Công việc của Kỹ Sư Triển Khai Mạng là gì?

Kỹ sư triển khai mạng là chuyên gia công nghệ có kỹ năng duy trì kết nối dữ liệu, thu âm, các dịch vụ mạng bao gồm mạng không dây. Công việc của kỹ sư triển khai mạng bao gồm việc chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai thực hiện toàn bộ máy tính trong các tổ chức và doanh nghiệp. Mục tiêu cơ bản của một kỹ sư hệ mạng chính là cung cấp cơ sở hạ tầng, đảm bảo hiệu suất tối đa cho người dùng. 

Mô tả công việc của Kỹ sư triển khai mạng 

Công nghệ luôn phát triển và không ngừng thay đổi đe dọa đến những người quản lý thông tin, nguy cơ gặp sự cố là rất cao. Do đó, những người làm công việc kỹ sư cần phải chuẩn bị tâm thế để đối phó với sự cố bất ngờ cũng như tìm được cách giải quyết để bảo vệ hệ thống mạng được an toàn trước các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Cụ thể, công việc của một kỹ sư triển khai mạng tại các doanh nghiệp gồm:

Thiết kế và triển khai hệ thống mạng: Network Engineer có nhiệm vụ lên kế hoạch và thiết kế hệ thống mạng để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh của khách hàng hoặc tổ chức. Công việc này bao gồm chọn lựa các thiết bị mạng phù hợp, cấu hình hệ thống mạng, và triển khai các giải pháp mạng để đáp ứng các yêu cầu sử dụng của khách hàng.

Cấu hình và bảo trì hệ thống mạng: Sau khi hoàn thiện hạ tầng phần cứng, kỹ sư mạng cần cấu hình kỹ thuật các thiết bị mạng như router, switch, firewall và thiết lập các dịch vụ mạng như DNS, DHCP, VPN. Công việc này cũng bao gồm việc cập nhật thường xuyên các phiên bản firmware mới nhất cho các thiết bị mạng, giám sát hiệu suất và xử lý các sự cố liên quan đến mạng.

Tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật: Tư vấn và hỗ trợ khách hàng về các giải pháp mạng phù hợp dựa trên các tiêu chí về nhu cầu, điều kiện hạ tầng, chi phí triển khai. Cung cấp hướng dẫn sử dụng và giải đáp các câu hỏi kỹ thuật liên quan đến hệ thống mạng.

Nâng cấp hệ thống mạng: Bạn sẽ phải đưa ra các giải pháp để nâng cấp hệ thống mạng và đảm bảo tính tương thích giữa các thiết bị mạng và các ứng dụng kinh doanh.

Bảo mật mạng: Đảm bảo an toàn cho hệ thống mạng của khách hàng doanh nghiệp và tổ chức. Cấu hình các thiết bị mạng để chống lại các mối đe dọa từ bên ngoài và bên trong, giám sát các sự kiện liên quan đến bảo mật mạng và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời khi xảy ra các cuộc tấn công hoặc xâm nhập hệ thống.

Bằng cấp Kỹ sư
Công việc/Cuộc sống
3.8 ★
Khoảng lương năm 84,5 - 260 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.7 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Kỹ Sư Triển Khai Mạng có mức lương bao nhiêu?

84.5 - 260 triệu /năm
Tổng lương
78 - 240 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
6,5 - 20 triệu
/năm

Lương bổ sung

84.5 - 260 triệu

/năm
84.5 M
260 M
60 M 260 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Kỹ Sư Triển Khai Mạng

Tìm hiểu cách trở thành Kỹ Sư Triển Khai Mạng, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Kỹ Sư Triển Khai Mạng
84.5 - 260 triệu/năm
Kỹ Sư Triển Khai Mạng

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
30%
2 - 4
35%
5 - 7
20%
8+
15%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Kỹ Sư Triển Khai Mạng?

Yêu cầu về trình độ

Đây là công việc đòi hỏi ở một Kỹ sư triển khai mạng cần phải có bằng cử nhân về khoa học máy tính, hệ thống thông tin hoặc các bằng kỹ thuật tương đương. Với một số công ty lớn có thể yêu cầu cả bằng master về khoa học máy tính. Ngoài ra, các chứng chỉ bằng cấp được cung cấp bởi Cisco, Microsoft,...cũng thường xuyên được yêu cầu phải có đối với một kỹ sư mạng. tích lũy những kiến thức về không gian mạng bao gồm: Mạng LAN /WAN; các dòng thiết bị phần cứng mạng (Bộ định tuyến, thiết bị chuyển mạch, bộ cân bằng tải…); các mô hình mạng và cách thức triển khai; chuẩn kết nối mạng không dây - có dây; tường lửa; giao thức mạng, các dạng tấn công ( DOS, DDOS, Malware..)... Có xuất thân và được đào tạo bài bản tại các trường đại học có ngành hay chuyên ngành về Khoa học máy tính hay các ngành về Công nghệ thông tin sẽ được đánh giá cao và ưu tiên hơn

Yêu cầu về kỹ năng

Làm việc đa nhiệm: Một kỹ sư mạng sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề và đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong quá trình làm việc. Do đó, kỹ năng làm việc đa nhiệm rất cần thiết khi bạn muốn gắn bó lâu dài với công việc này.

Sự trung thực: Là sự chính trực, thẳng thắn và không nói dối. Người trung thực là một người luôn tôn trọng sự thật, nói đúng sự thật và dũng cảm nhận lỗi. Trung thực là một khía cạnh của đạo đức con người được hiểu là sự thật thà, chân thành, luôn nói đúng sự thật. Trung thực tôn trọng pháp luật và không gian dối trong lời nói hay hành động. Hãy trung thực, trung thực, không nói dối, không gian lận, không làm bất cứ điều gì không đúng sự thật

Kỹ năng giải quyết vấn đề: Như đã mô tả về công việc của Kỹ sư triển khai mạng, vị trí này đảm nhiệm rất nhiều công việc. Việc hệ thống mạng gặp sự cố, ngừng hoạt động là điều khó tránh khỏi. Lúc này đội ngũ kỹ sư mạng cần đưa ra phương án khắc phục nhanh nhất để tránh ảnh hưởng tới tiến độ hoạt động của doanh nghiệp.Chính vì thế, đôi khi sẽ gặp phải các vấn đề xảy ra ngoài ý muốn. Do đó, trong vai trò là Kỹ sư triển khai mạng, bạn cần phải có kỹ năng linh hoạt và tư duy nhạy bén để có thể đảm bảo các hoạt động không bị ảnh hưởng. 

Khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những ai mong muốn làm việc ở vị trí Kỹ sư triển khai mạng, càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy... Vì thế, để làm được điều này, Kỹ sư triển khai mạng phải biết cách truyền đạt một cách dễ hiểu, hải có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình để trình bày rõ ràng mọi thứ, ghi điểm trong mắt khách hàng. 

Khả năng ngoại ngữ:  Thành thạo ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật,... sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và làm việc với đối tác. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến cách chăm sóc các khách hàng là người nước ngoài,...

Đam mê: Để theo đuổi việc làm ngành Công nghệ thông tin  lâu dài thì bạn cần phải có đam mê và sự kiên định bởi công việc này không hề dễ dàng mà đòi hỏi nhiều kỹ năng tổng hợp.

Tinh thần ham học hỏi: Khoa học công nghệ có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì Kỹ sư triển khai mạng sẽ không thể giỏi được. Để nâng cao chất lượng chuyên môn thì Kỹ sư triển khai mạng luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!

Lộ trình thăng tiến của Kỹ sư triển khai mạng  

Từ 0 - 1 năm: Thực tập sinh triển khai mạng

Đây là bước đệm quan trọng để sinh viên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ làm việc trước khi chính thức hành nghề. Trong thời gian thực tập tại các công ty, tổ chức,… các bạn sẽ có cơ hội cọ sát và có cái nhìn chân thực nhất về công việc tương lai của mình. 

Từ 2 - 5 năm trở đi: Kỹ sư triển khai mạng

Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 0 - 1 năm, bạn có thể lên vị trí Kỹ sư triển khai mạng. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.

Từ 5 - 10 năm trở đi: Chuyên viên triển khai mạng

Sau khoảng 4 - 5 năm làm Kỹ sư triển khai mạng, bạn có thể được cân nhắc lên vị trí chuyên viên. Không phải dựa trên thâm niên mà phải dựa vào thành tích mới biết bạn có khả năng được đề bạt làm chuyên viên hay không. Trong lộ trình thăng tiến, cấp bậc này còn khắc nghiệt và gian nan hơn. Để nhanh chóng đạt được vị trí này, bạn cần phải mang đến những con số ấn tượng. Nói chung là bạn cần dẫn đầu nhóm nhân viên triển khai mạng, làm việc có chiến lược và có kế hoạch rõ ràng.

Đánh giá, chia sẻ về Kỹ Sư Triển Khai Mạng

Các Kỹ Sư Triển Khai Mạng chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Đang cập nhật...

Phỏng vấn Kỹ Sư Triển Khai Mạng

Vì sao bạn muốn trở thành Kỹ sư triển khai mạng?
1900.com.vn
Kỹ Sư Triển Khai Mạng
Q: Vì sao bạn muốn trở thành Kỹ sư triển khai mạng?
22/04/2024
1 câu trả lời

Nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu về sở thích, năng lực cá nhân của bạn. Qua đó, họ có thể thấy bạn thực sự đam mê công việc này hay không. Bởi vì nếu bạn có tố chất phù hợp với nghề thì công việc sẽ thuận lợi hơn và gắn bó với công ty lâu hơn. 

Sự đam mê của bạn về công việc ứng tuyển sẽ được thể hiện thông qua đây

Tham khảo cách trả lời dành cho bạn: “Mục tiêu của tôi là phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Tôi đã nhận thấy rằng vị trí Kỹ sư triển khai mạng  là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi và phát triển kỹ năng của mình. Tôi tin rằng tại vị trí này, tôi sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều điều mới nâng cao giá trị bản thân và cộng đồng. Tôi đam mê và muốn thử thách bản thân trong môi trường phát triển năng động như vậy, và tôi tin rằng trung tâm của bạn sẽ là nơi thúc đẩy sự phát triển và thành công cá nhân của tôi.”

Các loại nền tảng cấu trúc mạng phổ biến đó là gì?
1900.com.vn
Kỹ Sư Triển Khai Mạng
Q: Các loại nền tảng cấu trúc mạng phổ biến đó là gì?
22/04/2024
1 câu trả lời

Network fundamental

Đối với một Network Engineer, bạn cần nắm được những kiến thức căn bản nhất của lĩnh vực Networking. Bạn sẽ không thể tận dụng và khai thác những kiến thức mà bạn không hiểu vào trong công việc. Vì vậy hãy nằm lòng toàn bộ nội dung cơ bản như định tuyến, chuyển mạch, TCP/IP, ARP, DHCP, DNS, IPSec, DMVPN… Những kiến thức cơ bản trên sẽ hỗ trợ bạn tốt hơn khi triển khai và tiếp cận các công nghệ mạng tiên tiến ngày nay bởi gốc rễ để phát triển các công nghệ mới đều dựa trên những kiến thức cơ bản nhất.

Nền tảng SDN

SDN là một nền tảng kiến trúc mạng mới, viết tắt của Software-Defined Networking. Trong mô hình mạng SDN, các hoạt động đều được điều khiển bởi phần mềm thay vì các thiết bị mạng truyền thống. Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp trên toàn cầu đều triển khai mô hình SDN bởi khả năng quản lý và cấu hình mạng dễ dàng hơn, tối ưu hóa hoạt động mạng và giảm chi phí vận hành mạng.

Public Cloud Networking

Bên cạnh SDN, thì nền tảng Cloud đã và đang được nhiều doanh nghiệp và tổ chức lựa chọn để triển khai hạ tầng. Nắm bắt được các kiến thức về Cloud Networking bao gồm Amazon Web Services (AWS), Microsoft Azure, và Google Cloud sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong vai trò Network Engineer.

Hệ điều hành Linux

Hiện nay hệ điều hành Linux có mặt trên mọi thiết bị, đặc biệt là các thiết bị phần cứng mạng như router, modem hay switch đều sử dụng Linux Kernel trong trình điều khiển. Nắm rõ hệ điều hành Linux sẽ hỗ trợ cho kỹ sư mạng dễ dàng tiếp cận các công nghệ tự động hóa.

GIT

GIT là một hệ thống quản lý phiên bản phân tán (Distributed Version Control System - DVCS) được phát triển bởi Linus Torvalds vào năm 2005. GIT được sử dụng tương đối rộng rãi trong lĩnh vực phát triển phần mềm quản lý mã nguồn.

Với hệ thống quản lý GIT, các lập trình viên hay kỹ sư mạng có thể lưu trữ và quản lý các phiên bản khác nhau của một dự án phần mềm, theo dõi sự thay đổi của mã nguồn, thực hiện chỉnh sửa các phiên bản và tích hợp các thay đổi của nhiều lập trình viên cùng lúc. GIT hỗ trợ quá trình quản lý mã nguồn trở nên dễ dàng hơn.

GIT còn được tích hợp với các nền tảng lưu trữ mã nguồn như GitHub, Bitbucket, GitLab; được sử dụng rộng rãi trong các dự án phát triển phần mềm mã nguồn mở và dự án của doanh nghiệp.

Ngôn ngữ YAML

YAML (viết tắt của "YAML Ain't Markup Language") là một ngôn ngữ đánh dấu văn bản đơn giản, dùng để lưu trữ và truyền tải dữ liệu. YAML được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng web và các công cụ phát triển phần mềm, bao gồm các công cụ như Ansible, Docker Compose, và Kubernetes. Nó cũng được sử dụng trong các tệp cấu hình cho các ứng dụng phổ biến như Jekyll, Ruby on Rails và Next.js.

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, YAML được sử dụng để thể hiện network topology, hỗ trợ network engineer có thể tạo nên các sơ đồ mạng (network diagram) để tiện cho việc quản lý và theo dõi các thiết bị trong mạng.

Ngôn ngữ lập trình Python

Python là một ngôn ngữ lập trình có cú pháp đơn giản, dễ đọc và dễ viết, và hỗ trợ nhiều kiểu dữ liệu và thư viện phong phú. Việc sử dụng Python sẽ cho phép bạn tạo các automation script để tự động hóa các tác vụ và hành động quản trị hệ thống mạng của bạn. Python là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất trên thế giới hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm: cơ sở dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, phát triển web, và nhiều ứng dụng khác.

Quy trình triển khai mạng cần những bước nào?
1900.com.vn
Kỹ Sư Triển Khai Mạng
Q: Quy trình triển khai mạng cần những bước nào?
22/04/2024
1 câu trả lời

Bước 1: Khảo sát, tư vấn và lên ý tưởng

Sau khi nhận được yêu cầu từ phía khách hàng, cử đội ngũ đến khảo sát địa điểm cần lắp đặt, trao đổi cụ thể với khách hàng về yêu cầu, mục đích cũng như các điều kiện liên quan khác. Sau đó, đội ngũ sẽ đưa ra một số phương án phù hợp để doanh nghiệp lựa chọn và lên kế hoạch, ý tưởng cũng như dự kiến thời gian hoàn thành.

Bước 2: Triển khai quy trình thiết kế hệ thống mạng cho doanh nghiệp

Ở khâu triển khai, đội ngũ của VTech sẽ thực hiện các thao tác nghiệp vụ, cài đặt các chức năng liên quan như: hệ điều hành Server, Domain Controller,…để đảm bảo toàn bộ hệ thống hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả, đảm bảo an toàn và bảo mật an ninh.

Trong quá trình thiết lập, nếu bạn có thắc mắc hay cần bổ sung điều gì có thể trao đổi trực tiếp để đội ngũ kỹ sư giải thích cụ thể hoặc có những thay đổi phù hợp.

Bước 3: Hoàn thành dự án, chạy thử và bàn giao lại cho doanh nghiệp

Sau khi hoàn thành, sẽ tiến hành test thử, kiểm tra khả năng hoạt động, tính ổn định của hệ thống mạng đã thiết lập. Phía doanh nghiệp sẽ nghiệm thu thành quả, nếu không phát sinh lỗi hay vấn đề gì thì VTech sẽ bàn giao lại hệ thống cho doanh nghiệp cùng các chính sách bảo hành, bảo trì liên quan. Đồng thời cũng sẽ đảm nhận nhiệm vụ hướng dẫn, đào tạo nhân sự của doanh nghiệp cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất.

Câu hỏi thường gặp về Kỹ Sư Triển Khai Mạng

Kỹ sư triển khai mạng là chuyên gia công nghệ có kỹ năng duy trì kết nối dữ liệu, thu âm, các dịch vụ mạng bao gồm mạng không dây. Công việc của kỹ sư triển khai mạng bao gồm việc chịu trách nhiệm xây dựng, triển khai thực hiện toàn bộ máy tính trong các tổ chức và doanh nghiệp. Mục tiêu cơ bản của một kỹ sư hệ mạng chính là cung cấp cơ sở hạ tầng, đảm bảo hiệu suất tối đa cho người dùng. 

Dựa trên bản mô tả công việc cụ thể ở phần trên, bạn có thể thấy rằng công việc ở vị trí này rất phức tạp. Vì thế, mức thu nhập của Kỹ sư triển khai mạng cũng khá cao so với mặt bằng chung trên thị trường. Trung bình, mức lương cho vị trí này khoảng từ 5 - 20M đồng/tháng. Đây là mức lương cứng mà các công ty, doanh nghiệp chi trả cho vị trí Kỹ sư triển khai mạng. Bên cạnh mức lương cứng còn có thể nhận được nhiều những chế độ đãi ngộ khác như thưởng theo doanh số, thưởng khi hoàn thành tốt công việc, thưởng chuyên cần. Đặc biệt, với những chuyên viên có tay nghề tốt, năng lực cao, có thâm niên, các công ty sẵn sàng tăng lương và thêm các khoản thưởng xứng đáng. Nhiều công ty, doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ nhân viên rất tốt như hỗ trợ nhà ở, hỗ trợ phương tiện hay hỗ trợ cơm trưa. Ngoài ra, có không ít các cơ sở tạo điều kiện cho kỹ sư cơ hội học hỏi, cọ xát, hướng dẫn trực tiếp bởi các chuyên gia, phúc lợi, lộ trình thăng tiến rõ ràng, tổ chức teambuilding, du lịch hàng năm. Bên cạnh mức lương hấp dẫn,Kỹ sư triển khai mạng  còn được hưởng những chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp như: chế độ bảo hiểm, thưởng, khám sức khỏe tổng quát hàng năm,... Đặc biệt sẽ được làm việc trong môi trường năng động để phát huy thế mạnh bản thân, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ và mở rộng quan hệ với khách hàng và đối tác.

Lưu ý rằng đây chỉ là ước lượng và mức lương thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Mức lương cũng có thể được điều chỉnh dựa trên các yếu tố như khu vực địa lý, quy mô công ty, và tình hình kinh tế chung. 

Một số câu hỏi phỏng vấn công việc Kỹ sư triển khai mạng  phổ biến:

- Giới thiệu sơ lược về bản thân bạn? 

- Bạn đã tìm hiểu gì về công việc, vị trí mà bạn đang ứng tuyển?

- Bạn có thể mô tả sơ lược về những công việc bạn đã làm? Nhiệm vụ chính ở công việc gần đây nhất của bạn là gì?

- Những thành tựu nào đã đạt được trong công việc khiến bạn tự hào nhất?

- Tình huống khó khăn nhất trong công việc bạn từng gặp là gì? Cách bạn giải quyết vấn đề khó khăn đó như thế nào?

- Hãy kể về một trường hợp mà bạn cảm thấy hối tiếc trong cuộc sống/công - việc. Vì sao bạn cảm thấy hối tiếc về điều đó? Nếu có thể làm lại, bạn nghĩ mình sẽ làm điều gì để có kết quả tốt hơn?

- Bạn nghĩ mình có những tố chất/ kỹ năng nào phù hợp với công việc này?

- Nếu người quản lý của bạn yêu cầu bạn làm điều gì đó mà bạn không đồng ý, bạn sẽ làm gì?

- Điểm bạn cần cải thiện trong thời điểm này là gì? Bạn có kế hoạch để cải thiện những điểm này chưa?

- Điều gì ở đồng nghiệp cũ/ người quản lý cũ làm bạn khó chịu?

- Bạn nghĩ mình là người có khả năng làm việc độc lập tốt hay làm việc nhóm tốt? Bạn có thể chia sẻ một trường hợp cụ thể không?

Để có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, bên cạnh những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn thì cũng đòi hỏi một Kỹ sư triển khai mạng có những những kỹ năng quan trọng như:

- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một yếu tố cần thiết trong việc xây dựng lòng tin và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Khi đã tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu của họ, bạn sẽ đưa ra giải pháp phù hợp và khiến khách hàng hài lòng.

- Kỹ năng lắng nghe: Kỹ năng lắng nghe chính là sợi dây liên kết giữa các Kỹ sư triển khai mạng và khách hàng. Khi bạn lắng nghe những gì khách hàng nói, bạn sẽ nắm bắt được nhu cầu, tâm lý và mong muốn của họ để đáp ứng nó kịp thời.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong bất kỳ công việc nào, khi làm việc với khách hàng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề lớn, nhỏ. Những lúc này đòi hỏi bạn phải hết sức bình tĩnh và đưa ra những giải pháp khéo léo để giải quyết vấn đề, tránh gây mất thiện cảm và khó chịu ở khách hàng.

Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng Kỹ sư triển khai mạng các ứng viên phải trải qua một quá trình đào tạo bài bản.

Để trở thành Kỹ sư triển khai mạng , bạn cần những điều sau:

- Có kinh nghiệm thực hiện triển khai mạng trong và ngoài nước trên 01 năm

- Có chứng chỉ Cisco Certifications

- Chủ động, kiên trì, hoàn thành công việc đúng thời hạn

- Làm việc cẩn trọng, nhiệt tình, trung thực

- Khả năng ngoại ngữ bắt buộc: Tiếng Anh nói, viết lưu loát

- Giao tiếp tốt, chịu được áp lực cao và có trách nhiệm trong công việc

- Năng động, sáng tạo, ham học hỏi

- Có tinh thần trách nhiệm trong công việc

Bài viết xem nhiều