)
- Công nghệ sinh học CLC
- Sinh học
Thông tin liên hệ:
Đại học Bách Khoa ĐHQG TP.HCM
Đây là ngành học dành cho các sinh viên yêu thích khoa học sự sống cũng như quan tâm đến việc ứng dụng cũng như cải tạo các quy luật sinh học trong tự nhiên để tạo ra những sản phẩm có ích trong cuộc sống.
Chương trình bao gồm các môn học cơ bản nhằm cung cấp cho sinh viên những kiến thức về khoa học tự nhiên, những kiến thức cần thiết về chính trị, ngoại ngữ, kinh tế, ngoại ngữ, văn hóa, xã hội cũng như các môn học cơ sở ngành và chuyên ngành.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ:268 Lý Thường Kiệt, P14, Q10, TP HCM
- Điện thoại: (028) 38 651 670 | (028) 38 647 256
Đại học Quốc tế – ĐHQG TP.HCM
Đây là đơn vị có tiềm lực mạnh về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Chất lượng đào tạo của Khoa CNSH đã được công nhận bởi ASEAN Universities Network.
Các định hướng chuyên ngành, Sinh viên có thể lựa chọn 1 trong 5 hướng:
- Công Nghệ Sinh Học Y sinh
- Công Nghệ Sinh Học Dược
- Công Nghệ Sinh Học thực vật
- Công Nghệ Sinh Học thực phẩm
- Công Nghệ Sinh Học Biển và môi trường
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Khu phố 6, P.Linh Trung ,Q.Thủ Đức ,TP HCM
- Điện thoại: (028) 37244270
- Fax: (028) 37244271
- Email: [email protected]
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một trong những trường đại học đào tạo ngành công nghệ sinh học hàng đầu Việt Nam. Trải qua 60 năm hình thành và phát triển, trường cố gắng trở thành trường trở thành trung tâm đào tạo cũng như nghiên cứu về nhiều lĩnh vực liên quan.
Những ngành mà Học viện Nông nghiệp Việt Nam đào tạo là:
- Kỹ thuật viên, cán bộ nghiên cứu tại các cơ quan quản lý có liên quan đến sinh học
- Chuyên viên phân tích mẫu bệnh phẩm
- Chuyên gia cho các công ty chế biến nông sản, thực phẩm, thủy sản
- Vận hành các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ sinh học
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: Trâu Quỳ, Gia Lâm, HN
- Hotline: 024 6261 7578 | 024 6261 7520 | 0961 926 639
Đại Học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh
Tại Trường đại học Nông Lâm đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học và sau đại học trong các lĩnh vực: Cơ khí, Kinh tế, Nông lâm ngư nghiệp, Quản lý, Sư phạm, Ngoại ngữ, Sinh học, Môi trường, Công nghệ thông tin, Hoá học.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ:Khu phố 6,P. Linh Trung, Q,Thủ Đức, TP HCM
- Điện thoại: 028-3724.5163 hoặc 028-3724.5164
- Email: [email protected]
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Chương trình công nghệ sinh học nhằm đào tạo cử nhân có tư duy sáng tạo, năng lực chuyên môn, để giải quyết các vấn đề thực tiễn của ngành học từ đó có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên học ngành Công nghệ sinh học đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh:
- Làm việc ở các cơ quan quản lý có liên quan đến sinh học và công nghệ sinh học của các Bộ, Ngành hoặc các địa phương.
- Tham gia giảng dạy sinh học
- Tư vấn, tiếp thị tại các đơn vị thương mại, dịch vụ trong lĩnh vực Nông, Lâm, Y – Dược…
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ:97 Võ Văn Tần, P6, Q3, TP HCM
- Điện thoại: 028-38364748
- Fax: 028-39207639 hoặc 028-39207640
- E-mail: [email protected]
Đọc thêm: TOP công ty Headhunter uy tín tại Hà Nội. Headhunter là gì?
Đại học Bách khoa Đà Nẵng
Hiện tại bộ môn công nghệ sinh học có khoảng 11 cán bộ công chức viên chức trong đó có 9 cán bộ giảng dạy gồm 3 NCS đang du học tại Úc, Cộng hòa Séc và Nhật Bản, 3 TS được đào tạo tại Pháp, Mỹ và CHLB Nga, 3 thạc sĩ đã được đào tạo tại Đài Loan, Nhật Bản, 2 kĩ sư – là cán bộ phục vụ giảng dạy đang theo học chương trình thạc sĩ tại Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng.
Thông tin liên hệ:
- Địa chỉ: 54 Nguyễn Lương Bằng, Q Liên Chiểu, TP Đà Nẵng
- Điện thoại:(+84.0236) 3842308
- Email: [email protected]
5. Cơ hội việc làm
Một số hướng đi phổ biến của sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học bạn có thể tham khảo như sau:
Giáo viên, giảng viên
Nếu bạn thích làm việc trong môi trường học đường thì có thể cân nhắc trở thành giáo sư hoặc giảng viên đại học. Yêu cầu cho các công việc này sẽ có khác biệt tùy thuộc vào từng nơi nhưng hầu hết sẽ đòi hỏi bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ với kinh nghiệm chinh chiến trong công việc thực tế. Với công việc này, bạn sẽ chịu trách nhiệm triển khai các dự án nghiên cứu trong khoa, trực tiếp đứng lớp giảng dạy và kèm cặp sinh viên.
Kỹ sư y sinh
Công việc của Kỹ sư y sinh là thiết kế và chế tạo các dụng cụ, thiết bị, hệ thống và phần mềm phục vụ cho lĩnh vực y khoa. Một số sản phẩm quen thuộc của công việc này ắt hẳn bạn đã biết là máy chụp X-quang, máy đo điện tâm đồ hay máy siêu âm. Nhìn chung thì tất cả những thiết bị công nghệ bạn thấy trong bệnh viện đều là công sức của các kỹ sư y sinh.
Kỹ sư môi trường
Nhiệm vụ của kỹ sư môi trường là bảo vệ môi trường sống và sức khỏe con người. Nhiệm vụ của vị trí này có thể bao gồm dọn dẹp vùng bị ô nhiễm, thúc đẩy quá trình ban hành luật về môi trường hoặc làm việc với các doanh nghiệp để giảm thiểu chất thải.
Đọc thêm: Kỹ sư M&E là gì? Mức lương kỹ sư M&E
Kỹ sư nông nghiệp
Nhiệm vụ chính của vị trí này là tìm cách cải thiện quá trình sản xuất và tối ưu hóa chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp. Kỹ sư nông nghiệp có thể còn sáng tạo nên các loại thực phẩm mới cung cấp cho thị trường.
Kỹ sư hóa học
Công việc này sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm hóa học trong đời sống hàng ngày như xăng dầu, mỹ phẩm, thuốc thang.
Ngày nay việc ứng dụng công nghệ sinh học được chú trọng nhằm nâng cao sức khỏe, chẩn đoán, phát hiện và điều trị chính xác bệnh cho con người, tạo ra vaccine, dược phẩm. Trong bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm hi vọng rằng qua bài viết này các bạn hiểu được tầm quan trọng của ngành Công nghệ sinh học