Ngành điện tử viễn thông là gì? Cơ hội việc làm, mức lương trung bình ngành điện tử viễn thông

Công nghệ điện tử viễn thông (ECE) là một thuật ngữ tương đối rộng. Đây là ngành sử dụng công nghệ và quy trình tiên tiến để sản xuất vệ tinh, dây cáp và nhiều loại thiết bị điện tử. 1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết Ngành điện tử viễn thông giúp bạn nắm vững kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích trong công việc.

1. Tổng quan ngành Điện tử viễn thông

Công nghệ điện tử viễn thông là gì?

Công nghệ điện tử viễn thông (ECE) là một thuật ngữ tương đối rộng. Đây là ngành sử dụng công nghệ và quy trình tiên tiến để sản xuất vệ tinh, dây cáp và nhiều loại thiết bị điện tử. Một số cực kỳ quen thuộc với chúng ta như máy quay, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng,… Mục đích xây dựng hệ thống liên lạc và trao đổi thông tin giữa con người với nhau diễn ra thuận lợi. Bất kể trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau.

Người làm việc trong ngành điện tử viễn thông là người sáng chế ra các thiết bị, hệ thống điện tử viễn thông hiện đại. Ngoài ra, bạn có thể làm các việc quản lý, quản trị,… với đối tượng chính là các hệ thống và thiết bị điện tử, mạng,…

Tiềm năng của ngành

Ngành điện tử viễn thông là một trong những ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng và có tiềm năng lớn trong thế kỷ 21. Dưới đây là một số điểm nổi bật về tiềm năng của ngành này:

  • Công nghệ 5G và Tiếp theo: 5G đã mở ra cánh cửa cho việc truyền thông siêu tốc và độ trễ thấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ứng dụng mới như tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI), và thực tế ảo (VR/AR). Các công nghệ tiếp theo như 6G cũng đang được nghiên cứu và phát triển.
  • Internet of Things (IoT): Sự kết nối của các thiết bị thông minh và cảm biến đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành điện tử viễn thông. IoT đang được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y tế, nông nghiệp, và nhà thông minh.
  • Thị trường Di động: Sự phổ biến của các thiết bị di động như điện thoại thông minh và máy tính bảng tiếp tục tăng, tạo ra nhu cầu lớn cho các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến viễn thông.
  • Thị trường Điện tử Tiêu dùng: Sự tiến bộ trong công nghệ đã giúp giảm giá thành sản xuất, tăng cường tính năng và độ bền của các sản phẩm điện tử tiêu dùng như TV thông minh, thiết bị âm thanh, và thiết bị gia dụng kết nối Internet.
  • Bảo mật và An ninh Mạng: Với sự phát triển của các mối đe dọa mạng, nhu cầu về bảo mật và an ninh mạng cũng đang tăng cao. Điều này mở ra cơ hội cho các công ty cung cấp giải pháp bảo mật và an ninh mạng.
  • Trí tuệ Nhân tạo (AI) và Học máy: AI và học máy đang được tích hợp vào các sản phẩm và dịch vụ viễn thông để cải thiện hiệu suất, tối ưu hóa mạng lưới, và cung cấp các trải nghiệm cá nhân hóa cho người dùng.

2. Mức lương trung bình ngành điện tử truyền thông

Trong thập kỷ tới, toàn ngành có mức tăng trưởng dự báo khoảng 7% và được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao. Nhu cầu tuyển dụng cao khiến thị trường việc làm điện tử viễn thông sẽ cạnh tranh hơn. Các công ty, doanh nghiệp cũng sẽ tìm cách thu hút nhân tài với mức đãi ngộ hấp dẫn.

Một kỹ sư điện tử viễn thông chưa có nhiều kinh nghiệm, mức lương khởi điểm giao động từ 7 – 8 triệu/tháng. Đối với những người có kinh nghiệm mức lương sẽ cao hơn có sự chênh lệch rõ rệt. Khoảng lương sẽ từ 12-15 triệu/tháng. Thậm chí mức lương thu nhập khủng lên tới 2000 USD tương đương khoảng 45-46 triệu/tháng.

Tuy nhiên mức lương của bất cứ ngành nghề nào không riêng gì ngành điện tử viễn thông cũng sẽ thay đổi. Sự thay đổi này phụ thuộc vào trình độ, năng lực, tính chất công việc hoặc quy mô của tổ chức… Dù vậy ngành vẫn được đánh giá là có mức lương khủng, khả năng thăng tiến cao.

3. Cơ hội việc làm ngành điện tử viễn thông

Điện tử viễn thông đang không ngừng phát triển và được ứng dụng trong mọi mặt của đời sống. Xã hội tri thức phát triển kéo theo nhu cầu trao đổi thông tin trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Vì vậy, nhu cầu tuyển dụng nhân lực của ngành là rất cao. Điện tử viễn thông cũng có nhiều yếu tố hấp dẫn khác thu hút các bạn trẻ đam mê công nghệ, muốn chinh phục sức mạnh số.

Tài liệu VietJack

Với cơ hội việc làm ngành điện tử viễn thông rộng mở, tân cử nhân và bất kì ai đam mê kỹ thuật đều có thể thoải mái lựa chọn việc làm. Một số vị trí trong ngành điện tử viễn thông bạn có thể tham khảo như sau.

Chuyên viên quản trị hệ thống (System Administrator)

Chuyên viên quản trị hệ thống là người chịu trách nhiệm việc thiết lập và bảo trì mạng hệ thống máy chủ. Dựa trên yêu cầu của tổ chức và cơ sở hạ tầng liên quan đến công nghệ thông tin khác, quản trị viên hệ thống sẽ cung cấp môi trường làm việc đáng tin cậy, đặc biệt là trong trường hợp máy tính của các nhân viên trong công ty. Đây là công việc có nhu cầu tuyển dụng khá lớn bởi các công ty hiện nay đều vận hành mà không thể thiếu hệ thống mạng và máy tính.

Mức lương của chuyên viên quản trị hệ thống: Tại Việt Nam, Chuyên viên quản trị hệ thống ở Việt Nam có mức lương khởi điểm thường dao động từ 10 triệu đến 20 triệu VND mỗi tháng. Với kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn tốt, mức lương có thể tăng lên từ 20 triệu đến 40 triệu VND hoặc hơn mỗi tháng.

Kỹ sư bảo trì (Maintenance Engineers)

Kỹ sư bảo trì hay kỹ thuật viên bảo trì là người bảo đảm cho máy móc và thiết bị được hoạt động liên tục và thông suốt. Họ sử dụng hệ thống máy tính để giám sát, bảo dưỡng định kỳ và lên kế hoạch sửa chữa. Nghề này đôi khi cũng tham gia vào hoạt động kiểm soát và giám sát thiết bị.

Kỹ sư bảo trì cũng cần phối hợp với các chuyên gia khác nhằm cải thiện cơ sở sản xuất. Từ đó phát triển các chiến lược để cải thiện độ tin cậy và an toàn của doanh nghiệp sản xuất và các quy trình sản xuất tổng thể.

Mức lương của Kỹ sư bảo trì: Kỹ sư bảo trì ở Việt Nam có mức lương khởi điểm thường dao động từ 10 triệu đến 20 triệu VND mỗi tháng. Với kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn tốt, mức lương có thể tăng lên từ 20 triệu đến 40 triệu VND hoặc hơn mỗi tháng.

Kỹ sư mạng (Network Engineer)

Kỹ sư mạng là các chuyên gia kỹ thuật có kỹ năng duy trì kết nối dữ liệu, ghi âm, cuộc gọi, video và dịch vụ mạng (bao gồm cả mạng không dây). Công việc của một kỹ sư mạng bao gồm trách nhiệm xây dựng, triển khai và thực hiện toàn bộ hệ thống mạng máy tính trong tổ chức, doanh nghiệp. Mục tiêu chính của một kỹ sư mạng là cung cấp cơ sở hạ tầng, bảo mật và hiệu suất tối đa. Kỹ sư mạng có rất nhiều các vị trí khác nhau như Network Specialist, Network Technician, Network Analyst…

Ngoài ra bạn cũng có thể đảm nhận vai trò của Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực. Nếu không có thể lựa chọn trở thành cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng và Viện nghiên cứu.

Mức lương của Kỹ sư mạng: Kỹ sư mạng ở Việt Nam có mức lương khởi điểm thường dao động từ 12 triệu đến 25 triệu VND mỗi tháng. Với kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn tốt, mức lương có thể tăng lên từ 25 triệu đến 50 triệu VND hoặc hơn mỗi tháng.

> > Tìm hiểu thêm về việc làm ngành điện tử viễn thông:

Việc làm Kỹ sư điện tử Viễn thông đang tuyển dụng 

Việc làm Nhân viên kỹ thuật điện tử 

4. Học ngành điện tử viễn thông ở đâu?

Có nhiều trường đại học, cao đẳng cũng như trung cấp nghề đào tạo ngành điện tử viễn thông ở Việt Nam. Bạn có thể tham khảo một số trường sau đây.

Tài liệu VietJack

Ngành Điện tử viễn thông học trường nào ở khu vực miền Bắc

  • Đại học Bách khoa Hà Nội.
  • Học viện Kỹ thuật mật mã.
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Bắc).
  • Đại học Giao thông Vận tải (Cơ sở phía Bắc).
  • Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Đại học Công nghiệp Hà Nội.
  • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp.
  • Đại học Mở Hà Nội.
  • Đại học Điện lực.
  • Đại học Hàng hải.
  • Đại học Sao Đỏ.
  • Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên.
  • Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải.

Ngành Điện tử viễn thông học trường nào ở khu vực miền Trung

  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Vinh
  • Đại học Khoa học – Đại học Huế

Ngành Điện tử viễn thông học trường nào ở khu vực miền Nam

  • Đại học Tôn Đức Thắng.
  • Đại học Cần Thơ.
  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM.
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM.
  • Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH.
  • Học viện Công nghệ Bưu Chính Viễn thông (phía Nam).
  • Đại học Sài Gòn.
  • Đại học Giao thông Vận tải ( Cơ sở Phía Nam).
  • Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
  • Đại học Công nghệ Sài Gòn.
  • Học viện Hàng không Việt Nam.
  • Đại học Văn Hiến.

Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Ngành điện tử viễn thông. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Ngành điện tử viễn thông cũng như cơ hội việc làm, mức lương trung bình ngành điện tử viễn thông.

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!