Nguyên nhân xung đột trong doanh nghiệp? 3 cách giải quyết xung đột thường gặp

Xung đột là một trong những hiện tượng tâm lý xã hội thường xuyên có mặt trong đời sống tập thể. Nếu xung đột được giải quyết một cách khoa học, khách quan và công bằng thì nó sẽ trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển tập thể sản xuất kinh doanh.

1. Xung đột trong doanh nghiệp là gì?

Xung đột là một trong những hiện tượng tâm lý xã hội thường xuyên có mặt trong đời sống tập thể. Nếu xung đột được giải quyết một cách khoa học, khách quan và công bằng thì nó sẽ trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển tập thể sản xuất kinh doanh.

Cách giải quyết xung đột trong công việc | CareerBuilder.vn

Các nghiên cứu cho thấy, trạng thái ổn định chỉ mang tính nhất thời còn trạng thái thay đổi, biến động luôn xảy ra. Trạng thái ổn định của tập thể như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào tính chất, quy mô, và cách thức giải quyết xung đột của nhà quản lý.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Nguyên nhân xung đột trong doanh nghiệp

Có rất nhiều nguyên nhân nhưng có 3 nhóm nguyên nhân được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận là: nguyên nhân giao tiếp, nguyên nhân tổ chức và nguyên nhân khác biệt quan điểm cá nhân.

  • Nguyên nhân giao tiếp là khi không có sự thấu hiểu thông điệp của nhau, tiếng ồn trong kênh giao tiếp, thiếu thông tin, bất đồng quan điểm, mục đích, hệ giá trị.
  • Nguyên nhân tổ chức là khi phân công nhiệm vụ, chức năng không phù hợp, các cơ chế quy định không được chuẩn hóa, chồng chéo, đánh giá người lao động không khách quan, trung thực, phong cách lãnh đạo không phù hợp.
  • Nguyên nhân khác biệt quan điểm khi mỗi người có một đặc điểm khác nhau về lứa tuổi, giới tính, trình độ, không phù hợp tâm lý về đạo đức, lối sống, khác nhau về tâm tư, tình cảm, động cơ, hệ giá trị.

3. Ba cách giải quyết xung đột trong doanh nghiệp

5 phương pháp giải quyết xung đột – VĂN PHÒNG ẢO

Đọc thêm: Xung đột là gì? 5 Kỹ năng giải quyết xung đột hiệu quả trong doanh nghiệp

Khi giải quyết xung đột, cách tốt nhất với một nhà quản lý là cần phải xem xét thái độ của mình. Cần phải giữ thái độ tích cực, nhận ra những cuộc xung đột có lợi cho doanh nghiệp. Cần phải kiềm chế cảm xúc khi kiểm tra. Không nên để cho cảm xúc dẫn dắt tiến trình. Nhà quản lý cần quyết đoán để có thể giải quyết xung đột thành công. Có thể đại diện cho chính bạn và quyền lợi của mình nhưng ở cùng một thời điểm mà không vi phạm đến các quyền lợi của người khác. Những người không quyết đoán lại để cho quyền lợi của người khác là quan trọng hơn quyền lợi của chính họ. Cá nhân này thông thường rất ít tự trọng và không thể giải quyết xung đột một cách hiệu quả. Trong khi những cá nhân hung hăng thường vi phạm quyền lợi của người khác. Họ có xu hướng nghĩ rằng quyền lợi của họ ưu tiên hơn của người khác và họ tập trung kiểm soát điều ấy bằng mọi giá.

Là một nhà quản lý, bạn cần có trách nhiệm giúp giải quyết xung đột. Bạn có thể điều hành môi trường mà thiết lập giai đoạn xung đột và làm giảm tối đa khả năng xung đột mà phải được giải quyết lại. Ðiều này đòi hỏi việc điều chỉnh của tổ chức và quan sát các tình huống chín muồi sắp nổ ra xung đột bất lợi.

Theo các chuyên gia về quản trị doanh nghiệp, có ba chiến lược phổ biến nhất trong giải quyết mâu thuẫn và xung đột xảy ra trong doanh nghiệp. Một là thắng – thua. Hai là thua – thua và ba là thắng – thắng.

Chiến lược thắng -thua

Chiến lược thắng – thua là chiến lược tạo cho người nào đó chịu thua. Chiến lược này thường được dùng khi có một cuộc xung đột xảy ra, khi các bên không tự giải quyết được xung đột và gây rắc rối cho doanh nghiệp.

Chiến lược thua -thua

Chiến lược thua – thua được tìm thấy trong khi xung đột xảy ra và có thỏa hiệp thực hiện do những người liên quan đến trong xung đột, mỗi bên phải đầu hàng cái mà họ muốn. Các bên liên quan sử dụng một trọng tài. Trọng tài thường đề nghị một giải pháp không làm cho bên nào hạnh phúc 100%. Các bên liên quan bị bắt buộc sử dụng luật mà không có bên nào linh động. Cả hai bên đều mất mát khi đã sử dụng các quy tắc nào đó.

Chiến lược thua – thua được sử dụng khi cần một giải pháp nhanh. Trong trường hợp này thường là nhà quản lý phải thấy rằng không còn thời gian để chờ đợi. Ðây là một biện pháp ngắn hạn bởi việc cần thiết là tập trung hàn gắn nhanh chóng các mối quan hệ chứ không phải là tìm nguyên nhân.

Đọc thêm: Core Values là gì? 4 bước tạo giá trị cốt lõi doanh nghiệp

Chiến lược thắng -thắng

Cần đấu tranh cho giải pháp thắng – thắng. Nó mất nhiều năng lượng và các ý nghĩ sáng tạo hơn của doanh nghiệp bạn nhưng nó chỉ ra gốc rễ của vấn đề.

Chiến lược thắng – thắng chỉ ra vấn đề gốc rễ tạo ra xung đột. Việc thực thi chiến lược này đòi hỏi phải kiên nhẫn và linh động của người trung gian. Bí quyết chính là tập trung xác định vấn đề mà mọi người có thể chấp nhận. Việc tìm ra giải pháp thắng – thắng đòi hỏi lòng tin và khả năng lắng nghe. Các bên không thể tranh đua và tập trung vào việc thắng.

Cả hai bên thắng – thua và thua – thua tạo cho các bên liên quan một mối quan hệ không tốt đẹp lắm. Những người có liên quan có xu hướng nghĩ đến khía cạnh thắng và họ bị thua, mất mát bao nhiêu. Chính vấn đề trở nên gần như là thứ yếu. Ít có sự quan tâm nào lên nguyên nhân thực sự của vấn đề. Còn chiến lược thắng – thắng thường được trình bày theo khía cạnh làm cho chiếc bánh lớn hơn và sau đó, lát bánh cho mỗi người sẽ lớn hơn.

Đọc thêm: Xung đột tại nơi làm việc là gì? 4 bước giải quyết xung đột tại nơi làm việc

Khi xung đột xảy ra, nhà quản lý cần tôn trọng những bên liên quan, nên để cho nhân cách của họ tác động lên mình và đối xử với tất cả một cách công bằng. Hãy thực hành sự kiên nhẫn. Cần đấu tranh cho giải pháp thắng – thắng. Nó mất nhiều năng lượng và các ý nghĩ sáng tạo hơn của doanh nghiệp bạn nhưng nó chỉ ra gốc rễ của vấn đề.

Trên đây 1900 - tin tức việc làm đã tổng hợp những kiến thức cần biết về Xung đột trong doanh nghiệp. Hi vọng với những kiến thức hữu ích trên sẽ giúp các bạn trẻ có những định hướng nghề nghiệp phù hợp. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi và đừng quên cập nhập các thông tin về nghề nghiệp khác trên 1900 nhé!

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!