1. Bartender là gì?
Bartender là nhân viên pha chế rượu, hay còn có tên gọi khác như nhân viên phục vụ quán bar, chuyên gia pha chế, đầu bếp quán bar,...Về cơ bản, bartender là người chuẩn bị hoặc phục vụ đồ uống có cồn (và một số đồ uống không cồn) từ phía sau quầy bar.
Bartender làm việc ở đâu?
Nơi làm việc của nhân viên pha chế rượu có thể là các nhà hàng, quán bar, khách sạn, quán rượu hay các cơ sở dịch vụ ăn uống khác. Ngoài Việt Nam thì nghề nghiệp này trên thế giới cũng vô cùng phổ biến.
2. Công việc của Bartender là gì?
Các công việc của bartender phải làm:
- Chào hỏi khách hàng, thông báo cho họ về các món đặc biệt hàng ngày và đưa thực đơn cho họ.
- Kiểm tra giấy tờ tùy thân của khách hàng để đảm bảo họ đủ tuổi uống rượu.
- Nhận order đồ uống.
- Đổ rượu và phục vụ bia tươi hoặc bia chai và các đồ uống có cồn hoặc không cồn khác.
- Pha đồ uống theo công thức.
- Quầy bar, bàn và khu vực làm việc phải sạch sẽ.
- Sử dụng máy tính tiền, thu tiền từ khách hàng.
- Quản lý hoạt động của quán bar và đặt hàng, duy trì nguồn cung cấp rượu.
Một số cơ sở, đặc biệt là những cơ sở đông đúc với nhiều khách hàng có sử dụng thiết bị tự động rót và pha đồ uống. Những Bartender tại đây cần biết sử dụng thiết bị, dụng cụ và làm việc nhanh chóng để xử lý lượng đơn đồ uống nhanh chóng cũng như nắm rõ nguyên liệu cho các yêu cầu đồ uống đặc biệt.
Để tìm được công việc ưng ý, nhân viên pha chế rượu thường học qua trường lớp, trung tâm dạy và phải trả một khoản phí không nhỏ. Với kiến thức học tập và thực hành, các bạn có thể tìm kiếm các công việc bằng cách xem các trang tuyển dụng, hoặc các doanh nghiệp liên kết với trường học. Ở một số cơ sở, họ cũng có thể sử dụng máy pha chế đồ uống có ga, máy lắc cocktail hoặc máy phun sương hoặc máy bào đá. Ngoài việc pha chế và phục vụ đồ uống, nhân viên pha chế cũng có thể thực hiện nhiệm vụ trang trí cho đồ uống. Một số nơi bartender cũng có thể thực hiện công việc như rửa đồ thủy tinh, phục vụ đồ ăn,....
Nói chung, một ngày của nhân viên pha chế có thể thay đổi tùy vào cơ sở làm việc. Nhiều nơi có thể tuyển nhiều nhân viên để thực hiện các công đoạn chuyên biệt. Kết thúc ngày làm việc đồng nghĩa với việc dọn dẹp quầy bar và kiểm kê.
Tuy nhiên, người theo đuổi công việc Bartender cần lưu ý về thời gian làm việc đặc thù của ngành trước khi lựa chọn. Vì tính chất công việc liên quan sâu sắc đến các cơ sở giải trí, Bartender thường được yêu cầu làm việc vào buổi tối, buổi đêm, đặc biệt là các bartender tại quán bar, lounge, vũ trường, v.v,...
Tìm hiểu thêm về các công việc:
Việc làm nhân viên pha chế mới nhất 2024
Việc làm Minibar đang tuyển dụng
Việc làm Nhân viên phục vụ lương cao
3. Bartender có mức lương bao nhiêu?
Nghề nghiệp nhân viên pha chế ngày càng phổ biến vì nhu cầu xã hội cũng ngày càng tăng. Và công việc này có thể đem về thu nhập “khủng” với từng vị trí:
- Lương ở vị trí part-time: 3.000.000 - 10.500.000 đồng.
- Lương ở vị trí pha chế cơ bản, chính: từ 7.000.000 - 9.000.000 đồng.
- Lương ở vị trí bar trưởng, quản lý đồ uống, quản lý nhà hàng, giám sát quầy: từ 14.000.000 - 22.000.000 đồng.
Công việc của nhân viên pha chế rượu có thể thực hiện ở nhiều các mô hình khác nhau. Thậm chí, họ có thể được mời đến pha chế tại các sự kiện yêu cầu pha chế riêng. Nói chung, mức lương của Bartender không quá thấp và sẽ phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của bạn. Vậy thì làm thế nào để bạn có thể ứng tuyển với công việc này.
4. Phẩm chất của bartender cần có
Sự sáng tạo
Sự cứng nhắc, rập khuôn khi pha chế sẽ làm cho thức uống trở nên nhàm chán, vô vị. Một người pha chế rượu chuyên nghiệp không chỉ phụ thuộc vào các công thức sẵn có mà phải có khả năng sáng tạo, biến tấu thành nhiều loại thức uống độc đáo mà vẫn đảm bảo sự kết hợp hài hòa về màu sắc, mùi vị.
Linh hoạt và khéo léo
Ngoài kỹ năng pha chế đồ uống, Bartender cũng phải thường xuyên rèn luyện thêm các “ngón nghề” để tạo “thương hiệu cá nhân”. Đó là những màn biểu diễn đầy mê hoặc với những động tác điêu luyện. Bởi vậy, sự linh hoạt và khéo léo sẽ giúp bạn nhanh chóng thích nghi và làm chủ cơ thể khi biểu diễn; bao gồm đôi tay tung hứng chính xác, đôi mắt quan sát nhạy bén, linh hoạt, sự cân bằng cơ thể trong từng động tác và đặc biệt là khả năng lắng nghe tiết tấu khi biểu diễn cùng âm nhạc. Độ khó của động tác ngày càng cao đòi hỏi người làm phải mất nhiều thời gian để luyện tập.
Kỹ năng đa nhiệm, chú ý đến chi tiết
Trong những giờ cao điểm khi khách đông, Bartender cần thể hiện khả năng đa nhiệm của mình qua việc quản lý tốt các yêu cầu và đơn hàng. Đôi khi các đơn hàng sẽ được thực hiện cùng một lúc để kịp phục vụ khách hàng trong khi vẫn tiếp nhận các đơn hàng mới, do đó người pha chế cần kiểm soát tốt những thứ đang diễn ra trong khu vực làm việc của mình, đồng thời giữ nơi phục vụ (quầy bar) sạch sẽ nhất để không ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng.
Khả năng giao tiếp tốt
Giao tiếp lịch thiệp và trau dồi khả năng ngoại ngữ là một bí quyết vàng để chinh phục khách hàng. Nói chuyện lưu loát, nắm bắt tâm lý người đối diện có thể là tố chất nhưng nếu không được rèn luyện, trau chuốt mỗi ngày thì rất khó để bạn ứng dụng vào công việc. Một Bartender tiềm năng cần hội tụ đầy đủ các điều kiện tốt nhất. Tuy nhiên nếu không sẵn có những tố chất này, bạn vẫn có thể thành công dựa vào sự quyết tâm và niềm đam mê “cháy bỏng” với nghề.
Ngoài ra, khi làm việc trong môi trường “mở” như quầy bar, bạn sẽ gặp đủ mọi đối tượng xã hội, tiếp xúc với nhiều cám dỗ và hứng chịu định kiến từ người xung quanh. Vì vậy, nếu muốn theo đuổi nghề này, bạn cần phải có bản lĩnh mạnh mẽ để tự tin đứng vững trước mọi cám dỗ. Hơn thế nữa, bạn cần có sự kiên định, có trách nhiệm với đam mê và sự lựa chọn của bản thân.
Như vậy, 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Nghề Bartender. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Nghề Bartender là gì? Mức lương và kỹ năng chuyên nghiệp cho Bartender và thực hành hiệu quả.
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn:
Review các công ty hàng đầu
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất
Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến
Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực