Xung đột là gì? 5 Kỹ năng giải quyết xung đột hiệu quả trong doanh nghiệp

Trong bất kỳ một doanh nghiệp hay tổ chức nào đều tồn tại những mâu thuẫn – xung đột.  Những con người khác nhau với những mục đích và lợi ích khác nhau có thể dẫn đến xung đột. Khi xung đột không được giải quyết hay giải quyết không thỏa đáng sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình trạng hỗn loạn, kém hiệu quả. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những thông tin về kỹ năng giải quyết xung đột hiệu quả nhé!

1. Xung đột là gì ?

Xung đột là một cuộc đấu tranh và xung đột về lợi ích, quan điểm, hoặc thậm chí là các nguyên tắc. Xung đột sẽ luôn được tìm thấy trong xã hội; vì cơ sở của xung đột có thể thay đổi theo cá nhân, chủng tộc, giai cấp, đẳng cấp, chính trị và quốc tế. Xung đột cũng có thể là cảm xúc, trí tuệ và lý thuyết, trong trường hợp đó, sự thừa nhận về mặt học thuật có thể là động cơ quan trọng hoặc có thể không. Xung đột trí tuệ là một phân lớp của xung đột văn hóa, có xu hướng phát triển theo thời gian do các giá trị văn hóa và niềm tin khác nhau.

Xung đột là một dạng hành vi cạnh tranh giữa người hoặc nhóm. Nó xảy ra khi hai hoặc nhiều người cạnh tranh nhau về các mục tiêu được nhận thức hoặc thực tế không tương thích hoặc nguồn lực hạn chế.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. 5 kỹ năng giải quyết xung đột hiệu quả trong doanh nghiệp

Kỹ năng tìm ra nguồn gốc của sự xung đột

Để tìm ra giải pháp giải quyết tranh chấp phù hợp, điều đầu tiên bạn cần làm là xác định rõ nguyên nhân. Bởi vì, bạn chỉ có thể giải quyết tốt vấn đề khi hiểu rõ bản chất. Điều này rất cần thiết, ngược lại, bạn sẽ không biết giải quyết từ đâu và như thế nào.

Nguyên nhân có thể là sự bất đồng ý kiến trong các cuộc họp hoặc quyền lợi giữa các bên chưa được xác định rõ. Sau khi biết mấu chốt của mâu thuẫn nằm ở đâu, bạn cần tìm người đã gây ra những xung đột này.

Kỹ năng biết lắng nghe

Nếu bạn là một nhà quản trị, hãy cố gắng lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người trong cuộc để tối ưu giải quyết các vấn đề theo hướng nhân văn và hợp lý.

Trong trường hợp bạn đã tìm được nguyên nhân hay người gây ra cuộc cãi vã trong tập thể thì cũng không nên vội vàng đưa ra kết luận mà hãy lắng nghe ý kiến từ họ. Có thể đằng sau hành động của họ là những lý do bất khả kháng. Bạn chỉ nên bắt đầu tìm cách giải quyết xung đột sau khi đã hiểu mong muốn giữa các bên, từ đó giải tỏa sự hiểu lầm để các thành viên xích lại gần nhau hơn.

Bạn nên nhớ phải duy trì trạng thái trung lập và khách quan nhất để đảm bảo sự công bằng khi giải quyết xung đột. Các bên đều nghĩ mình đúng và mong muốn được người khác ủng hộ. Sự thiên vị sẽ làm bên còn lại nghĩ bạn là người không công bằng và mâu thuẫn vẫn cứ tiếp diễn.

Kỹ năng đưa ra nhiều lựa chọn

Sự xung đột xảy ra khi các bên không đồng nhất quan điểm với nhau. Để giải quyết vấn đề, bạn cần suy nghĩ cẩn thận và đưa ra nhiều lựa chọn. Không nên chỉ đề xuất một giải pháp và buộc các bên làm theo. Thay vào đó, bạn hãy để cho mọi người cùng thảo luận để đưa ra các phương án lựa chọn khác nhau, từ đó, thống nhất cái cuối cùng và có thể mang lại hiệu quả nhất. Việc này giúp bạn không đưa các bên vào thế bị ép buộc, tránh làm cho tình trạng xung đột lên cao.

Kỹ năng gác cái tôi cá nhân sang một bên

Cái tôi cá nhân của những người trong cuộc xung đột là rất lớn và không ai muốn nhường nhịn nhau. Hãy suy nghĩ theo hướng mình vì mọi người để mọi việc có thể kết thúc trong hòa bình.

Kể cả bạn đang phải giải quyết mâu thuẫn của cá nhân với những người khác hay đóng vai trò người phán xử cho một nhóm thì bạn cũng hãy ghi nhớ quy tắc này. Có đôi khi, việc phân định xem ai đúng ai sai không quan trọng bằng giữ hòa khí chung.

Đọc thêm: 10 cách nâng cao kĩ năng mềm cho bản thân hiệu quả

Kỹ năng động viên, gắn kết tập thể

Bạn không thể trông chờ vào việc một tập thể lúc nào cũng có sự gắn kết, đồng lòng với nhau. Những bất đồng là điều không tránh khỏi trong công việc và cuộc sống. Điều quan trọng là sau những xung đột này, bạn cần biết cách vực dậy tinh thần và gắn kết mọi người với nhau. Đừng nên nhắc lại những tranh cãi mà đối phương là người chưa đúng một cách không tinh tế vì như vậy khiến họ cảm thấy có khoảng cách với bạn.

Hãy làm cho mọi người hiểu mặt tốt của xung đột là giúp xây dựng tinh thần tập thể, chỉ ra những điểm còn hạn chế cần khắc phục và thử thách sự thấu hiểu của các cá nhân. Có như vậy thì mọi việc mới được tháo gỡ nhanh chóng.

3. Nguồn gốc của mọi sự xung đột 

Nguyên nhân của xung đột trong tổ chức có thể từ :

  • Sự phụ thuộc lẫn nhau đối với nhiệm vụ: Xảy ra khi 2 hay nhiều nhóm phụ thuộc lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ của họ và có tiềm năng xung đột tăng lên khi mức độ phụ thuộc lẫn nhau tăng lên.
  • Mục tiêu không tương đồng: Giữa các bộ phận khác nhau của tổ chức có thể xảy ra sự không tương đồng về mục tiêu, lợi ích do những mục tiêu cá nhân của họ.
  • Khả năng xung đột sẽ tăng lên trong điều kiện khan hiếm nguồn lực: Khi nguồn lực hạn chế, các nhóm bị đẩy vào cạnh tranh mang tính ăn thua và những cuộc cạnh tranh như vậy thường dẫn tới sự xung đột chính thức.
  • Thái độ thắng - thua: Khi 2 nhóm tương tác trong cuộc cạnh tranh, chúng ta dễ dàng hiểu tại sao xung đột lại nổ ra.
  • Sự gắn bó của nhóm: Khi các nhóm càng trở nên gắn bó, xung đột giữa các nhóm càng tăng. Vì cả 2 nhóm cùng theo đuổi một mục tiêu nhưng chỉ có một nhóm có thể đạt tới. 
  • Mọi mâu thuẫn trong xã hội là mâu thuẫn lợi ích: Chính lợi ích mới là nguồn gốc sâu xa của xung đột. Khi con người có mâu thuẫn lợi ích (có thể là vật chất hoặc tinh thần) thì rất dễ xảy ra xung đột. Mức độ lợi ích của mỗi bên trong mâu thuẫn sẽ chi phối mức độ xung đột. Nếu lợi ích đối kháng nhau thì xung đột sẽ rất mạnh mẽ và có thể loại trừ nhau. Trong xung đột, mọi người nhận diện ra sự khác biệt giữa mình và với người khác. Tùy mức độ mâu thuẫn lợi ích mà họ nhìn người khác như đối thủ hoặc như kẻ thù.

Đọc thêm: 5 quy tắc "vàng" cần nhớ khi xử lý xung đột với đồng nghiệp

4. Vai trò của kỹ năng giải quyết xung đột trong tổ chức

Mâu thuẫn có thể có tác động xấu hoặc tốt tuỳ thuộc vào kỹ năng giải quyết của mỗi người.:

  • Nếu kỹ năng giải quyết xung đột kém sẽ dẫn đến làm giảm hiệu quả teamwork; gây chia rẽ nội bộ sâu sắc hơn. Thậm chí là thù hằn, ghét bỏ nhau dẫn đến các cá nhân rời xa mục tiêu của tổ chức.
  • Nếu khả năng giải quyết xung đột tốt, bạn sẽ được hưởng nhiều lợi ích từ nó như: gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên trong nhóm; cải thiện chất lượng ra quyết định; khuyến khích sáng tạo và đổi mới; thúc đẩy trao đổi thông tin; tạo ra môi trường đánh giá công bằng lành mạnh…
  • Mâu thuẫn, xung đột tích cực có những lợi ích nhất định như tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh để phát triển, tạo động lực giữa các cá nhân hoặc tập thể trong tổ chức phấn đấu đạt mục tiêu. Nhưng ngược lại, mâu thuẫn, xung đột tiêu cực sẽ dẫn đến hậu quả rất nguy hiểm cho tổ chức hoặc cá nhân.

  • Việc quản lý sao cho mức đột mâu thuẫn – xung đột trong doanh nghiệp ở mức tương đối, vừa duy trì môi trường làm việc thân thiện, vừa tạo động lực phát triển bản thân cho mỗi thành viên là một vấn đề được các doanh nghiệp lưu tâm tìm kiếm giải pháp.

  • Vì vậy, kỹ năng giải quyết xung đột trong tổ chức sẽ giúp cho các thành viên từng bước hóa giải những xung đột mang tính đối kháng thành một góc nhìn chung mang lại lợi ích toàn diện cho doanh nghiệp.

3 Cách giải quyết xung đột trong nhóm khéo léo và hiệu quả

5. Các hướng giải quyết xung đột 

Giải quyết theo kiểu thoả hiệp, hoà giải

Hướng giải quyết này áp dụng với các xung đột khá nghiêm trọng, chưa thể giải quyết trong thời gian dài. Thoả hiệp nghĩa là thuyết phục mỗi bên “nhường” một chút để vì mục đích chung của tập thể. Cách giải quyết này nhằm hướng đến đảm bảo lợi ích cho các bên và cả công ty. Ưu tiên hàng đầu là hoà bình và sự tôn trọng lẫn nhau.

Giải quyết theo hướng cạnh tranh

Cách giải quyết kiểu cạnh tranh phụ thuộc vào sự tự tin của cá nhân. Nếu bạn tự tin vào khả năng của mình và chắc chắn đi đến cùng vấn đề, bạn sẽ buộc họ phải theo bạn. Phương pháp phù hợp với người có năng lực thực sự, giúp giải quyết xung đột nhanh chóng, dứt khoát.

Giải quyết theo cách né tránh

Nếu xung đột không quá trầm trọng và nếu tiếp tục thì hậu quả sẽ là nhiều hơn lợi ích. Khi ấy hãy giải quyết theo kiểu né tránh. Nghĩa là bạn sẽ cần ý kiến của một bên thứ ba – yêu cầu là đáng tin cậy, thấu đáo và nhạy bén. Ý kiến của họ sẽ là cách giải quyết khách quan, không bị chi phối bởi các bên liên quan đến xung đột. 

Đọc thêm: Nguyên nhân và 6 cách quản lý, khắc phục vấn đề xung đột tại nơi làm việc

Giải quyết theo hướng hợp tác

Đây là kỹ năng giải quyết xung đột “thiện chí” và khả quan nhất. Việc cởi mở hơn, thẳng thắn thừa nhận khuyết điểm cũng như công nhận điểm mạnh của nhau sẽ giúp mọi người hoàn thiện hơn. Thay vì tiếp tục đấu đá, việc hợp tác chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả công việc tốt hơn rất nhiều. 

Hãy tận dụng xung đột để gắn kết, chứ không phải chia rẽ, mâu thuẫn vừa là cơ hội vừa là thách thắc cho con người ta phát triển. Trong viết trên, 1900 - tin tức việc làm đã chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về cách giải quyết xung đột. Hy vọng bạn hiểu rõ và áp dụng thành công!

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!