Nghề Life coach là gì? Kỹ năng cần có của một Life coach

Khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng đi lên, con người ta cần nhiều hơn những lời khuyên, sự hỗ trợ và cố vấn từ những chuyên gia. Đây chính là lý do nghề Life coach ra đời. Vậy đã bao giờ, bạn tự đặt ra câu hỏi nghề coach là gì? Vai trò của coaching đối với chúng ra là gì hay chưa? Để hiểu rõ hơn về nghề nghiệp thú bị này, hãy cùng ‘Tin tức việc làm’ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây bạn nhé! 1900 - tin tức việc làm tổng hợp bài viết Nghề Life coach là gì? Kỹ năng cần có của một Life coach giúp bạn nắm vững kiến thức và cung cấp thông tin hữu ích trong công việc

1. Life coach là gì?

Nghề coaching thực chất một hình thức huấn luyện. Trong đó, huấn luyện viên sẽ giúp đỡ người được huấn luyện tiến bộ và có được cuộc sống viên mãn hơn. Vai trò của life coach là hỗ trợ học viên tham gia cải thiện các mối quan hệ, sự nghiệp cũng như cuộc sống hàng ngày.

Không chỉ vậy, mục đích của life coaching còn là giúp coachee xác định rõ mục tiêu cá nhân, những trở ngại đang kìm hãm bản thân. Đồng thời đưa ra những chiến lược phù hợp để họ vượt qua từng trở ngại đó. 

Các chiến lược này sẽ được huấn luyện viên hỗ trợ xác định dựa trên những kiến thức và kỹ năng riêng biệt của coachee. Bằng cách giúp coachee tham gia tận dụng tối đa thế mạnh của mình, các Coach sẽ hỗ trợ họ thay đổi bản thân và cuộc sống một cách tích cực nhất.

Huấn luyện cuộc sống – life coaching được biết đến từ năm 1980 và trở nên phổ biến trong thập niên 90 và 2000. Ban đầu, life coach tập trung vào việc lập kế hoạch cho cuộc sống của con người. Cho đến sau này, hoạt động này được phát triển ra nhiều lĩnh vực khác nhau.

Life coaching bao gồm nhiều hình thức khác nhau bao gồm: 

- Huấn luyện kinh doanh – business coaching, lãnh đạo và điều hành – executive coaching

- Huấn luyện xây dựng mối quan hệ

- Huấn luyện sức khỏe

- Huấn luyện nghề nghiệp

- Huấn luyện tài chính

- Huấn luyện sức khỏe tinh thần

- Huấn luyện tâm linh

- Huấn luyện kỹ năng sống

2. Vai trò của Life coach

Lợi ích của life coaching cũng như coaching nói chung là giúp bạn hình thành cái nhìn mới mẻ, toàn diện hơn về các vấn đề mà bản thân đang gặp phải, đang đối mặt trong cuộc sống. 

Bên cạnh đó, life coaching cũng đóng vai trò quan trọng trong việc khắc phục những suy nghĩ, tư duy tiêu cực đang cản trở thành công của bạn. 

- Cân bằng được công việc và cuộc sống tốt hơn. 

- Loại bỏ những nỗi sợ hãi và lo lắng vô hình. 

- Nâng cao khả năng tư duy, sáng tạo.

- Quản lý tài chính hiệu quả hơn. 

- Cải thiện kỹ năng giao tiếp, làm việc trước đám đông. 

- Thỏa mãn hơn trong công việc và cuộc sống hàng ngày. 

- Nuôi dưỡng mối quan hệ bền chặt hơn với gia đình, người thân và bạn bè.

- Tìm kiếm, xây dựng mối quan hệ với bạn đời. 

- Xác định đam mê, con đường sự nghiệp phù hợp cho bản thân

Cùng với việc cung cấp sự hỗ trợ và động lực cần thiết, life coach còn có thể quan sát, giúp đỡ học viên khi họ gặp khó khăn hoặc cần thay đổi mục tiêu. Kết quả là, học viên tham gia thường đạt được những mục tiêu đó nhanh chóng và hiệu quả hơn so với khi họ tự hành động mà không có sự trợ giúp.

Đọc thêm: Thay đổi bản thân là gì? Các phương pháp rèn luyện kỷ luật hiệu quả

7 giá trị cốt lõi khi xây dựng giá trị bản thân

3. Chi tiết công việc Life coach

Life coach trước hết sẽ phân tích tình hình của bạn về những thách thức mà bạn có thể phải đối mặt, qua đó đưa ra một kế hoạch hành động phù hợp nhằm giúp bạn đạt được mục tiêu trong cuộc sống.

Để trở thành một huấn luyện viên cuộc sống – life coach, bạn cần có một chiến lược và nguồn lực giao tiếp tới tất cả khách hàng. Life coach sẽ không phán xét và đồng cảm với khách hàng trong quá trình tư vấn.

Một huấn luyện viên cuộc sống sẽ thực hiện các công việc cụ thể sau đây:

- Đánh giá yêu cầu của khách hàng và làm thế nào để đáp ứng tốt nhất các yêu cầu này

- Xác định mục tiêu của khách hàng thông qua các buổi trò chuyện về mục tiêu này

- Phát hiện các trở ngại, rào cản nhằm đưa ra kế hoạch vượt qua các vấn đề đó

- Cùng khách hàng phát triển kế hoạch hành động, tập trung vào việc thực hiện những mục tiêu đã đề ra

- Thực hiện đo lường và đánh giá sự tiến bộ của khách hàng trong việc thực hiện mục tiêu

- Khuyến khích phát triển tiếp tục và bền vững

4. Kỹ năng cần có của một Life coach

Kiến thức chuyên môn

Yêu cầu đầu tiên để trở thành một life coach là bạn cần có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này. Life coach vốn là nghề nghiệp bắt nguồn từ nước ngoài, do cậy bạn cần tham gia các khóa đào tạo quốc tế. 

Cũng từ đây, các bạn sẽ từng bước vượt qua chính khả năng của bản thân, không ngừng rèn luyện và học hỏi mỗi ngày để nâng cao chuyên môn của mình.

Về kỹ năng

Để trở thành một life coach chuyên nghiệp, các bạn cũng cần trang bị cho mình một số những kỹ năng cơ bản dưới đây:

- Duy trì một thái độ tích cực và luôn luôn truyền cảm hứng cho học viên tham gia, đặt niềm tin vào học viên.

- Đam mê: Bạn cần một sự đam mê, đồng cảm và khao khát giúp đỡ, hỗ trợ người khác. Điều này sẽ giúp bạn thấu hiểu được cảm xúc của học viên và những trở ngại dẫn đến thành công của họ.

- Kỹ năng lắng nghe: Bạn cần lắng nghe một cách cẩn thận, chi tiết mọi khía cạnh để nhận ra vấn đề, trở ngại học viên đang gặp phải.

- Không phán xét: Có thể trong quá trình huấn luyện, bạn sẽ được nghe nhiều quan điểm khác nhau mà bạn không đồng ý. Nhưng đối với họ quan điểm đó có thể là chính xác, phù hợp. Hãy nhớ rằng công việc của bạn không phải là việc đưa cho học viên lời khuyên mà là tạo điều kiện để họ tìm ra giải pháp cho những trở ngại dẫn đến thành công trong sự nghiệp cũng như cuộc sống.

- Sự tò mò: Điều này, khuyến khích bạn đặt ra nhiều câu hỏi cho học viên. Qua đó giúp họ nhận ra cảm xúc của mình và xem nó ảnh hưởng như thế nào đến sự thành công của họ.

- Đương đầu với thử thách: Một huấn luyện viên xuất sắc cần đưa ra nhiều thử thách để học viên của mình hiểu rõ hơn về các vấn đề của họ. Đồng thời, giúp học viên đối mặt với thực tế cuộc sống một cách chân thực và rõ nét.

- Kỹ năng quan sát: Bằng việc quan sát tỉ mỉ, bạn sẽ phát hiện những vấn đề nhỏ nhất của học viên.

- Giao tiếp tốt: Bạn cần phải có khả năng giao tiếp bằng lời nói, ngôn ngữ cơ thể,.. tốt nếu như muốn trở thành một life coach thực thụ.

- Trung thực, bởi mối quan hệ của bạn với học viên sẽ phụ thuộc vào sự tin tưởng.

Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Life coach. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Life coach và thực hành hiệu quả.

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!