Core Values là gì? 4 bước tạo giá trị cốt lõi doanh nghiệp

Giá trị cốt lõi (Core Values) là một yếu tố không thể thiếu trong việc xác định và phát triển một doanh nghiệp bền vững. Hãy cùng 1900 - Tin tức việc làm tìm hiểu về Core Values và 4 bước tạo giá trị cốt lõi doanh nghiệp trong bài viết dưới đây nhé!

1. Giá trị cốt lõi (Core Values) là gì?

Giá trị cốt lõi là tập hợp các đặc điểm, nguyên tắc hướng dẫn và niềm tin, giúp định hướng cho hoạt động các cá thể trong doanh nghiệp cùng hướng đến một mục tiêu cụ thể. Những giá trị này có tầm ảnh hưởng đến mối quan hệ của thương hiệu với khách hàng, sự phát triển của doanh nghiệp và chiến lược thương hiệu.

Giá trị cốt lõi có thể là câu châm ngôn hay một cụm từ, không giới hạn số lượng và không nhất thiết phải hoàn toàn khác so với các thương hiệu khác. Nhưng chúng phải mang đậm bản sắc của thương hiệu, thể hiện được hình ảnh của thương hiệu và có tác động tích cực đến suy nghĩ của khách hàng.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Vai trò của giá trị cốt lõi của doanh nghiệp

Khẳng định tầm nhìn của thương hiệu

Theo chiến lược thương hiệu, tầm nhìn thể hiện sự ảnh hưởng của thương hiệu đến với thị trường. Và những giá trị cốt lõi được viết ra để hỗ trợ cho tầm nhìn này. Thông qua các giá trị cốt lõi, thương hiệu cần xác định được tác động của mình có thể mang đến cho khách hàng. Dựa vào đó, sáng tạo ra một lời khẳng định tổng quát cho bối cảnh và ý tưởng ấy.

Giá trị cốt lõi là công cụ hữu ích để thu hút nhân sự

Ngoài phúc lợi, môi trường, chế độ lương bổng thì các nhân lực cũng chú ý rất nhiều đến hình ảnh của thương hiệu.

Một cách thực tế, chúng ta luôn đặt nhiều sự ưu ái hơn cho doanh nghiệp thể hiện được rõ mong muốn, sứ mệnh, tầm nhìn của mình đến với tất cả mọi người. Một tập thể muốn đạt được hiệu quả tối ưu nhất trong công việc thì cần phải tập hợp được những cá thể xuất sắc về trí tuệ cũng như tính cách. Họ phải đảm bảo được sự phối hợp ăn ý, hiểu được chiến lược thương hiệu, thông điệp thương hiệu muốn truyền thông.

Cho nên, sở hữu hệ thống giá trị cốt lõi rõ ràng giúp các nhân tài định vị chính xác thương hiệu, nắm rõ các giá trị thương hiệu theo đuổi và gia tăng hiệu suất cống hiến cho doanh nghiệp. Các thương hiệu có cùng hệ giá trị, đồng điệu về cảm xúc thì sẽ có được lợi thế lớn hơn trong việc tuyển dụng nhân tài.

Đọc thêm: 9 dấu hiệu của Overthinking là gì?

Giúp khách hàng dễ nhớ và dễ hiểu

Nếu so với câu chuyện thương hiệu có phần dài dòng, khó để ghi nhớ trọn vẹn thì giá trị cốt lõi lại khắc phục được những khuyết điểm này. Ngắn gọn, súc tích, đánh thẳng trọng tâm, đơn giản và thực tế – đó không chỉ là những câu nói chỉ dành cho doanh nghiệp mà nó còn có tác dụng trực tiếp với khách hàng. Giá trị cốt lõi tốt là khi nó trở thành châm ngôn sống cho các đối tượng khách hàng, có tác động tích cực và có khả năng dẫn lối cho các hoạt động trong doanh nghiệp.

Chính vì thế, giá trị cốt lõi thường được gói gọn trong một câu dài tối đa 10 từ, không nên sử dụng quá nhiều từ hàn lâm, gây khó hiểu và khó kết nối với khách hàng.

Giữ vững các hệ giá trị theo thời gian

Trong quá trình phát triển, các thương hiệu dễ rơi vào tình trạng đi sai hướng chiến lược thương hiệu. Từ đó, dẫn đến đánh mất số lượng lớn khách hàng trung thành cùng thương hiệu và đánh mất vị trí của mình trên bản đồ thị trường. Trong trường hợp này, chúng ta lại nhận thấy tầm quan trọng vô cùng lớn của giá trị cốt lõi.

Giá trị cốt lõi tồn tại để nhắc nhở từng cá thể trong doanh nghiệp về bước đầu, về niềm tin cũng như định hướng lâu dài của thương hiệu. Chỉ cần xây dựng một hệ thống giá trị cốt lõi rõ ràng, bạn sẽ không phải lo lắng về tình trạng đi sai hướng nếu có mở rộng thương hiệu trong tương lai.

Từ giá trị cốt lõi, thương hiệu sẽ luôn giữ vững được bản sắc riêng của mình, các hoạt động truyền thông trở nên nhất quán và bộ máy vận hành nội bộ cũng đạt nhiều hiệu suất hơn.

Đọc thêm: Tháp Maslow về nhu cầu của con người là gì?

3. Các bước để tạo nên giá trị cốt lõi hiệu quả

Xác định mục đích cuối cùng cho giá trị cốt lõi

Một thương hiệu có thể sở hữu rất nhiều giá trị cốt lõi. Nhưng nhiệm vụ của bạn không phải là đưa tất cả các giá trị ấy ra ánh sáng, mà là chọn lựa một cách hợp lý các giá trị phục vụ cho chiến lược thương hiệu.

Tham khảo giá trị cốt lõi của các thương hiệu lớn

Trước khi sáng tạo, bạn có thể tham khảo hình mẫu thương hiệu lớn trên thế giới để rút kinh nghiệm cho giá trị cốt lõi của mình. Điểm mạnh hay sự thú vị gì trong các giá trị cốt lõi của họ khiến khách hàng hứng thú? Cách thức trình bày các giá trị cốt lõi của họ như thế nào? Họ sử dụng những tính từ nào? Đối tượng của họ đang là ai?… Hãy đặt những câu hỏi liên kết với thương hiệu của bạn để nắm bắt được cách truyền tải hiệu quả.

Lưu ý rằng, quá trình tham khảo này chỉ dừng lại ở việc học hỏi. Khách hàng sẽ thích thú hơn nếu các giá trị cốt lõi mang đậm bản sắc thương hiệu của bạn, chứ không phải có bóng dáng của một tên tuổi khác.

Tìm kiếm các tính từ phù hợp cho thương hiệu

Sau khi đã hiểu rõ mục đích chiến lược thương hiệu, đây là lúc tìm kiếm và sáng tạo ra câu từ thật hay ho cho các giá trị cốt lõi. Có rất nhiều cách để thể hiện giá trị cốt lõi. Đó có thể là một câu châm ngôn, một câu mang tính chất hành động, một câu biểu ngữ đơn giản…, tuỳ vào nhu cầu mà chúng ta có thể chọn lựa các cấu trúc thích hợp cho giá trị cốt lõi.

Dù ở hình thức thế nào, các giá trị cốt lõi phải rõ ràng, không vòng vo, gây khó khăn cho người đọc. Giá trị cốt lõi sẽ chạm được đến trái tim khách hàng mục tiêu khi thương hiệu thể hiện chúng một cách thật chân thành, tích cực chứ không phải là những câu từ sáo rỗng, nhàm chán.

Đọc thêm: 10 cách nâng cao tinh thần nhân viên lâu năm

Hình tượng hoá các giá trị cốt lõi

Đây là một thủ thuật nhỏ để giúp các giá trị cốt lõi tác động đến nhận thức của khách hàng về lĩnh vực mà thương hiệu đang hoạt động. Ví dụ, nếu bạn đang hoạt động trong ngành bất động sản, hãy lồng ghép các vật dụng khơi gợi liên tưởng như: gỗ, cửa, gạch, sàn nhà… để khách hàng có thể được nhắc nhở liên tục về lĩnh vực của thương hiệu. Nhờ đó, họ sẽ nhanh chóng ghi nhớ được các giá trị cơ bản và khoanh vùng được thương hiệu trong ngành nghề liên quan.

Quá trình tạo nên giá trị cốt lõi cho thương hiệu chưa bao giờ là dễ dàng, vì bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng tham lam, mong muốn nhiều tính từ cho thương hiệu hơn. Nhưng mục đích cuối cùng của giá trị cốt lõi là để khách hàng ghi nhớ nên hãy giới hạn một số lượng cụ thể cho nội bộ, giúp giá trị cốt lõi phát huy tác dụng hiệu quả nhất.

4. Giá trị cốt lõi của một số Doanh nghiệp tại Việt Nam

Giá trị cốt lõi của FPT

Giá trị cốt lõi của FPT gói gọn trong 6 chữ "Tôn đổi đồng – Chí gương sáng".

Tôn đổi đồng có nghĩa là “Tôn trọng cá nhân – Tinh thần đổi mới – Tinh thần đồng đội.”

  • Tôn trọng là tôn trọng cá nhân, bao gồm: Nối thẳng , Lắng nghe và Bao dung
  • Đổi mới là tinh thần đổi mới bao gồm: Học hành, Sáng tạo và STCo ( là sự hài hước, hóm hỉnh đặc trưng của người FPT)
  • Đồng đội là tinh thần đồng đội bao gồm: Đồng tâm, Tập thể và Chân tình.

Chí gương sáng có nghĩa là ” Chí công – Gương mẫu – Sáng suốt”

  • Chí công là nền tảng quan trọng nhất để lãnh đạo xây dựng niềm tin trong nhân viên và để nhân viên làm việc hết mình thay vì xu nịnh lãnh đạo.
  • Gương mẫu là Lãnh đạo phải là người thể hiện rõ nét nhất về Tinh thần FPT, về giá trị của ba chữ ‘Tôn Đổi Đồng’
  • Sáng suốt là tầm nhìn xa và tính quyết đoán.

Đọc thêm: Việc làm tuyển dụng của công ty FPT mới nhất

Giá trị cốt lõi của Vinamilk

Với mục tiêu “Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người “. Dưới đây là danh sách những giá trị cốt lõi của Vinamilk

  • Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.
  • Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng Công ty, Tôn trọng đối tác, Hợp tác trong sự tôn trọng.
  • Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.
  • Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách
    đạo đức.
  • Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty.

Giá trị cốt lõi của Viettel

Một trong những hệ giá trị cốt lõi của doanh nghiệp Việt Nam rất ấn tượng, Viettel với “Truyền thống và cách làm người lính” cũng là niềm tin của ban lãnh đạo Viettel.

  • Lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để kiểm nghiệm chân lý
  • Học tập và trưởng thành qua những thách thức và sai lầm
  • Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh
  • Sáng tạo là sức sống của Viettel
  • Tư duy hệ thống
  • Kết hợp Đông Tây
  • Viettel là ngôi nhà chung
  • Truyền thống và cách làm người lính

Đọc thêm: Ấn tượng ban đầu là gì? Hiểu rõ 9 yếu tố tạo nên ấn tượng ban đầu

Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Giá trị cốt lõi của mỗi doanh nghiệp từ đó có thêm nhiều những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống. 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!